30
tháng Tư 2002, Đọc Lại Nguyễn Huy Thiệp
1.
Nguyễn Huy Thiệp: Đời viết văn cũng như đời người đàn bà.
"Tình yêu làm người ta mơ mộng và nổi hứng sáng tạo.
Tôi từng và đã làm được một lô lốc các thứ: truyện, tranh, gốm. Sau
cùng thấy
tất cả là vô nghĩa. May mà vợ tôi hiền lành, lương thiện và chịu hy
sinh",
nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tâm sự.
-Có
bao giờ ông tổng kết quãng thời gian sáng tác vừa qua và
chia ra từng giai đoạn với những đặc điểm riêng của nó?
Tôi
đã tổng kết đời viết văn của rất nhiều người khác để
thấy rằng cuộc đời sáng tạo này hệt như đời một người đàn bà. Khoảng
thời gian
đẹp nhất của họ thật ngắn ngủi, từ 4 đến 6 năm. Khoảng thời gian viết
văn của
tôi có lẽ đã qua rồi, từ năm 1987 đến 1993. Vì thế, sau đó tôi chuyển
sang thể
loại kịch, một phần cũng muốn làm phong phú thêm hình thức thể hiện.
-Trước
khoảng thời gian ấy, ông từng làm rất nhiều nghề để
kiếm sống. Ông muốn như vậy hay vì hoàn cảnh bắt buộc?
Thời
đó, gia đình tôi nghèo lắm. Tôi chuyển nghề dậy học từ
miền Tây Bắc về làm ở kho sách của Cục Xuất Bản. Tôi tìm mọi cách để
kiếm tiền
cho gia đình và cũng vì cái thú ham thích đi đây đó của bản thân. Tôi
buôn giấy
thếp từ Tuyên Quang về bán ở rất nhiều tỉnh, mất vài năm. Hồi đó, nhà
nước bao
cấp toàn bộ nên buôn bán không được tự do, công khai như bây giờ. Tôi
đã tiếp
thu được nhiều bài học cay đắng ở đời nhờ việc buôn bán ấy. Về sau, tôi
đi kẻ
vẽ quảng cáo, trình bày các gian hàng ở Triển lãm Giảng Võ, đi làm gốm,
cũng vẽ
cả tranh sơn dầu.
-Vậy
thời ấy, ông không nung nấu ý định trở thành nhà văn?
Điều
ấy hơi tù mù. Lúc đó, tôi chỉ có ý định làm một điều có
ý nghĩa cho đời mình, nhưng chẳng xác định cụ thể. Văn chương đến rất
ngẫu
nhiên, tôi không cố tình chuẩn bị cho nó.
-Hai
người con trai của ông nghĩ gì về sự nổi danh của bố?
Cậu
con trai đầu đang là sinh viên năm thứ Tư, Khoa Điêu
Khắc, Đại học Mỹ thuật ở Hà Nội. Nó là đứa con có khả năng, chỉ tiếc
một điều,
nó có vẻ dễ dãi với những gì mình làm được. Chỉ cần cố gắng một chút là
nó được
thày khen ngợi rồi, và nó nghĩ, thế là đủ. Hay thằng bé cho rằng cái
bóng của
bố lớn quá, không thể vượt qua? Cậu con trai thứ hai mới thi đậu vào
khoa Văn
hóa quần chúng, Đại học Văn hóa Hà Nội. Hợp với nó, suốt ngày chỉ ăn
chơi, nhảy
múa. Nói chung là chúng biết và tỏ ra tự hào vì tôi khi nói chuyện với
người
ngoài.
-Bình
thường, nếu không viết thì ông làm gì cho hết một
ngày?
Có
khi tôi nằm dài trên đi văng suốt buổi. Tôi không thích
giao tiếp nữa bởi trong những năm tháng bươn trải kiếm sống, tôi đã
phải va
chạm với quá nhiều người.
-Nguồn
thu nhập chính của ông bây giờ?
Một
nhà xuất bản Pháp đã dịch và in truyện của tôi, hàng
năm, trả tiền tác quyền khoảng vài chục nghìn quan. Ngoài ra, một số
nhà xuất
bản khác ở Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ cũng đang xúc tiến việc dịch và in
truyện
của tôi.
(Theo
"Đẹp")
[Trích
VN-Express trên lưới số đề ngày Thứ Tư 23/1/2002]
2
Lê Minh Hà: Chân dung nhà văn, trong một thế nhìn.
