Hỏi
nát lương tâm hề... - Nhật ký thời chiến - Giả và thật
trong văn chương 2 - Khúc kinh cầu cho cuộc chiến Việt Nam
Hỏi
nát lương tâm hề, nhân loại…
Mỗi
lần lịch sử sang trang, nó bỗng tối sầm lại, giống như
cảnh trời đất lúc sắp sửa bắt đầu một ngày. Bởi vậy, nhân loại vẫn muốn
nhìn
ngoái lại những đau thương của một thời, bằng tiếng cười, trước khi
bước vào
thời sắp tới. Khi chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà ở Miền Nam chấm dứt, người
dân Việt
đã từ giã nó, không phải bằng cái chết đau thương của ông Diệm, ông
Nhu, mà
bằng nụ cười "hóm hỉnh" trước cái trò mạt cưa mướt đắng, kẻ cắp bà
già… của hai cú đảo chính Bravo 1, Bravo 2. Và khi Miền Nam
sắp sửa đi đoong, tổng thống Mỹ đang bận chơi golf, ký giả hỏi, phát
ngôn viên
của Người đã tỉnh bơ trả lời: tổng thống không chơi golf thì biết làm
gì… bi
giờ? Mới đây thôi, khi xẩy ra thảm kịch Kursk,
ngài tổng thống Nga đang bận nghỉ xả hơi tại một bải biển (hình như
vậy). Nhưng
cái chết âm thầm của trên trăm thuỷ thủ đoàn đã gây nhức nhối, làm bật
lên
những câu thơ, những bài viết, ở một số nhà thơ, nhà văn… Jennifer xin
ghi lại
ở đây, một bài thơ bằng tiếng Anh, của tác giả Ian Bui, và sau đó, là
hai bài
dịch, một của chính tác giả, và một của bạn của ông, đăng trên tuần báo
VHNT
trên lưới do nhóm Ô Thước chủ trương, và do Phạm Chi Lan chủ biên.
Bài
thơ dịch của chính tác giả đã gây nên một cuộc
"tranh luận nho nhỏ", chung quanh một ý thơ.
Và
sau hết, là trích đoạn bài viết của ký giả Mỹ, David
Remnick, trên tờ The New Yorker, số Sept 11, 2000
Kursk!
From
once a fabled battleground,
your
name now lives in tragic infamy!
One
hundred plus eighteen, drowned
one
hundred metres under the sea.
Their
gasping cries, though never heard,
would
not deny their bravery
in
that enclosed, eutrophic hearse
their
last moments before release.
Let
there be war-if that's man's end,
unfathomed
shall our anguish be
knowing
each one had died in vain,
but
to protect whose secrecies?
We
the living have no answers
to
give (nor lame apologies
for
what was our moral failure
to
rise above old tendencies)
Mothers
and sisters, lovers and wives
their
pain is graver than that sea
which
stole these swift but fated lives
when
its dark crypt had them buried.
Fare
thee well, men and sons of Kursk,
your
battle's donẹ Done are your days.
One
hundred plus eighteen, cursed
one
hundred metres beneath the waves.
Ian
Bui
Kursk!
Chiến
địa lưu danh! Kursk
huyền thoại!
trầm
trong bể nhục kể từ đây:
Một
trăm mười tám người nằm xuống.
Một
trăm thước nước, vực trần ai!
Những
tiếng gào vang trong tuyệt vọng.
Biển
dang tay đón cỗ quan tài
như
chiếc nôi, đưa người cảm tử
lên
đài vĩnh quyết phút xuôi tay.
Thế
chiến sang trang hề, ta đứng
ngậm
ngùi xem thế kỷ đầu thai.
Những
trái tim không người bảo chứng
sống
vì ai? Chết bởi vì ai?
Hãy
hỏi đời sau, và sau nữa,
Hỏi
những hoàng hôn, những sớm mai,
Hỏi
nát lương tâm hề nhân loại
Còn
giá nào hơn để trả đây?
Hỏi
chị, hỏi em vàn yêu dấu,
Hỏi
mẹ già nua, bé thơ ngây
Niềm
đau không đáy trời soi thấu
Là
đêm biển lạnh kẻ vùi thây.
Vĩnh
biệt anh, đàn con của Kursk!
Địa
chiến mang tên. Chứng tích này:
Một
trăm mười tám người thiên cổ.
Một
trăm thước nước, mộ vừa xây
Ian
Bui
(tác
giả dịch sang Việt ngữ)
Kursk!
