TẠP GHI
|
Hồi
ức thủng lỗ
'Lẽ
dĩ nhiên, một cách nào đó, con đường từ St. Petersburg
tới Stockholm đi qua địa ngục, nhưng một con người với nghề nghiệp như
tôi, ý
niệm đường thẳng - con đường ngắn nhất nối hai điểm - đã mất hết sự
quyến rũ
của nó từ lâu rồi.' (Joseph Brodsky, Diễn văn nhận Nobel văn chương)
Di
dân, kẻ lưu đầy, người xa xứ, gã tị nạn, tay suốt đời
lang thang, người của mọi nơi... ý nghĩa những từ cứ thế thay đổi,
nhưng chúng
đều chỉ một trạng thái chung: không (ở) nhà, hoặc đâu cũng là nhà; hai
mặt của
một đồng tiền. Trong hầu hết trường hợp, nó có nghĩa: có một khoảng
cách với
tiếng nói mẹ đẻ.
Như
vậy thì sao? Không còn cơ hội 'đi thực tế', để 'viết'?
Hay ngược lại, đây là kích thích tố sáng tạo, như Hannah Arendt khẳng
định,
trong 'Chúng tôi, Những người tị nạn': Để xây dựng lại cuộc sống, người
ta phải
mạnh, và lạc quan. Do đó, chúng tôi rất lạc quan. Sự lạc quan của chúng
tôi
thật đáng mến, ngay cả khi chúng tôi chỉ rì rầm với nhau, về chuyện
đó.' Dù
nhăn nhó, dù chua chát cỡ nào, đây là một con dao hai lưỡi: 'Lưu vong
thật hấp
dẫn, một cách kỳ cục, khi nghĩ tới, nhưng thật khủng khiếp, khi (phải)
kinh
nghiệm.' (Edward Said). Rồi ông tiếp tục hỏi: 'Nếu lưu vong thực sự,
là: thôi
rồi chẳng còn chi, ra đi là hết rồi; tại sao nó biến thành 'motif' giầu
có, đầy
hấp lực, của văn hóa hiện đại?... Văn hóa Tây phương Hiện đại, một phần
lớn tác
phẩm là của những lưu đầy, di dân, tị nạn. Và ông kết luận: lưu vong có
cái thú
riêng của nó. (Cứ bật cái computer lên, là đã thấy ở nhà rồi. Phạm Thị
Hoài,
Gió Đông 3). Ở đây, theo Said, là ý nghĩa đặc biệt, về thành tựu, cống
hiến, mà
con người có được, theo kiểu 'viết như chẳng có gì xẩy ra, làm như vẫn
ở nhà'!
Tôi
không là di dân, mà cũng chẳng bị tống xuất.
Thế
giới bị huỷ diệt không phải của tôi. Tôi chẳng hề biết
nó.
(I
neither emigrated nor was deported.
The
world that was destroyed was not mine. I never knew it.
Henri
Raczymow, 'Memory Shot through with Holes').
Đối
với 'hậu duệ' của những kẻ sống sót từ Lò Thiêu, chúng
là những lưu vong từ một thế giới không còn hiện hữu, đã bị xóa,
erased,
deleted; một thế giới chúng chẳng hề nhìn thấy, sẽ chẳng bao giờ nhìn
thấy. Ở
đây, lại là một ước muốn khác, không chỉ cảm, và hiểu, mà còn là
're-member',
tái dựng, tái nhập, thay thế, sửa chữa (re-build, re-incarnate,
replace,
repair). Với những kẻ sống sót từ một thế giới điêu tàn, hồi ức không
chỉ là
một hành động nhớ lại, mà còn là tưởng niệm, một tưởng niệm với đầy đau
thương,
giận dữ, chán chường. Cho dù như vậy, mối nối vẫn còn. Với con cái của
họ, đứt
đoạn hoàn toàn, hết mong xây cầu, bắc nhịp. Hồi ức của chúng là ở bậc
nhì, hồi
ức 'hậu-hồi ức'.
Hậu
hồi ức của lưu đầy xứ người, là một hình thức thật mãnh
liệt, bởi vì nối kết của nó với đối tượng, hay cội nguồn, không được
suy nghiệm
thông qua nhặt nhạnh (recollection), nhưng qua đầu tư tưởng tượng, và
sáng tạo.
Hậu hồi ức Holocaust toan tính chuyện xây cầu, không chỉ cho một chia
lìa nhất
thời (temporal divide). 'Nhà' đối với những hậu duệ này, luôn luôn là ở
đâu đó,
bất cứ đâu, chẳng đâu; ngay cả khi họ có dịp trở về Vienne, Berlin,
Paris...
bởi vì những thành phố mà họ có thể trở về đó, không còn là những thành
phố cha
mẹ họ đã sống, như 'nhà' Do-thái trước diệt chủng; thay vì vậy, những
thành
phố, nơi diệt chủng đã xẩy ra, từ đó, hồi ức của chúng bị tống xuất.