Mặt
ông nhàu. Tôi biết rằng có thể ông không nhất thiết trải
qua toàn bộ những cảnh đời mà nhân vật của ông đã trải. Ông không sống
trong
một gia cảnh không quân thần phụ tử. Nhưng ông đã đói cái đói của kiếp
người,
đã phải nhào lộn giữa đời như một giọt máu, như một... Nhữn. Lê Minh
Hà: Chân
dung nhà vg vết rạn trên gương mặt bùn khô của ông không nói hết được
với ta về
những cơ cực vò xé tâm hồn ông trước khi cho ông thấu hiểu nỗi đời
nhường ấy.
Trong
văn học đương đại Việt Nam, chưa có một nhà văn nào
lại làm thiên hạ tốn bút mực nhiều như ông, ngay trong khi tác giả còn
chưa
chết. Không có trước những bước dọn đường, tên nhà văn nổ bùng trên báo
chí,
bằng một loạt truyện ngắn dữ dội và hết sức thơ. Nếu đọc ông bằng một
tâm hồn
chỉ có phẫn nộ và phẫn nộ, người ta sẽ hả hê bởi cái giọng văn gằn lạnh
ấy. Nếu
đọc bằng đôi mắt của người yêu văn chương nhưng mới chỉ dừng lòng yêu
ấy ở
những gì hờm hợp với mình, người ta sẽ khó chịu nổi ông. Thực đơn chữ
nghĩa
ngày ấy không có món ấy. Và thói quen trong sáng tạo và thưởng thức
sáng tạo
bao giờ cũng lì lợm hơn bất kỳ thói quen nào.
Người
ca ngợi ông thì hết lời ca ngợi. Nhưng liệu ông có hài
lòng chăng vì những lời khen không hoàn toàn thỏa đáng, không bắt đầu
từ trang
viết của chính ông mà lạc tuốt ra ngoài qũy đạo văn chương. Người chê
ông thì
cũng hết lời. Và cái hèo người ta dùng để nện ông thì thật đáng sợ: Là
quan
niệm đạo đức của cả một thời. Tài có mà tâm thiếu. Tôi nhớ có nhà phê
bình đã
phán một câu như thế về ông, xanh rờn.
--------
Cứ
sống đi đã. Ông thường trở lại với bạn đọc nhiều lần trên
từng trang sách với ý tưởng này. Và cũng nhiều lần nói thế với cử tọa
bằng cái
giọng 'cả tẩm', điềm đạm, trầm tĩnh. Tôi nghe như chứa cả một chút chán
chường.
Có cảm giác rằng ông hiểu rõ những người đang chất vấn ông đến với ông
vì lý do
gì. Biết ngưỡng mộ một tên tuổi luôn là mốt của nhiều thời. Biết trình
bày lòng
ngưỡng mộ ấy là một cách trang điểm không phải dở của nhiều người tự
tin đến
đáng ghen tỵ.
----------
Ông
ý thức rõ ràng về danh tiếng của mình. Danh tiếng, chứ
không phải tăm tiếng. Điều ấy ở ông mạnh đến nỗi ông biết rằng bản thân
cái tên
ông là một lực cản sáng tạo, và thời của ông thực ra đã qua rồi. Tôi
nhớ một
nhà thơ đích thực từng khao khát được người ta chôn mình đi. Tài không
lớn, tâm
bé bé, không thể đạt tới tầm khao khát tự hủy đó. Đời nghệ sỹ sẽ dài
hơn đời
người trong nghĩa sinh học đơn giản nhất khi người nghệ sỹ được chọn là
một cọc
mốc, một tiêu chí trên hành trình sáng tạo của những người nghệ sỹ khác
của dân
tộc mình, và xa rộng hơn.
---------
Từng
tiên đoán nền chính trị thế giới rồi ra sẽ là một món
nộm suồng sã, ông hay nói về thời và thế. Và khái niệm bá đạo, vương
đạo cũng
hay trở đi trở lại trong tác phẩm của ông, trong câu chuyện của ông.
Đọc ông,
và nghe ông, tôi nhận ra điều này: Ông biết tìm thời thế để chính danh.
Biết rõ
mặt trái thường không trong ngọc trắng ngà của chính trị, ông bộc lộ rõ
và can
đảm sự nhạy cảm chính trị của mình. Nghe ông, trong tương quan với
nhiều người
viết cùng thời, cùng hoàn cảnh sáng tạo như ông, không sợ nhầm lẫn khi
nói rằng
đó là một nhân cách. Nhân cách không phải bao giờ cũng trùng khít lên
cá tính
sáng tạo. Nhưng khi điều đó xảy ra, ở một tầm mức cao, ở độ đậm đặc
lớn, thì
điều đó là một may mắn cho những người đam mê nghệ thuật và chọn khuất
lụy nghệ
thuật như một cách sống. Trong trường hợp ông, đó là may mắn cho bạn
đọc, cho
những người tin vào khả năng biến cải của nghệ thuật và của những người
tạo ra
thứ báu vật này.