Huyền
thoại xưa,
bi
kịch bây giờ ...
Một
trăm mười tám người,
đại
dương mênh mông ...
Những
tiếng khóc tắt nghẹn,chẳng tạo nổi âm vang
Nhưng
vinh quang vẫn còn trong chiếc tầu ma đóng kín phút
sau cùng ...
Chiến
tranh ơi ...thà đây là định mệnh !!!
Còn
hơn những khổ đau không đáy của cái chết vô danh
bảo
vệ cho một bí mật nào?
Người
sống không trả lời, không ân hận, cho một đạo đức điêu
tàn ...
Đã
quen cúi đầu theo thói cũ !!!
Hỡi
những người đàn bà tang chế
nỗi
đau có đầy hơn nước biển đã cướp đi mạng người
Trùng
dương tối âm thầm chôn xác ai ...
Vĩnh
biệt thôi, những đứa con của Kursk
chiến
trường xưa đã tàn ...trăm lẻ mười tám người,
một
định mệnh, đại dương mênh mông ...
(Phạm
Thiên Mạc chuyển ngữ)
Thư
thân hữu VHNT: Hỏi nát lương tâm hề nhân loại…
Đã
lâu rồi, trên một số báo VHNT, tôi được đọc một bài thơ.
Cao ngạo, đầy chất nam nhi trượng phu! Nhưng bút hiệu cho thấy, đây là
một nữ
sĩ. Hỏi qua email: how to explain it?
Mấy
bữa sau, đọc một truyện ngắn, của cùng tác giả. Nhân vật
nữ ở trong truyện, khi được chồng hỏi, khi sắp sửa ra phố, tại sao em
không mặc
áo dài? Người vợ đáp (tôi nhớ đại khái): em mặc, nhưng thấy cũng không
làm giảm
được cái dáng vẻ cứng cỏi của em…
Một
cách trả lời thật kín đáo. Thật VHNT!
Mới
đây, đọc bài thơ của Ian Bui, dịch bài Kursk,
trong có đoạn:
Hãy
hỏi đời sau, và sau nữa
Hỏi
những hoàng hôn, những sớm mai
Hỏi
nát lương tâm hề nhân loại
Còn
giá nào hơn để trả đây?
Tôi
mê ba câu đầu quá! Thật cao ngạo ngất trời! Nhưng câu
thứ tư, tôi thấy không chở nổi ba câu trên (giá nào thì cũng thua
thôi!). Cứ
tưởng tượng hỏi tác giả, có thể ông sẽ trả lời: sao, ông chê thơ tôi
hả? Vậy
thử thay bằng một câu khác, coi được không?
Tôi
liều lĩnh thay bằng câu:
Hãy
hỏi đời sau, đời sau nữa
Hỏi
những hoàng hôn, những sớm mai
Hỏi
nát lương tâm hề nhân loại,
Lạnh
lẽo nào hơn huyệt mộ này?
Đinh
Hùng có câu:
Nằm
trong đáy mộ chắc em sầu?
Bài
thơ đề tặng Liêu Trai của Vương Ngư Dương (?) mà Vũ
Hoàng Chương dịch, tôi nhớ mài mại:
Chuyện
đời chán ngấy người lên được,
Nghe
quỉ mồ ma khóc thấy ưa
(nguyên
tác: Ái thính thu phần quỉ xướng thi)
Liệu
có phải Kursk cũng là một "chuyện đời chán ngấy
người lên được"? Biết đâu bài thơ của Ian Bui, là mở đầu cho những dòng
thơ, từ trong mồ… Kursk ngàn đời sau vọng lên?
(Một
thân hữu VHNT)
Chú
thích: Sự thực tôi có hỏi, ông trả lời, thật lịch sự:
"…
thật ra ý tôi trong đoạn đó rất đơn giản…. Cũng có
thể câu đó là điểm yếu trong toàn bài, hơi bấp bênh, không chắc như
những câu
khác. Chỉ sợ nếu sửa câu thơ một tí mà làm sai ý của nguyên bài thì
hỏng. Quả
thực là việc nguy nan…"
Ôi
chao, thật nguy nan, cái việc sửa thơ, và thật vô cùng
nguy nan, cái việc sửa thơ của người khác!
