TẠP GHI
|
Tập
san Văn Chương là gì?
Tập san Văn
chương ra mắt độc giả khoảng 1972-74, tại Sài-gòn. Chết
trước ngày 30/ 4/ 75. Hình như là do bác sĩ kiêm quản lý bất đắc dĩ,
Nguyễn Tường Giang, chán chuyện đi lấy quảng cáo, mặc dù đi là có; và
mặc dù tập san có nhà in riêng - nhà in ABC của thân phụ anh Phạm Kiều
Tùng. Có lần, trên tạp chí Thơ, tôi đã viết về cái đức sửa mo-rát, sửa
lỗi chính tả của anh. Tôi vẫn còn nhớ tiểu đề một số tập san, Mặt Trời
Mất Đi, Mặt Trời Tìm Thấy, do anh đề nghị. Bằng tiếng Tây: Soleils
Perdus, Soleils Retrouvés. Đây là một dị ứng, một phản ứng tự vệ, trước
sự hiện diện, không phải với mấy anh chàng Yankee đứng ngơ ngẩn ở ngã
tư đường phố Sài-gòn, tò mò nhìn phố xá, dòng người qua lại, vào những
buổi cuối tuần, những ngày mới tới, mà là những thay đổi quá nhanh
chóng của thành phố, cùng với sự hiện diện của họ.
Y hệt như một
phim Viễn Tây, trên đường phố Sài-gòn đang biến dạng.
Trong bọn, chỉ
có Nguyễn Tử Lộc là sớm sủa làm quen với tư tưởng, thí
dụ, của một F. R. Leavis, phê bình gia lý tưởng là một người đọc lý
tưởng, từ đó văn chương tùy thuộc hoàn toàn vào những từ ngữ của nhà
thơ, hay tiểu thuyết gia mà kinh nghiệm đã đem tới cho họ. Và ở đây, là
tiếng Anh, một
thứ tiếng nói sức mạnh của nó thuộc về đất, như tổ tiên của họ là những
người dân quê... Khi người ta thêm vào đó, rằng lời nói, theo một trật
tự cổ xưa, là một dạng văn hóa nghệ thuật phổ thông, rằng người ta nói
thay vì đọc,
hay lắng nghe la-dô, đài* , Nguyễn Tử Lộc đã sớm nhận ra sự đa dạng của
một
chủ nghĩa tự chủ mang tính đồng quê, thuộc về đất và những người đã
chết
của nó (la terre et ses morts)* anh có lẽ đã linh cảm, định mệnh của
một
tiếng nói, như hồi nhớ về biết bao nhiêu con người (Thanh Tâm Tuyền).
Nếu muối mất
vị mặn của nó, làm sao có lại được. (Phúc Âm theo thánh
Ma-thi-ơ). Nhà văn theo một nghĩa nào đó, là muối của đất, hay ngắn gọn
hơn, là đất. Marguerite Yourcenar, thuộc Hàn lâm viện Pháp ghi nhận,
trong tiếng Anh của người Mỹ, dirt, dơ dáy, là đất, theo nghĩa của
người làm
vườn; một thứ đất mầu mỡ, sẵn sàng để trồng trọt: Cho thêm tí dơ vào
chậu
bông này đi. (Put a little more dirt in this flower pot.)
Hiểu như thế,
một nhà văn, khi bị bứng ra khỏi đất, anh ta trở nên
sạch, theo nghĩa vô dụng, hết xài, đã bị thiến. Cũng theo nghĩa đó, nỗi
nhớ bùn là thê thảm nhất, trong mọi nỗi nhớ. Anh ta phải động viên mọi
sức lực, quyền năng, nghệ năng, biến sở đoản thành sở trường, biến chữ
thành đất: Chúng ta đi mang theo quê hương. Sự thành công của dòng văn
chương
di dân viết bằng tiếng Anh là một ví dụ.
Vả chăng, kinh
nghiệm ăn nhờ ở đậu là rất một mình, mỗi người một kiểu.
Bạn luôn đau nỗi đau nhớ nhà, nhưng tệ hại hơn, còn nỗi đau vong thân:
tiến trình biến thân quen thành xa lạ, hờ hững. Người viết chưa gặp
phải tình trạng này, nhưng hình như một số người Việt về nước đã gặp
cảnh chua xót. Cứ nghe như quê hương nói mát nói mẻ: Ơ kìa, anh/chị
này, tôi không quen! Ôi nỗi xa lạ hờ hững, không phải của một dáng dấp
chưa từng gặp, mà từ chính người yêu dấu, thân thương mới ngày nào còn
là của mình!