---------
Bươn
trải trong đời sống để vươn tới trong nghệ thuật, ông
đã tự chọn cho mình một con đường khó khăn. Cũng có thể bảo là nhà văn
của
chúng ta khờ khạo. Hay ngông ngạo? Khi ông là nhà văn Việt Nam, khi ở
Việt Nam,
nghệ sỹ hoàn toàn sống được nếu biết biến mình thành một thứ công chức.
Ông từ
bỏ biên chế nhà nước, ông đi buôn, ông mở quán, ông vẽ... Ông tự sống.
Và bây
giờ, tự sống bằng ngòi bút.
---------------
Ông
nói rằng nhất thiết phải vương đạo trong nghệ thuật. Ở
một nơi nào đó, một lúc nào đó, ông đã nói và viết rằng phải vương đạo
trong
chính trị. Vương đạo thì chỉ có một. Vậy là hai khái niệm này không
loại trừ
nhau. Liệu có còn nghệ thuật không trong một bối cảnh chính trị vương
đạo? Tôi
không hỏi, nhưng lắng nghe giọng ông, đục và khàn đi, cảm giác như hơi
âm u khi
nói về điều ấy, tôi biết rằng ông tin vào khao khát của mình. Và tôi
muốn bị
thuyết phục. Phải, lịch sử văn minh nhân loại đã cho thấy rằng một nền
nghệ
thuật có thể thăng hoa từ đói nghèo, mông muội, nhưng để đi xa hơn nữa,
ở cái
thời con người không được quyền mông muội như mấy ngàn năm về trước,
nghệ thuật
đòi hỏi nhiều lắm, nơi chủ thể sáng tạo, nơi khách thể thụ hưởng sáng
tạo ấy.
--------------
Ông
nói với bạn đọc rằng cần phải để cho mình không được
nghèo. Đó là điều kiện để không bị nhục. Ở đâu, bao giờ, cũng phải như
thế. Tôi
không biết va ly của ông có lèn chặt mì gói như va ly của nhiều nhà văn
và cán
bộ Việt nam khi ra nước ngoài làm việc không? Nhưng tôi tin rằng không,
khi
tiếp xúc với ông. Ông bày tỏ một cách thoải mái thái độ tôn trọng sự
giàu có ở
những xứ ông đặt chân tới ngoài Việt Nam. Tôn trọng, không phải là sùng
mộ. Ông
cũng kể tôi nghe về ý định sẽ mua một ngôi nhà sàn đặt chơi trong vườn
nhà.
Mang ngàn sâu về thành thị, một cách xuất xử hành tàng thú vị của thời
nay. Đấy
là thái độ của người từng làm ra và biết giá trị tốt đẹp của vật chất,
là thái
độ của người tự sống, không bám víu vào bất kỳ một thứ lộc nào ngoài
lộc trời
dành cho mình: Là tài năng. Chính cái đó tạo ở ông phong thái đường
hoàng và
giản dị hiếm thấy. Biết mình, và biết tự hào, người ta thường không màu
mè. Tôi
cười: Đấy là thái độ sống của người gần đất xa trời. Ông không cười:
Đấy là
đường gặp chân lý.
--------------
Đã
phải là chân lý chưa, khi ông nói, với một chút ngậm
ngùi, rằng trí thức Việt Nam hiện đang sống ở hải ngoại được đào tạo
tốt hơn
trí thức xã hội chủ nghĩa nhà mình. Hình như, chưa có ai, trong giới
văn nghệ
sỹ Việt Nam hiện nay ra nước ngoài nói thế. Muốn biết bản chất của bất
kỳ hiện
tượng nào, chấp nhận sự khác biệt, thừa nhận sự hơn của người, đấy là
thái độ
của kẻ sỹ theo đúng nghĩa. Không ăn gỏi đời sống, không lên giọng phán
xét,
không tự đồng nhất với dân tộc, tự tách biệt với cơ cấu mà hiến pháp
Việt Nam
hiện thời đã cho quyền lãnh đạo cả dân tộc, ông nói, kiêu hãnh, giản
dị, 'tôi
là một nhà văn danh tiếng của một dân tộc nhược tiểu'. Một dân tộc
nhược tiểu
gồm tám mươi triệu. Đấy là một trải nghiệm cay đắng, bình tĩnh, thực tế
của một
người mà tôi tin rằng lịch sử văn học Việt Nam sẽ ghi nhận như là một
trong
những nhà văn lớn nhất (không nhiều) của văn học Việt Nam ít nhất trong
năm mươi
năm đổ lại đây. Trong một nghĩa nào đó, tôi nghĩ rằng ông đã đưa văn
học Việt
Nam đạt tới tầm nhân loại bằng sáng tạo của mình. Ông cần một Người
Dịch. Liệu
có ảo tưởng không? Vì thực tế cho thấy một nhà văn càng dân tộc bao
nhiêu thì
càng mang tới cho dịch giả nhiều gian nan bấy nhiêu trên con đường
chuyển dịch
ngôn ngữ và, đồng sáng tạo.