Phong
Hỏa Đài
Đời
xưa, một ông vua (Trụ Vương), vì muốn mua một tiếng cười
của Người Đẹp (Đát Kỷ), đã ra lệnh nổi lửa trên Phong Hoả Đài. Chư hầu
thấy
hiệu lửa cầu cứu, vội vàng kéo quân tới. Nhìn thấy những đoàn quân ùn
ùn tới,
rồi tẽn tò lui, Người Đẹp quả nhiên bật cười.
Không
hiểu ký giả người Mỹ, David Remnick có biết tới nụ
cười La Joconde đã biệt tích theo hạc vàng của Đông Phương hay không,
nhưng
trong bài viết về thảm kịch Kursk, ông đã liên hệ tới ngọn lửa cháy
trên tháp
cao nhất của nước Nga, (và của Âu Châu?). Ông viết: Nước Nga là một xứ
sở lớn
lao của… ẩn dụ (Russia is a great country for metaphor), chính vì vậy
mà tuần
lễ vừa rồi, khi tháp truyền hình Ostankino bốc cháy trên nền trời
Moscow, người
ta cố tìm cho được ý nghĩa của nó. Liệu có thể coi đây là ngọn đuốc
tưởng niệm
những người con của nước Nga, nằm dưới đáy sâu biển cả, trong nấm mồ
lạnh lẽo
là tiềm thủy đỉnh nguyên tử Kursk? Hay đây là ngọn lửa bùng lên vào
phút cuối
cùng, báo trước sự cáo chung của một chế độ? Hay đây là ngọn lửa cho
thấy cơn
giận dữ của chính quyền, trong nỗ lực bóp nghẹt tự do báo chí?
Nhật
Ký Thời Chiến
Khi
nhà văn Ba lan gốc Do thái Mihail Sebastian quyết định
viết nhật ký, vào năm 1935, ông 28 tuổi, và đã nổi tiếng như là một ký
giả,
kịch tác gia, và tiểu thuyết gia. Là một Do thái "hội nhập", ông cảm
thấy quá chán chủ nghĩa bộ lạc, và tỏ ra hoài nghi những khẩu hiệu,
theo kiểu
"yêu nước tức là yêu xã hội chủ nghĩa", hay rõ hơn, "những sự
nghiệp lớn lao mang tính ý thức hệ". "Tôi có niềm tin ở con người cá
nhân (the individual man), nhưng niềm tin ở đây cũng chỉ là một thoả
thuận giữa
hai con người", ông viết vào năm đó (1935). Là một thành viên trong một
nhóm
gồm toàn thứ dữ: Mircea Eliade, Eugène Ionesco, Camil Petrescu, E. M.
Cioran,
nhưng đến khi, nhiều bạn bè của ông ăn phải thuốc lú, cập kè với một
nhóm cực
tả có tên là Vệ Binh Sắt, ông bèn giãn ra. (Eugène Ionesco, "giáo
chủ" trường phái Kịch Phi Lý, là người độc nhất "không thèm chơi với
hủi" (the only one who refused to embrace totalitarianism: người độc
nhất
từ chối ôm ấp chủ nghĩa toàn trị).
Trong
thời kỳ khủng hoảng chính trị-xã hội của thập niên
1930, chủ nghĩa bài Do thái nở rộ, ở đám đông cũng như trong số những
thành
phần được coi là tinh hoa của xã hội. Ngay đầu năm 1938, chính quyền
Octavian
Goga (một nhà thơ có tài), đã ra lệnh thu hồi thẻ công dân của hàng
trăm ngàn
người Do thái. Vào tháng Chín, 1940, nhóm cực tả Vệ Binh Sắt, có khuynh
hướng
phò Nazi, bài Do thái, lên cầm quyền. Tướng Ion Antonescu, một trong
những đồng
minh của nhóm, trở thành nhà "dìu dắt" đất nước. Tuy nhiên, chỉ mấy
tháng sau, ông đập tan cú đảo chánh của Vệ Binh Sắt, và ban hành chế độ
độc tài
riêng của ông ta.
Chiến
thuật bài Do thái của chế độ Antonescu rất "uyển
chuyển": thật cứng rắn trong những năm đầu, thận trọng hơn khi chiến
thắng
của Đức không còn "chắc ăn"; cực kỳ dã man tại những vùng biên giới
phía đông với Bessarabia và Bukovina, nơi người Do thái bị tống xuất
hàng loạt
tới những trại tập trung ở Transnistria, bị Romania chiếm đóng. Phần
đất nước
còn lại, là một chính sách đỡ hiểm độc đi một chút. Tuy nhiên, ngay ở
Bucharest, nơi Sebastian trải qua những năm tháng chiến tranh với bà mẹ
và em
trai, thường xuyên xẩy ra những đợt hung hăng xuống đường bài Do thái,
làm nhục
họ, chơi trò blackmail, và những đợt cưỡng bức lao động.