Nhưng Nguyễn
Tử Lộc đã chẳng cần tới mấy chuyện đó. Chẳng cần thứ kinh
nghiệm đó. Anh ở lại mãi mãi, sau 1975, vì bạo bệnh. Đám tang anh, có
Nguyễn Đạt, J. Huỳnh Văn, Phạm Kiều Tùng, Phạm Hoán, tôi... đi sau quan
tài. Hình như chỉ thiếu Nguyễn Tường Giang. Sau anh là Joseph Huỳnh
Văn.
Mới đây thôi (20/2/95), vậy mà cũng đã hai năm mấy rồi.
Tôi biết Lộc,
và J. Huỳnh Văn, là qua Tập san Văn chương. Không biết ai
là người đầu tiên đưa ra việc làm báo. Khi có tôi, mọi chuyện đã được
quyết định. Tôi nhận lời, phần lớn là vì hai người bạn mới. Nhất là J.
Huỳnh Văn. Như một hậu quả tất nhiên của những buổi bỏ sở ra ngồi quán
cà phê gốc me đường Nguyễn Du, hoặc bên đường Hai Bà Trưng, quãng gần
ngã
tư Gia Long, khi bên kia quá ồn. Số là lúc này, Bưu Điện đã phân đôi,
thành
Bưu Vụ, và Viễn Thông; tôi chuyển về Trung Ương, chuyên lo việc lên đồ
biểu
điện đàm/ điện tín, dưới quyền ông T. nghe nói người của Mỹ. Vào những
ngày
cuối cùng, trong lúc Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, tôi còn cố liên
lạc
với Phòng Điện Toán, xin con số điện đàm/ điện tín ... ỏAnh có biết Đà
Nẵng
sắp sửa đi đoong không...?,õ tôi nghe tiếng người bạn bên kia đường dây
hốt
hoảng. Quay qua phòng sếp, một đống hồ sơ vẫn y nguyên. Đã hơn tuần,
ông
chưa vô sở: người Mỹ đã đưa ông và gia đình đi từ mấy ngày trước.
Huỳnh Văn là
linh hồn của cả bọn, là tinh thần, và Tổng thư ký, của tờ
báo. Không có anh, chắc tờ báo không ra quá số hai. Sài-gòn nhỏ xíu:
chiến tranh, nỗi sợ hãi, đời sống riêng tư của mỗi con người... làm
người ta co cụm lại. Đám bạn bè tuy biết nhau, nhưng chỉ chịu ngồi bên
nhau, khi
có anh. Anh nói, anh biết tôi từ hồi Nghệ Thuật, từ những ngày, thỉnh
thoảng
ghé quán Cái Chùa, thấy một gã lúc nào cũng đeo kính đen, ngồi trơ một
mình
tại một chiếc bàn ở góc quán. Nếu không có Tập san Văn chương, chúng
tôi
chẳng bao giờ có dịp quen nhau. Và có thể chẳng bao giờ người đọc biết
anh
là một thi sĩ. Cũng chẳng mấy người biết anh dậy học, cho một trường tư
ở
Biên hoà. Có thể những dòng Cầm Dương Xanh đã rong ruổi cùng với anh,
suốt
quãng đường Sàigòn-Biênhòa, và ngược lại. Chúng xuất hiện lần đầu tiên,
và cũng là cuối cùng trên Tập san Văn chương. Huy Tưởng, thay mặt tôi
tới gia đình đốt những nén hương tưởng niệm, sau đó gửi ra vài dòng. Về
câu
hỏi, chị còn nhớ...?: Thời gian sau này, bạn bè nhiều nhưng thật tình
là
tôi không được quen biết hết, chỉ có các anh là bạn cũ trước 75 thì tôi
mới nhớ thôi.
Thật đơn giản,
nhưng...
Ba mươi năm
sau, một tập san cùng tên dự trù xuất hiện
ở hải ngoại. Những dòng hồi tưởng ở trên, là do tôi muốn anh em chủ
trương làm quen với những người đã cũ, hoặc đã chết. Muốn anh em chia
sẻ cùng
chúng tôi không khí ngột ngạt của Sài-gòn hồi đó. "Tôi hi vọng vào
khoảng
cách giữa các thế hệ. Hoàng Cầm và tôi là người cùng thời, nhưng ông có
trước tôi một thời đại không lập lại nữa, hay dùng chữ của ông: một gia
phả tinh thần mà dù đã được rũ bụi thì tôi cũng không đơn giản làm
quen".