*.
Một
nhà văn hải ngoại từng nói về văn ông: 'Văn chương đến
thế thì thôi'. Đấy là sự bùng vỡ của thi pháp, của quan niệm về con
người, về
không gian lịch sử, về thời gian lịch sử, của quan niệm về biểu hiện...
Điều
này rất hiếm thấy ở một tác giả, ngay trong những khoảng giao thời của
nghệ
thuật, khi mà vấn đề hiện đại hóa nghệ thuật trở thành vấn đề sinh tử
của nó.
Mỗi người, từ vị trí của mình, từ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghệ
thuật của
mình đã đọc ông một cách. Sự thụ cảm văn ông vì thế về lý thuyết là
không thể
giới hạn. Người thì đơn giản là không thể chấp nhận. Vì lối tưởng tượng
đời
sống, lối hiểu đời sống của ông. Vì giọng văn nén chặt, rất cộc, vẻ như
triệt
tiêu mọi cảm xúc, ngay cả khi sử dụng tính từ. Nhưng vẫn phải đọc.
Người khoái
cái giọng sát phạt ở một số truyện của ông, hả hê với lối mổ phanh đời
sống một
cách lạnh và tỉnh. Người thích cái chất thơ bùa ngải ở một số truyện
khác. Kẻ
lại để mình bị mê hoặc bởi cái lãng đãng khó định hình như sương khói,
như lên
đồng ở một số sáng tác gần đây hơn... Ông buông bắt người đọc bằng khả
năng
viết không thể thay một chữ nào, và bằng khả năng ấy, ông đưa tới cho
chúng ta
một cách nhìn mới về lịch sử, về các cá nhân làm nên lịch sử, về nhân
dân. Đừng
tưởng ông bê vác khối tâm hồn nông dân lên mặt giấy khi ông xưng 'tôi
sinh ra ở
nông thôn, mẹ tôi là nông dân'. Ông không giả tảng, không làm duyên
bằng lý
lịch. Nhân vật của ông là con người trong cái phận vừa lớn lao vừa bé
mọn của
mình, trong ý thức về sự biết và không biết của mình, trong nỗi buồn
trước cái
đẹp, cái chua chát của đời sống. Ý thức được tất cả những điều đó, qủa
thật
'làm người khó lắm'. Tôi mê một nhà văn đã từng làm cho những kiếp sống
mòn thành
sống mãi, và tôi nhiều năm nay không có ý định so sánh tác gia này với
bất kể
người viết Việt Nam nào. Nhưng bây giờ thì tôi nói rằng nhân vật của
ông, trên
một tầm ý nào đó, có thể gọi tên, là nông dân, là trí thức. Nhân vật
của nhà
văn chúng ta đang nhắc đây, trên chính tầm ý ấy chỉ có thể gọi: Con
người.
*.
Viết,
trước hết là cho mình. Cái hành vi hết sức vị kỷ này,
ở thiên tài, sẽ có kết quả là báu vật cho thiên hạ. Báu vật ông trao
cho chúng
ta, giống như là kiếm sắc, chặt, gọt, lạng tất cả những gì màu mè,
không buộc
người đọc phải đồng ý với ông mà buộc người đọc đối diện với chính
mình, một
mình náo động. Để cuối cùng, tin ở yêu thương. Tôi vẫn luôn luôn nghĩ
thế về
văn ông, ngay cả khi ông phanh phui cái ác, cái không như ý thì cũng
không phải
là để hể hả, mà là xót xa. Năng lực tưởng tượng kỳ diệu của ông đã buộc
mỗi
người đọc phải tự nhận diện cái ác một lúc nào đó có thể đã xuất hiện
và chế
ngự chính mình, và hủy diệt nó. Tận cùng văn ông là khả năng yêu thương
và đau
đớn.