Nhật
ký của Sebastian cho thấy: đây là một trong những chứng
liệu quan trọng nhất về thảm kịch Do thái trong giai đoạn trên, có thể
so sánh
với "Sống sót tại Auschwitz" của Primo Levi, hay nhật ký của Anne
Frank. Không như Levi và Frank, là những người viết từ bên ngoài Địa
Ngục, miêu
tả cuộc sống ở những trại tập trung hay trong khi ẩn trốn, Sebastian
viết, với
một sự chân thành và một cái nhìn sắc bén, từ lò luyện ngục, là chính
căn phòng
riêng của mình ở Bucharest, nơi ông "sống với nỗi chết không rời",
trong sợ hãi có thể bị gõ cửa mời đi bất cứ lúc nào, tới một nơi là
trại tập
trung, hay tử thần. Trong những lúc tạm cho mình thoải mái, ông tra hỏi
đời mình:
thú nghe nhạc, những cuộc tình, đọc, viết, hay học tiếng Anh.
Khi
ông mất vào năm 1945, môät trong những anh em của ông đã
giấu nhật ký, gồm 9 cuốn sổ tay, sợ chính quyền theo Stalin tịch thu.
Nhật ký
được lén đưa qua Israel, rồi đưa lại cho một người anh/em ông, đã dời
đi Paris
sau thời kỳ trên. Mãi tới năm 1997 gia đình ông mới đồng ý cho xuất bản.
(Sebastian
bị xe tải cán, mất vào ngày 29 tháng Năm, 1945).
Trên
đây là tóm tắt bài giới thiệu nhật ký của Sebastian,
đăng trên tờ The New Yorker (Người Nữu Ước, số Oct 2, 2000). Tác giả
bài giới
giới thiệu là Norman Manea, nhà văn Romania đào thoát qua Tây phương;
Jennifer
tôi đã giới thiệu ông với độc giả Tin Văn, qua bài "Số phận một nhà văn
lưu vong".
Dưới
đây là một vài trích đoạn, từ nhật ký của Sebastian,
dưới nhan đề "Bạn và Phát xít" (Friends and Fascists) trên tờ The New
Yorker số đã dẫn.
1936
Ngày
3 tháng Năm: Đại hội của Hội Nhà Văn. Làm sao họ có thể
tỏ ra trịnh trọng, với những trò hề lố bịch như vậy, nhỉ?…
Tôi
như nhiễm độc văn chương (I am feeling poisoned by
literature). Tại sao mình không làm một nghề bình thường – luật sư,
công chức?
Tại sao không chọn phần số, một con người được sinh ra là để có một căn
nhà của
riêng mình, một đời của riêng mình, một tình yêu của riêng mình – mà
chẳng có
một tí rắc rối nào hết?
Ngày
25 tháng Sáu: Tôi gặp Camil Petrescu sáng nay. Ông lập
lại những gì ông nghĩ, về những vụ tấn công người Do thái mới xẩy ra.
-Thật
đáng tiếc, bạn già ơi. Nhưng tất cả những người Do
thái đều có trách nhiệm về chuyện xẩy ra.
-Thế
là thế nào, Camil?
-Bởi
vì có quá nhiều Do thái.
-Nhưng
cũng có quá nhiều người Hung Gia Lợi vậy?
-Có
thể, nhưng ít ra họ cũng ở cùng một chỗ, một vùng.
Ông
cứ thế tiếp tục, "Bạn thân ơi, những người Do thái
gây ra hết. Không thể tin họ được, đã vậy lại hay xía vô chuyện chẳng
liên quan
tới họ.
Đó
là Camil Petrescu nói. Ông là một trong những bộ óc tuyệt
vời nhất ở Romania. Một trong những con người đa cảm nhất ở Romania.
Ngày
25 tháng Chín. Chiều hôm qua, đang trò chuyện êm ả với
Mircea [Eliade] về chính sách ngoại, ông bất thình lình trở giọng hung
hãn.
-Titulescu?
[Một vị bộ trưởng ngoại giao bài Đức]. Ông ta
đáng bị xử tử. Kéo ông ta ra trước đội hành quyết.