(Phạm Thị Hoài, Đọc Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm, Tạp chí Thơ, Mùa
Đông,
1997). Tôi không hiểu anh em trong ban chủ trương khi đồng ý với nhau
về
một danh xưng, có biết, có những người đã gắn bó với nhau chung quanh
một
cái tên như vậy. Rằng nó đã có một tiền thân? Hay đây chỉ là tình cờ?
Và
chủ trương, đường lối của tờ báo mới mẻ này có gì tương tự với tờ cũ
không?
Và liệu người cũ có cần làm một nghi lễ rũ bụi, trước khi ngồi xuống
bàn
viết, ở đây?
Bởi vì Tập san
Văn chương quả có những nét riêng: nó cách mạng, lật đổ
theo tinh thần bất bạo động, hoặc theo hiểu hiền lành của nhà văn Nga,
Chekhov. Bây giờ, sau hơn ba mươi năm, trong số ít ỏi những thực sự
quan tâm và gắn bó với một nền văn chương Miền Nam trước 75, có người
đã nhận ra, bên cạnh cuộc cách mạng lớn, do Sáng Tạo hô hào, có một
cách mạng
nhỏ, thầm lặng của Tập San Văn chương. Ngay trong lời phi lộ số ra mắt,
khi định nghĩa nhà văn, một người được thông tri đầy đủ (những dữ kiện
của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng một điều: hãy
đưa
ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng đang ảnh
hưởng
đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo khẩu
vị của họ. Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của Roland
Barthes:
Chữ viết ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir,
và mùi vị, saveur, trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn). Vả chăng,
việc
lập lại một cái tên theo dòng thời gian, vốn vô thường, liệu có liên
quan
đến lịch sử, vốn ưa lập lại? Hoặc đến huyền thoại Quy Hồi Vĩnh Cửu, vốn
rất hàm hồ?
Cách mạng là
một từ đã bị bão hòa. Ai cũng có, hơn một ý niệm, về nó.
Michel Foucault, trong bài "Khai sáng là gì?" (What is Enlightenment?),
viết: Ngày nay, khi một tờ báo đưa ra câu hỏi đối với độc giả, là để
thâu gom một số ý kiến, về một vấn đề mà mọi người, nhiều hoặc ít, đã
hiểu tại sao câu hỏi được đặt ra: chẳng hi vọng nhiều ở những cuộc thăm
dò dư luận như thế. Vào thế kỷ thứ 18, giới in ấn, chủ báo thường hỏi
công chúng về một vấn đề chưa có câu trả lời. Ông đưa ra thí dụ: vào
năm 1784, một tờ báo
Đức, Berlinische Monatschrift, đã đặt câu hỏi: Khai sáng là gì? (Was
ist
Aufklarung?). Và người trả lời, là Kant. Bài viết của Kant, theo M.
Foucault, chỉ nhỏ nhoi thôi, nhưng nó mở ra một lối đi thận trọng vào
lịch sử tư tưởng, về một câu hỏi mà triết học hiện đại vẫn chưa có đủ
khả năng để trả lời, và cũng chẳng bao giờ rũ khỏi. Nó đã được lập lại,
dưới những hình thức khác nhau, từ hai thế kỷ, bởi những triết gia, từ
Hegel qua Marx, hay Max Weber tới Horkheimer hay Habermas, và tội thay,
tất cả đều đã thất bại, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, khi phải đối
đầu với nó. Giả sử tờ báo Đức kia vẫn còn sống, và nó lại đặt ra câu
hỏi: triết học hiện đại là gì? Có thể chúng ta sẽ nghe một tiếng dội:
triết học hiện đại là một toan tính nhằm trả lời một câu hỏi đã được
khinh suất đặt ra từ hai thế kỷ trước: Khai sáng là gì?
Bởi vì có thể
vẫn là một định nghĩa tương tự đã được đặt ra, khi Tập
san Văn chương ra đời hải ngoại: nhà văn là người được thông tri đầy đủ
những dữ kiện của cả hai miền, về thời đại của chúng ta, với tất cả
những vấn nạn của nó.
NQT
|
|