|
ABC Book. Sách
ABC.
Theo Milosz,
dạng văn học này là một thứ đặc sản của Ba Lan. Mỗi đầu
vào như thế là một đoạn ngăn ngắn, xếp theo vần abc, về bất cứ đề tài,
nhân vật... Ăn thua, vẫn là chi tiết, và cái nhìn sắc bén của tác giả,
thí dụ như cuốn ABC của Milosz [Milosz's ABC's]. Sau đây là vài ví dụ.
Tiếng Tây.
Tôi là một
chứng nhân. Cũng cách đây vài chục năm.
Thoạt đầu, số
người thuộc tầng lớp cao trong xã hội có thể nói tiếng
Tây, nhiều ít chi không rõ, nhưng đủ để cho mấy người làm không hiểu
ông chủ bà chủ đang nói gì. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến, học sinh trung
học được chọn, giữa tiếng Pháp và tiếng Đức. Hiển nhiên là họ chọn
tiếng Tây. Về văn học cũng vậy, họ chú trọng vào văn chương Tây, cho dù
sự hiểu biết thứ tiếng này, ở đám trẻ coi bộ đáng ngờ, và việc tiếp cận
sách Tây thì hạn chế. Đế quốc in ấn tiếng Tây, qua những cuốn tiểu
thuyết bìa bọc ngoài mầu vàng, bán dọc sông Volga, Danube, và Vistula -
chấm dứt vào nằm 1914.
Khi bước vào năm đầu
trung học, ở Hà Nội, [lớp Đệ Thất, trường Nguyễn Trãi, niên khóa
1950-51, hình như vậy], Gấu và bạn cùng lớp đa số chọn tiếng Anh, thay
vì tiếng Pháp, làm sinh ngữ thứ nhất. Cuốn sách vỡ lòng, là Anh Văn
Sống Động, bản bìa xanh, không phải loại bìa vàng. Thứ bìa vàng khó hơn.
Chỉ tới khi vô
Nam, khi người Mẽo tới, Gấu mới đổi qua
tiếng Tây.
Vả chăng, đám
bạn bè miền nam của Gấu đa số đều rành rẽ tiếng Tây.
Nhưng tiếng
Tây của Gấu, so với Huỳnh Phan Anh, Dương Văn Ba, thì chắc
chắn không bằng. Mà so với mấy anh học trường Tây, thì lại càng không
bằng. Chính vì vậy, mà khi Gấu 'đua đòi' dịch tiếng Tây, giới thiệu văn
chương hiện sinh sinh này nọ, mấy ông trường Tây chính hiệu này nực
lắm.
Cái chuyện mấy
ông này nực lắm đó, phải mãi sau này, ra tới hải ngoại,
qua một ông chủ một tờ báo mà Gấu có cộng tác, Gấu mới biết. Trước đó,
thì cũng có hơi ngờ ngợ.
|
|