Cái
đấy là cái cần có ở mỗi người, và là chính yếu ở một
nghệ sỹ. Đọc ông, nghe ông, tôi không nghĩ rằng tất cả đều chính xác,
nhưng ẩn
chứa trong đó là sự thật đó của tâm hồn ông. Vậy thì có nên băn khoăn
nhiều
không, vì những điều này khác ông nói có thể là chưa đúng theo ý chúng
ta. Có
thể, được chăng, đọc trong những khẳng định quyết liệt của ông một ý
hướng
chống lại áp chế, hay là một biểu hiện cái quyền ít nhiều được thất
thường
trong tính khí của bậc kỳ tài. Nếu ngần ngại trước các khả năng ấy, có
thể nói
đơn giản: Là nhà văn, sống và sáng tạo ở Việt Nam trong những năm tháng
này,
ông không phải chịu trách nhiệm vì sự thiếu thông tin của mình.
----------------
Tôi
thấy ông. Ông cô đơn làm sao với hành trang nội tâm của
mình. Và, vĩnh viễn đơn độc trên hành trình sáng tạo. Về điều ấy, ông
không có
lý do gì để than phiền. Đấy là số kiếp của những bậc chân tài. Tôi lắng
nghe,
và hình dung, qua những khoảng ngừng ngắn giữa lời, khi ông lặp đi lặp
lại 'tức
là...', như tìm lời giải đáp trước hết cho mình, và, qua âm thanh im
lặng của
từng con chữ rất ông. Ông đã tạo hẳn một dòng chảy mới cho văn học Việt
Nam
đương đại, là bóng cả của nhiều người viết hiện nay. Ông không biết ông
là một
trong những người thầy lớn mà tôi đã chọn để quên đi, để bước ra khỏi
bóng của
họ. Dù sao thì tôi đã không nói điều đó. Ông và tôi không cần ở nhau sự
màu mè.
-----------
Một
bạn viết hơn tuổi có nói rằng nếu tôi không phỏng vấn
ông nhân dịp gặp ông ở nơi này thì thật đáng chém bút. Để làm gì? Và
tại sao
ông? Vì danh tiếng của ông? Những huyền thoại bao giờ cũng đầy dẫy xung
quanh
những người danh tiếng. Tôi đã đánh rơi mà không tiếc ý thích để huyền
thoại bỏ
bùa từ rất lâu rồi.
Đặt
người đối thoại trong một quan hệ hỏi đáp nghiêm cẩn
thế, sẽ chắc chắn được nghe nhiều tuyên ngôn, nhiều lời hay ý đẹp. Và
khó có gì
hơn thế. Nhưng tôi thích tin hơn vào những đối thoại giản dị, giữa CON
NGƯỜI.
(4. 2000)
Nguyễn
Huy Thiệp: Những Ngọn Gió Hua Tát.
Lời
người giới thiệu: Hai truyện ngắn sau đây trích từ
"Những ngọn gió Hua Tát", trong "Mưa Nhã Nam", tập truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nhà xb Văn Học Hà Nội, 2001.
Trong
Tin Văn kỳ trước, bạn đọc đã biết Thiên Thư, hay Hổ
Thư, của Jorge Luis Borges.
Nay
xin mời thưởng thức thêm "Trái Tim Hổ", và
"Con Thú Lớn Nhất" của Nguyễn Huy Thiệp.
Một
tác giả ngoại quốc cho rằng, một số truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp có thể để kế bên truyện của Borges. Bạn đọc cũng có
thể nhận
ra điều này khi đọc câu văn "Có thể câu thần chú được viết trên mặt
tôi,
và chính tôi là mục đích sự tìm kiếm của mình" (Thiên Thư), và liên
tưởng
tới con thú lớn nhất mà lão thợ săn già suốt đời mơ tưởng, và cuối cùng
đã gặp
được...
Và
phải chăng, cái con công đang múa đó, là... miền nam?
NQT
***
....
Hua Tát là một bản nhỏ cô đơn. Người dân ở đây sống
giản dị, chất phác. Công việc nương rẫy nhọc nhằn vất vả. Cả việc săn
bắt cũng
thế. Tuy nhiên, người dân ở đây lại rất rộng lòng mến khách.
Đến
Hua Tát, khách sẽ được mời ngồi bên bếp lửa, uống sừng
rượu cần với xeo thịt rừng xấy khô.
Nếu
khách là người công minh, chính trực, chủ nhà sẽ mời
khách nghe một câu chuyện cổ....
Những
người sống trong chuyện cổ bây giờ đều không còn nữa.