Chẳng
lẽ tôi mất một người bạn chỉ vì những chuyện không đâu
như vậy? Làm sao tôi quên nổi mọi điều tuyệt vời ở ông: ngây thơ, trẻ
con,
thành thật…
Ông
bạn của tôi có thể làm việc thoải mái cho nhật báo bài
Do thái Vremea. Chuyện bình thường, chẳng có chi là ghê gớm.
Dù
sao tôi cũng cố giữ cho được người bạn của mình.
1937
Ngày
8 tháng Giêng. Sinaia. Trong cỡ chừng 4 tiếng đồng hồ,
tôi nặn ra được ba trang, nhưng vẫn còn cả lố phải sửa chữa.
Hôm
qua, trong lúc đi dạo núi, tôi cứ suy nghĩ hoài. Tôi
thiếu tính tự phát (spontaneity), mà thiếu nó gần như thiếu tất cả,
Thành thử,
tôi chỉ có thể viết những câu chuyện chừng hai trăm trang, với giọng
điệu nhật
ký riêng, chẳng ra vẻ tiểu thuyết. Tôi cũng nghĩ, mình có thể viết
kịch, mà món
này sẽ khá hơn nhiều….
Ngày
15 tháng Giêng. Bucharest. Đã hơn nửa tháng, tôi chưa
đi coi Marietta [một nữ nghệ sĩ]. Bà vừa mới giáng một đòn cho đám Do
thái:
"Tụi khốn giật bánh mì khỏi miệng chúng ta; chúng bóc lột chúng ta, làm
chúng ta nghẹt thở. Đuổi chúng ta khỏi đây. Xứ sở này là của chúng ta.
Không
phải của họ. Romania là của người Romania."
Ngày
25 tháng Hai. Chiều qua, có một bữa xum họp bè bạn tại
chỗ tôi ở. Có vợ chồng Mircea, Marietta và chồng… Tôi tự hỏi không biết
có phải
đây là lần họp bạn cuối cùng. Thật khó mà kéo dài sự giả dối, kể từ khi
họ chơi
với đám Vệ Binh Sắt. Liệu có thể có tình bạn với những người mà những ý
nghĩ,
tư tưởng thật xa lạ với mình? Xa lạ đến nỗi, vừa thoáng thấy bóng tôi,
là họ
ngưng câu chuyện, trong dáng điệu tủi hổ và bối rối?…
Nếu
tôi không phải là một tên Do thái, những vở kịch của tôi
có thể được trình diễn, và tôi sẽ là một "kịch tác gia", được như vậy
là hết xẩy, tôi đâu còn muốn gì hơn thế nữa cơ chứ!…
Lương
tâm nhà nước (The national conscience) không cho phép
một vở kịch của Mihail Sebastian được trình diễn tại nhà hát Bucharest…
Tôi
phải thú nhận, tôi chẳng thèm đặc biệt lo lắng cho những
bản thảo của tôi. Chuyện tôi lo, là những cuốn sách không thể viết ra
được nữa,
nhất là cuộc đời này, cho tới nay, tôi vẫn chẳng làm được một chuyện gì
cho ra
hồn…
Giả
và thật trong văn chương (2)
Kỳ
trước Jennifer giới thiệu nhà văn Nga, Andrei Makine,
viết văn bằng tiếng Tây, được hai giải thuởng văn chương lớn của Pháp,
Goncourt
và Médicis, trong cùng một năm (1995), cùng một tác phẩm, Di chúc Pháp
(Le
Testament francais); chưa kể giải Goncourt của giới học sinh trung học.
Khi
chưa nổi tiếng, ông đã phải bịa ra những "nguyên bản ma", tức là coi
những tác phẩm của ông, là những bản dịch, từ tiếng mẹ đẻ, bởi vì chỉ
như vậy,
nó mới gây được sự chú ý ở giới xuất bản và độc giả Pháp: Họ muốn tin
rằng, đây
là một "Kẻ Xa Lạ" (tên một tác phẩm của Camus), viết văn bằng tiếng
Pháp, về nước Pháp! Và nước Pháp "của chúng ta" sẽ còn tuyệt vời tới
mức nào, ở trong nguyên bản bằng… tiếng Nga!
Nhưng
trái với quan niệm thông thường, theo đó, dịch là
phản, nhà văn người Argentina, Jorge Luis Borges, cho rằng: nguyên tác
không
trung thực bằng bản dịch (the original is unfaithful to the
translation).