Hậu
hồi ức có nhiều dạng, nhiều tên gọi: hồi ức trống
(absent memory), hồi ức thủng lỗ (mémoire trouée, bị bắn thủng, memory
shot
through with holes). Cuộc sống diasporic của những thế hệ hậu-chiến là
một
'diaspora des cendres'.1 Với nhà văn nữ Nadine Fresco, hồi ức trống này
có
nghĩa: nơi nguồn cội chỉ còn là tro than (the place of origine has been
reduced
to ashes). Không có trở về, (làm sao có chuyện một nghĩa như nhau?).
Nhà văn
người Pháp, Henri Raczymow nhấn mạnh: sự thiếu, trống đó là điều kiện
phải được
gìn giữ, và đừng bao giờ 'xây cầú: 'Trong việc làm của tôi, một trống
vắng như
thế có thể khả hữu, do hồi ức thủng lỗ mà tôi đã nói tới. Với tôi đây
là động cơ
viết. Những cuốn sách của tôi không phải để lấp đầy sự trống vắng, khâu
vá
những lỗ thủng - Tôi đâu có tầm thường như vậy: viết để chống lại sự
quên lãng;
nhưng mà là để trình bầy nó, đúng như một trống vắng'. Ở đây, ông mượn
ý niệm
thời gian mang tính không gian (spatial conception of time) của Kafka
(những
năm 1920): Nếu trái đất quay về bên phải..., tôi phải quay về bên trái,
để bắt
kịp quá khứ. 'Si la terre tourne à droite..., je dois tourner à gauche
pour
rattraper le passé'). Do-thái Âu-châu hậu chiến quay về trái hoài hoài,
nhưng
chẳng bao giờ bắt kịp quá khứ.
'...
quá khứ của chúng tôi là một xứ lạ mà chẳng bao giờ
chúng tôi hy vọng thăm viếng.'
'Tôi
không phải là một di dân, tôi chẳng hể bị tống xuất,
cái thế giới bị huỷ diệt không phải của tôi... Nhưng tôi, như cả lũ
chúng tôi,
là những đứa trẻ mồ côi của thế giới.'
Tôi
là tên già, còn anh là kẻ truy tìm quá khứ.
Tôi
chẳng biết gì về Konsk. Ai có thể nói với tôi về Konsk,
một cái bóng của những cái bóng, và không có mồ?
Tên
của những người đã chết không phải là để giỡn chơi,
Simon?
(Raczymow:
Những câu chuyện Lưu đầy, và Lãng quên).
Thời
kỳ những đợt sóng di dân đầu tiên từ Đông Âu qua Tây
phương, tiếp theo những vụ làm cỏ Do-thái đầu thế kỷ, có một truyền
thống giữa
những cộng đồng diasporic, dựa trên những tập tục tưởng niệm xa xưa, và
thời
trung cổ, cốt cho con cháu họ đừng quên nguồn gốc, qua yizker bikher,
những
cuốn sách tưởng niệm. Do-thái sống sót sau Lò Thiêu cũng tiếp nối
truyền thống
đó (Có cỡ chừng trên 400 cuốn sách như vậy, chỉ riêng của cộng đồng
Ba-lan).
Chúng chứa đựng những dữ kiện lịch sử, cuộc sống cộng đồng trước khi bị
huỷ
diệt, và những chi tiết về tội ác diệt chủng nhằm xoá sạch họ; những
hình ảnh,
từng người, từng nhóm, như muốn khơi dậy cuộc sống, trước đó. Những cố
gắng tìm
kiếm tro cốt những người thân trong gia đình, mong sao có ngày nắm tro
than
được chôn cất đàng hoàng, với những lời cầu siêu tưởng niệm dành cho
người đã
chết. Đây là một cố gắng, nói theo Raczymow: tạo mồ mả, cho những người
không
có mồ (thay take the place of graves for those who had no graves). Cuốn
Những
câu chuyện Lưu đầy và Lãng quên (Contes d'exil et d'oubli) của ông cũng
tương
tự, nhưng nó có một hình thức hoàn toàn khác biệt, khắc hoạ sự khác
biệt giữa
hồi ức và hậu hồi ức. Trong khi những cuốn yizker chứa đựng những chứng
tích,
hồi tưởng, làm sống lại, những câu chuyện của Raczymow là những tái cấu
trúc,
chúng không giả đò giấu diếm, nguỵ trang, về một liên hệ với quá khứ
'vô danh'
unknown: Tôi chẳng biết gì về Konsk, nhân vật Mathieu Schriftlich, một
sử gia
nhấn mạnh. Trong khi Simon kể chuyện, Mathieu để mặc cho mình trôi vào
trống
vắng hồi ức.
Cuốn
sách của ông không có hình ảnh, chỉ là lời nói, lời
viết. Không có những bức hình về con người, đường phố Konsk:
Làm
sao người ta có thể hoài hương, từ những bức hình như
thế, đó chỉ là dơ dáy, buồn rầu, nghèo đói? (Comment peut-on avoir la
nostalgie
de ce que représentent ces photos, c'est à dire saleté, tristesse,
pauvreté?)
(Từ
bài viết của Susan Rubin Suleiman, Dẫn nhập, và của
Marianne Hirsch, Past Lives: Postmemories in exile, trong Exile and
Creativity,
nhà xb Duke University Press, 1998)
1
Diaspora của tro than. Diaspora: Do-thái lưu vong kể từ
năm 538 trước Công nguyên.
Nguyễn Quốc Trụ
|