Ở Hua Tát, họ đã biến thành đất bụi và tro than cả. [Người Thái đen có
tục chôn
người chết hoặc hỏa táng. CTTG]. Tuy vậy, linh hồn của họ vẫn bay thấp
thoáng
trên các khau cút [biểu tượng trên nóc nhà sàn. CTTG] nhà sàn.
Như
những ngọn gió.
Truyện
thứ nhất: Trái tim hổ.
Ngày
ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên là Pùa. Sắc đẹp của
nàng khắp các mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà bóc, tóc
mượt và
dài, môi như son đỏ. Chỉ khổ một nỗi là Pùa bị liệt hai chân, suốt năm
suốt
tháng nằm một chỗ.
Hồi
xảy ra chuyện này Pùa mười sáu tuổi. Tuổi mười sáu là
tuổi của mùa xuân, tuổi của tình yêu. Tình yêu có thể có nhiều nhưng mà
mùa
xuân thiếu nữ chỉ có một. Năm mười sáu tuổi là tháng đầu của mùa xuân,
đến tuổi
mười chín thì có khi đã sang mùa thu rồi.
Mùa
xuân ở Hua Tát đầy ắp tiếng khèn bè. Tiếng khèn quấn
quýt chân sàn, chân quản [Sàn ở rể. CTTG] nhà các cô gái. Cỏ dưới chân
cầu
thang không mọc được. Ở đấy phẳng lì một lớp đất bạc.
Sàn
nhà Pùa không có những tiếng khèn bè. Không ai đi lấy cô
gái liệt cả hai chân làm vợ. Đàn ông thương xót Pùa. Người ta cúng ma,
tìm
thuốc cho Pùa. Vô hiệu, đôi chân của nàng vẫn không nhúc nhích.
Năm
ấy, Hua Tát sống trong mùa đông khủng khiếp. Trời trở
chúng, cây cỏ khô héo vì sương muối, nước đóng thành băng. Mùa đông ấy,
trong
rừng Hua Tát xuất hiện một con hổ dữ. Hổ rình rập suốt ngày đêm quanh
bản. Bản
hoang vắng hẳn, không ai dám ra nương ra rẫy. Buổi tối, chân các cầu
thang được
rào gai kỹ lưỡng, các cửa nhà đóng chặt. Sáng sáng, thấy vết chân hổ
vòng quanh
từng ngôi nhà một. Cả bản sống trong nơm nớp lo âu.
Người
ta đồn con hổ có trái tim khác thường, trái tim nó chỉ
bằng hòn sỏi và trong suốt. Trái tim ấy là bùa hộ mệnh, cũng là vị
thuốc thần.
Ai có trái tim ấy sẽ được may mắn, giàu sang suốt cả cuộc đời. Trái tim
ấy nếu
mang ngâm rượu sẽ chữa được mọi thứ bệnh hiểm nghèo. Liệt chân như Pùa,
uống
thứ thuốc ấy cũng sẽ khỏi được.
Tin
đồn như con chim cắt chuyển khắp thung lũng. Ở bếp lửa,
chân quản, dưới suối, trên mương, đâu đâu người ta cũng nói về trái tim
hổ. Tin
đồn bay xuống cả vùng đồng bằng của người Kinh, bay lên cả đỉnh núi cao
của
người H’mông. Tin đồn bao giờ cũng thế, qua miệng những kẻ ngu dốt thì
quái lạ
thay, thường thú vị hơn qua miệng của những người từng trải.
Có
rất nhiều người đi săn con hổ. Có người Thái, có người
Kinh, người H’mông... Người thì muốn săn hổ để lấy trái tim làm bùa hộ
mệnh,
người thì muốn lấy trái tim làm thuốc. Trách họ thế nào? Đời người ta,
ai chẳng
từng săn đuổi bao điều phù du?
Trong
đám thợ săn, đông nhất là số trai bản Hua Tát. Họ muốn
lấy được trái tim hổ để về chữa bệnh cho Pùa.
Việc
săn hổ kéo dài gần hết mùa đông. Nhưng, như có phép lạ,
con hổ tinh khôn biết tránh những nơi người ta phục nó. Những người đi
săn bị
nó săn lại. Hơn mười người chết vì hổ dữ. Tiếng khóc than lẫn với tiếng
gió hú
dài âm âm trong bản. Người ta nản chí dần, số người đi săn rụng nhanh
như bứa
chín cây, cuối cùng chỉ còn một người. Người đó là Khó.