Chứng
cớ cũng nhiều: Truyện Kiều của Nguyễn Du chẳng hạn,
"bản dịch" ăn đứt nguyên bản, của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyên bản bám
chặt vào "hiện thực" của một thời đại Gia Tĩnh nhà Minh. Phó bản vượt
ra khỏi những câu thúc mang tính lịch sử, thời đại, và nhập vào một cõi
người,
như là một nơi chốn tương tranh, mà sau cùng cái đẹp sẽ cứu chuộc nó
(thế
giới). Cũng vậy, những tác phẩm của Garcia Marquez đã vượt hẳn nguyên
bản, của
Faulkner. Nói một cách khác, Garcia Marquez làm sống lại Faulkner,
nhưng không
phải một Faulkner của cuộc nội chiến Nam Bắc nước Mỹ, mà là một
Faulkner của
vùng đất Nam Mỹ với những vấn nạn của nó.
Trường
hợp James Joyce cũng vậy. Những phó bản của Ulysses,
nói rõ hơn, dòng văn chương độc thoại nội tâm, vốn thật tối tăm, thật
khó hiểu,
ở Joyce, đã được "tục hoá", bởi những nhà văn như Faulkner,
Hemingway, Claude Simon… Theo nghĩa đó, Borges cho rằng, chính học trò
khám phá
ra thầy: mỗi nhà văn ‘sáng tạo ra’ những tiền thân của riêng mình. Tác
phẩm của
anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như nó sẽ sửa đổi
tương lai
(every writer ‘creates’ his own precursors. His work modifies our
conception of
the past, as it will modify the future).
Nhận
định "bản dịch trung thực hơn nguyên tác" của
Borges, là do thuở nhỏ, ông học tiếng Anh trước khi có thể đọc được
tiếng Tây
Ban Nha. Ông sống trong cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh là để nói chuyện với
bố mẹ,
tiếng Tây Ban Nha, trong cuộc sống thường nhật. Chính vì vậy, sau này,
khi đọc
Don Quixote bằng nguyên bản Tây Ban Nha, ông thấy đây là một bản dịch
dở, so
với bản tiếng Anh của thời thơ ấu. (When later I read Don Quixote in
the
original, it sounded like a bad translation to me). Và, "thừa thắng
xông
lên", ông bèn coi tác phẩm Don Quixote, của Cervantes, là một tác phẩm
giả. Ông chứng minh, đồ "zin", là của một tác giả tên là Pierre
Menard (do ông bịa ra). Ông được coi là một trong những người kể chuyện
vĩ đại
nhất của thế kỷ 20: một người viết những bài điểm sách, về những cuốn
sách
không hề có, của những tác giả "giả" (a man who wrote book reviews of
nonexistent books by imaginary authors).
Truy
tìm thật giả trong văn chương quả là một công việc nguy
nan. Mới đây thôi, một cây viết hải ngoại la bai bải, "tài liệu giả, bà
con ơi!", khi đọc một số bài viết ở trong nước. "May quá", đây
chỉ là một báo động hoảng!
Và
cũng mới đây thôi, báo chí Tây Phương, tờ Time chẳng hạn,
đã ‘thông báo" về một mất mát trong giới văn chương: chuyến tầu suốt,
vào
ngày 12 tháng Chín, 2000, của nhà văn Konrad Kujau. Còn tờ Người Kinh
Tế (The
Economist, số Sept 23-29, 2000), thì đi cả một đường ‘cáo phó’.
Nhưng
Konrad Kujau là ai vậy?
Xin
thưa, đây là người đã ngụy tạo tác phẩm: Nhật Ký của
Hitler.
Qua
bài cáo phó, đối với ông vua xài bạc giả này, thế giới
đúng như Shakespeare nhận định, "một sàn diễn lớn của những tên
khùng" (The world is a ‘great stage of fools’). Bởi vậy cho nên, ông
chẳng
hề tỏ vẻ ngạc nhiên, khi đám khùng rối rít khen nhặng cả lên tác phẩm
của ông:
Nhật Ký Hitler, đã được vồ vập (bought), bởi báo Stern (Đức), Thời Báo
Chủ Nhật
(Sunday Times, Anh), và Tuần Tin Tức (Newsweek, Mỹ). Theo họ, đây là
một ‘tin
động trời’ (a scoop), của thế kỷ. Nó còn được một trong những chuyên
gia số một
thế giới về thời kỳ Hitler, là Hugh Trevor-Roper ca ngợi. Ông la bai
bải: thứ
thiệt, thứ thiệt! Tuy nhiên, sau đó, người ta khám phá ra rằng, thứ
giấy dùng
để viết nhật ký, được chế tạo sau khi Ông Trùm Nazi đã ngỏm củ tỏi. Ông
vua xài
bạc giả đã nhuộm nó bằng nước trà cho có vẻ… xa xưa!
Chuyện
thiên hạ vồ vập nhật ký của ông trùm Nazi, cũng dễ
hiểu: Hitler đã, và sẽ mãi mãi còn là một trong những con quỉ ‘hớp hồn’
(intriguing) người đọc. Người ta còn tò mò muốn biết, người đẹp của ông
trùm,
là Eva, có ‘sexy’ không?
Konrad
thực có tài, (he did have a gift), theo bài viết trên
Người Kinh Tế. Ông có thể vẽ, và có một con mắt tốt (a good eye), về
chi tiết,
theo thuật ngữ của giới hội họa. Khi còn trẻ, ông học nghệ thuật ở
Dresden, khi
đó còn thuộc Đông Đức. Dời qua Tây phương vào năm 1957, làm ba việc vặt
vãnh,
dành dụm tiền bạc, và mở được một cửa tiệm ở Stuttgart. Mỏ bạc giả của
ông: hồi
tưởng, hình ảnh tướng lãnh, những nhân vật nổi tiếng thời Nazi. Mấy thứ
này dễ
ợt, làm kèm với phiếu ăn trưa (luncheon vouchers). Ngửi thấy mùi, thiên
hạ mê
những món dính tới chính Hitler, ông bèn chế tạo dăm ba bài thơ, một vở
opera,
tranh mầu nước Fuhrer là tác giả. Rồi tới nhật ký về vài tháng trong
năm 1935.
Gerd Heidermann, một nhân viên của tờ Stern, và cũng là người đỡ đầu
tiệm của
Mr. Kujau, rất quan tâm tới nhật ký. Ở đâu ra vậy? Còn nhiều nữa hay
chỉ có
ngần này?
Ông
này sau đó đã thuyết phục Stern, và vài chục triệu đô la
đã được tờ báo chi ra, tiền hoa hồng cho người trung gian cũng khá bộn,
và sau
đó ông cũng đi tù vì tội đồng lõa.
Konrad
Kujau bị kết án 4 năm rưỡi, nhưng gỡ ba cuốn lịch thì
được thả. Hầu hết mọi người cho rằng, ông ta chẳng làm hại ai (no real
harm).
Chính ông ta cũng rất tự hào về tài năng của mình, và sẵn sàng đưa ra
một bài
học, khi được phóng viên hỏi. Ông rất bực, khi một nhà chuyên môn
nghiên cứu
thư khố, cho rằng ‘tác phẩm’ của ông ‘hời hợt’. Ông đã mất hai năm trời
cặm
cụi, tại căn phòng ở phía sau cửa tiệm. Chính cái bề dầy của nó, 62
tập, đã làm
những chuyên gia choáng váng. Hugh Trevor-Roper ghi nhận: chúng tạo nên
một
toàn thể hài hòa. Đủ thứ ở trong đó: nào là những tiểu sử của Hitler,
những
nhật báo thời kỳ đó… Đôi khi, trong khi viết, tác giả thắng bộ đồ ‘hành
quân’
của một tướng lãnh Nazi, để nhập đồng, và có lúc ông cảm thấy, mình
chính là Hitler!
"Khi viết về Leningrad, tay tôi run run,", tác giả thú nhận. Đây là
một kinh nghiệm những tay chuyên môn xài bạc giả đã từng trải qua. Một
trong
những bậc thầy trong ngành, là Thomas Chatterton, một nhà văn thế kỷ
18, đã giả
mạo những bài thơ của một Thomas Rowley, một nhà sư thời trung cổ, và
được rất
nhiều người đọc ái mộ.
Ở
Việt Nam, sau đảo chính ông Diệm, và sau 1975, cũng có
những tài liệu ngụy tạo về gia đình họ Ngô, nhất là về Trần Thị Lệ
Xuân. Nào
nhật ký, nào hình "khỏa thân" khi đang tắm biển, hoặc đang làm tình.