Khó
là trai bản Hua Tát. Chàng mồ côi cha mẹ, sống như con don,
con dim. Con don, con dim sống thui thủi, đi đường riêng, ăn uống thế
nào không
ai biết được. Khó chẳng bao giờ tham dự những cuộc hội tụ, hội hè ở
bản. Phần
vì Khó nghèo, phần Khó xấu trai. Chàng bị đậu mùa, mặt rỗ chằng chịt.
Người Khó
dị dạng: hai tay dài chấm đầu gối, đôi chân khẳng khiu, lúc nào đi cũng
như
chạy. Con don, con dim có đi bao giờ?
Thấy
Khó đi săn nhiều người ngạc nhiên. Người ta càng ngạc
nhiên khi thấy Khó săn hổ không phải để lấy bùa phép may mắn cho chàng
mà để
lấy thuốc về chữa cho Pùa. Đêm đêm, họ thấy Khó đứng dưới chân sàn nhà
Pùa đờ
đẫn như kẻ si tình, cũng giống như tên ăn trộm.
Người
bản Hua Tát không biết Khó đi con đường nào tìm vết
hổ. Đường của con don, con dim, hổ cũng không biết. Con hổ thấy sự nguy
hiểm.
Nó thay đổi chỗ ở, thay đổi đường đi. Khó và con hổ săn nhau từng giờ...
Một
đêm, người ta đang ngồi kể chuyện ở sàn nhà Pùa thì nghe
tiếng súng nổ. Tiếng súng kíp âm như tiếng sấm. Có tiếng hổ gầm dữ dội
vang
trong khe núi.
Hổ
chết rồi! Đúng Khó bắn chết hổ rồi. Cả bản kinh hoàng sôn
sao như rừng gặp bão. Người ta reo hò. Nhiều người vừa reo vừa trào
nước mắt.
Trai bản đốt đuốc lên rừng tìm Khó.
Gần
sáng, người ta mới tìm thấy Khó và xác con hổ đã chết.
Cả hai lăn xuống vực sâu dưới suối. Khó bị gãy lưng, mặt chàng đầy vết
cào cấu
của hổ. Con hổ bị bắn toác đầu. Viên đạn bắn gần xé rách trán hổ xuyên
vào tận
óc.
Nhưng,
điều kỳ lạ nhất là ngực con hổ đã bị rạch đi, trái
tim của nó không còn đấy nữa. Vết rạch của dao còn mới, máu bết hai bên
vết
rạch chảy ròng ròng, sủi thành bọt như bong bóng. Đã có kẻ nào đánh cắp
trái
tim hổ!
Tất
cả trai bản Hua Tát lặng im, cúi gằm mặt xuống. Họ hổ
thẹn, căm giận, chua xót.
Hơn
mười người chết trong mùa đông ấy vì con hổ dữ. Thêm hai
người nữa chết dần sau câu chuyện đó. Hai người ấy là Pùa và Khó...
Người
bản Hua Tát đã chôn con hổ ngay nơi hổ chết. Không ai
nhắc lại huyền thoại về sự mầu nhiệm của trái tim hổ. Người ta quên nó
đi như
quên bao điều cay đắng xảy ra trên thế gian này. Điều ấy cũng cần.
Còn
nhớ chuyện này, bây giờ có lẽ chỉ rất ít người.
Truyện
thứ hai: Con Thú Lớn Nhất
Ngày
ấy ở Húa Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường
nào chuyển đến. Họ đựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. Nhà ấy
chỉ có hai
vợ chồng đều luống tuổi, đi đâu cũng có nhau. Người vợ lúc nào cũng âm
thầm, im
lặng, suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy
guộc, mặt
sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất
những tia
lân tinh lạnh lẽo.
Người
chồng là tay thợ săn cự phách. Khẩu súng kíp trong tay
lão như có mắt. Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú
rừng
nào thoát chết. Đằng sau nhà lão, lông chim, xương thú chất đầy thành
đống.
Những đống lông chim xơ xác đen xỉn như màu mực tàu, còn những đống
xương thú
màu đá vôi thì lốm đốm những vệt nước tủy vàng khè, hôi hám. Những đống
ấy to
như những cái mả. Lão thợ săn như là hiện thân thần Chết của rừng. Chim
chóc và
thú rừng sợ hãi lão. Cánh thợ săn ở Hua Tát vừa ghen tị, vừa bất bình
với lão.
Lão không tha con vật nào trong tầm súng của mình. Có người kể rằng đã
tận mắt
nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa. Một con công đang múa
nhé: cái
đầu cong như lá lúa, cái đuôi xòe nửa vòng cung với đủ màu sắc, tia
nắng mặt
trời hắt ánh lửa lấp lánh như vàng, đôi chân kheo khéo lượn vòng. Chỉ
có tình
yêu thì mới lượn vòng tinh tế như thế. Con công đang múa, thế mà –
"Đùng" – khẩu súng trong tay lão giật lên, phụt ra một lưỡi lửa đỏ.