Có thể, kẻ thắng trận còn e sợ những tình cảm luyến tiếc nhà Ngô, ở
người dân
Miền Nam. Nhưng do ngụy tạo quá lộ liễu, đầy sơ hở (thí dụ như khi ghép
mặt bà
Lệ Xuân với một thân hình khoả thân khác…), cuối cùng đã gây phản ứng
ngược:
người dân càng thương nạn nhân, và càng tởm chế độ. Người viết còn nhớ,
ngay
khi nhà Ngô sụp đổ, tại một phòng triển lãm ngay đường Tự Do, một ông
làm phòng
thông tin đã cho chơi một bản nhạc chế nhạo miền Bắc, đúng ra là chế
nhạo ông
Hồ, nhại theo điệu "son son son, mì son đố mì, son mì son mình yêu nhau
đi, nhờ Bác Hồ mà ta mê ly", nhưng chỉ được một hai bữa, là có lệnh
dẹp,
vì người dân không có thói quen sỉ nhục đối phương.
Khúc
Kinh Cầu cho Chiến Tranh Việt Nam
Tin
từ Úc châu cho biết, The Vietnam War Sonatina (xin tạm
dịch là Khúc Kinh Cầu cho Cuộc Chiến Việt Nam), của nhạc sĩ Nguyễn
Phước, đã
được trình diễn "trong một cuộc đua marathon về âm nhạc tại Úc" (in a
marathon of Australian Music) tại ABC’s Eugene Goosens Hall vào ngày 22
tháng
Mười, 2000. Đây là một "audiovisual work", của một nhà soạn nhạc
người Việt; qua lời giới thiệu bằng Anh ngữ (The Program Note) cho
biết,
"một nhìn lại những biến động lịch sử của cuộc chiến bi thảm; nhưng
vượt
qua đó, là một hy vọng về tương lai". Qua lời tâm tình của tác giả,
"chiến tranh vẫn luôn nhắc một điều: rằng tự do và nhân quyền là những
gì
quí giá nhất trong tất cả mọi điều. Chính điều này đã gây hứng khởi cho
tôi tạo
nên khúc ‘sonatina’, cho xứ sở của tôi, cho người Việt đau khổ chúng
tôi… Khúc
Audio Visual này chỉ là một khởi đầu, của một ước mơ lớn lao hơn nhiều…
(The
war is still a reminder to people who remember it that freedom and
human rights
are the most precious things of all. This inspired me to create a
"sonatina" for my country and for my people who, despite what
happened, unwillingly suffered the most… This Audio Visua was the very
beginning of a bigger project that I intend to do in the future, to
describe
such suffering…"
Van
P. Nguyen (Nguyễn Phước) sinh tại Hà Nam, miền bắc Việt
Nam. Vào Nam năm 1954, học trung học và sau đó, tốt nghiệp Nhạc Viện
Sài Gòn
năm 1970. Nhập ngũ, chức vụ Trung Uý. Sau 1975, đi cải tạo 5 năm. Ra
trại tù
năm 1980. Ở Trại Cấm Thái Lan 3 năm. Định cư tại Úc tháng Tám 1993. Học
nhạc
tiếp và là một sinh viên về soạn nhạc (Composition Unit) tại Nhạc Viện
thuộc
Đại học Sydney.
Tôi
quen Nguyễn Phước tại trại tù "quốc tế"
Bangkok. Chúng tôi đến "nước tạm dung" Thái Lan sau
"deadline", ngày cuối cùng được công nhận là tị nạn (hình như là ngày
14 tháng Ba năm 1990). Do xâm nhập Thái Lan bất hợp pháp, chúng tôi bị
kết án
tù ba tháng. Hết hạn tù Cao Uỷ cho xe tới "rước" về Trại Cấm, chờ
thanh lọc.
Tôi
tin rằng, Khúc Kinh Cầu của bạn tôi còn là thành quả của
những ngày tù Bangkok, giữa những người tù thuộc nhiều quốc gia khác
nhau, đủ
thứ thành phần: trộm cướp, giết người, buôn lậu, giấy thông hành hết
hạn, chính
trị gia, kháng chiến quân thuộc các lực lượng chống đối nhà nước quân
sự Miến
Điện, nhà nước Cộng Sản Việt Nam… và của ba năm trời dòng dã trong trại
tị nạn
Panat, trại cấm Sikiew, và những ngày chờ đợi phái đoàn phỏng vấn, chờ
đợi ngày
đi địh cư…
Thay
lời chúc mừng, trong Tin Văn kỳ tới, người viết xin
được gửi tới người bạn, và bạn đọc, hồi ức về một chuyến đi dài chạy
trốn quê
hương, và những ngày ở trại cấm Thái Lan.
NQT