Con công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhòe máu. Vợ lão già
đến,
khô đét, đen ngòm, âm thầm nhặt con công cho vào cái lếp [giỏ đeo.
CTTG] sau
lưng.
Tuy
vậy, suốt đời lão già chỉ săn được những con chim, con
thú bình thường. Lão già chưa bao giờ săn được một con thú ba bốn tạ
thịt. Khẩu
súng của gã chỉ bắn được những con vật nhỏ ngu ngốc. Đấy chính là điều
gã khổ
tâm dằn vặt.
Cả
bản Hua Tát xa lánh vợ chồng lão, không ai nói chuyện,
chơi bời với gia đình lão. Nhìn thấy vợ chồng lão, người ta tránh ngoắt
đi. Cứ
thế gã thợ săn sông cô đơn bên người vợ âm thầm.
Cuối
năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc
trốn biệt, không có dấu chân một con thú nào ở trong rừng. Chưa bao giờ
người
Hua Tát sống vất vả đến thế. Người ta đồn là Then bắt đầu trừng phạt.
Lão thợ
săn ngụ cư kiếm ăn cũng rất khó khăn. Vợ chồng lão lang thang khắp
rừng. Lần
đầu tiên trong đời lão gặp phải cảnh này. Ba tuần trăng, khẩu súng của
lão
không hề được nổ. Lão già dậy từ gà gáy canh ba vác súng đi đến tối
mịt. Người
vợ gầy của lão không còn đủ sức đi theo chồng nữa. Mụ ở nhà nhóm lửa
chờ đợi.
Ngọn lửa mụ nhóm như có ma ám, không đỏ mà lại xanh lét như mắt chó sói.
Lần
ấy lão già đi vắng cả một tuần liền. Người lão mệt lả.
Đầu gối lão chùn xuống, các bắp thịt nhão ra tưởng chừng có thể dùng
tay bấu
được như bấu những con vắt nhẽo bết máu. Lão đã lết khắp nơi mà không
gặp gì.
Đến một con chim sâu, thậm chí một con bướm lão cũng không thấy. Lão
hoang mang
sợ hãi. Then đã trừng phạt thế gian như lời người ta đồn đại chăng?
Cuối
cùng, mệt lả, lão già kiệt sức phải lết về nhà. Đến con
suối đầu bản, lão dừng lại nhìn về nhà mình. Nhà lão có ánh lửa, cái
ánh lửa
xanh lét, chắc là vợ lão vẫn thức đợi chồng. Lão nhắm nghiền đôi mắt
đục và sâu
hoắm lại. Ngẫm nghĩ một lát, lão lộn lại rừng. Mũi lão đã đánh hơi thấy
mùi
thú... Lão gặp may thật. Lão đã nhìn thấy nó. Cái con công ấy đang múa.
Kìa,
đôi chân con công di chuyển nhẹ nhàng về phía bên phải, cái đuôi xòe
thành
đường tròn lại dịch về phía bên trái, cái ánh xanh gay gắt trên túm
lông đầu
của nó rực rỡ làm sao! Lão già giương súng lên: "Đùng!" Phát súng nổ.
Lão nghe tiếng rú thất thanh. Lão chạy lại con thú bị bắn ngã. Đấy là
vợ lão.
Mụ đi ra rừng đợi lão, tay mụ còn cầm bộ lông chim công.
Lão
thợ săn nằm sấp xuống, úp mặt vào vũng máu trên lớp lá
mục nồng nồng, ngái và hoi như mùi chuột.
Miệng
lão hộc lên như tiếng lợn lòi. Lão nằm thế rất lâu.
Mây đen xà xuống thấp, khu rừng tối sẫm, nóng hâm hấp như da người sốt.
Gần
sáng, lão già bỗng đứng phắt dậy nhanh như con sóc. Lão nảy ý định lấy
các vợ
lão làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình. Lão nằm trong
bụi cây
gần cái xác thối rữa của vợ lão một xải tay, đạn lên nòng, khắc khoải
chờ đợi.
Nhưng Then đã trừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có
cái chết
đến với lão.
Ba
ngày sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi
bụi cây. Một vết đạn xuyên qua trán lão. Lão đã bắn được con thú lớn
nhất đời
mình.
Nguyễn
Quốc Trụ giới thiệu.