Lá Huyết Thư, như trong trí
nhớ của tôi còn giữ lại được,
hoặc tưởng tượng ra được, là câu chuyện thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh.
Chúa
Trịnh, một lần vào nam, trong một lần vi hành, đã gặp một cô gái quê.
Thế là
một cuộc tình xẩy ra giữa "chàng trai xâm lược", và cô gái "bản
địa". Cô gái có thai, được Chúa Trịnh để lại "lá huyết thư"
(huyết này không biết lấy ở đâu ra, chắc là của cả hai), và dặn dò, nếu
ta
chiếm được miền nam, sẽ đón nàng, còn trong trường hợp ta thua chạy về
bắc,
nàng và con ra gặp ta…
Thế rồi lớn lên,
theo với cuộc chiến, ở
miền nam, tôi cứ bị
ám ảnh hoài, bởi câu chuyện đọc từ hồi còn nhỏ, ở miền bắc. Rồi tôi tự
hỏi, tại
sao tác giả cuốn tiểu thuyết lại "tiên tri" được biến cố sau đó, ngay
từ hồi còn thực dân, chưa hề có một "điềm triệu" nào cho thấy cuộc
chiến "người chết hai lần, thịt da nát tan", mãi sau này…
Tiểu thuyết lịch sử
Với câu chuyện cực ngắn Chữ Ký, chúng ta nhìn về trong nước.
Cái me-xừ Potemkine, phải chăng là chủ nghĩa hiện thực xã hội (thứ
thiệt?), mà
những anh chàng Chouvalkine vẫn hy vọng viết dưới ánh sáng của nó?
Nhìn lại VHHN
Làm sao người ta có thể hoài hương, từ những bức hình như
thế, đó chỉ là dơ dáy, buồn rầu, nghèo đói? (Comment peut-on avoir la
nostalgie
de ce que représentent ces photos, c'est à dire saleté, tristesse,
pauvreté?)
Hồi
Ức Thủng Lỗ
Những ý
niệm (đao phủ) ngồi
thiền (Bùi Minh Quốc), đắc đạo, vác thánh giá... hiện nay rất phổ
thông, trong
giới viết lách ở trong nước. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng viết về
một cô
bạn hiện ở nước ngoài, gửi thuốc men cho ông, kèm lời hỏi thăm: vẫn còn
vác
thánh giá? Ông cũng coi Văn Cao, một nghệ sĩ lớn đã tự chọn cho mình
một bi
kịch (thánh giá?) lớn.
Theo tôi, đây là một phản ứng
ngược, trước cuộc đời, trước thất bại của chiến thắng Miền Nam.
Đọc
Chân Dung và Đối Thoại của TĐK
Người ta thường tự
hỏi: tại sao một cuộc chiến như thế, làm nhức nhối lương tâm toàn thể
nhân
loại, lại không đẻ ra được một tác phẩm lớn nào; không phải chỉ văn
chương bản
địa mà luôn cả văn chương thế giới?
Tại sao, sau một
cuộc bỏ nước ra đi như thế, làm nhức nhối lương tâm toàn thể nhân loại,
văn
chương hải ngoại không đẻ ra được một tác phẩm lớn nào?
Liệu một câu hỏi
như thế - tác phẩm lớn - đã trở nên vô nghĩa? Đây là giả-vấn đề? Hoặc
vẫn có
tác phẩm lớn, nhưng nó không giống như quan niệm cũ về nó?
Nhân
vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être
problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm
những
giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện
(chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng
tới, một
chuyển động Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc
hành trình bắt đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges
Lukacs).
Tôi
coi Bérénice (1)... là viên đá mẫu của tuyệt bi trong
văn chương tây phương hiện đại. Một người đàn ông một người đàn bà nói
giã từ.
Thiên thu vĩnh viễn. Trong cơn tận, mọi ánh sáng cùng một lúc được thu
gom để
tắt ngấm. Như trong một viên ngọc, của một mầu đen huyền, tuyệt, tuyệt.
George Steiner, Tuyệt Bi, Absolute Tragedy. (2).
Chiều nay Sàigòn đổ trận mưa đầu mùa
Tác phẩm ngang tầm thời đại, theo Hai Lúa, chỉ Việt Nam mới đủ cơ
hội cơ may có được. Vì nó sẽ là thành tựu của hai cái bẩn, cái nhục,
"giao
lưu hoà giải" với nhau.
Một, là cái đau nhục thắng trận, thay vì có được cái nhà Việt Nam to
lớn hơn đàng hoàng hơn, thì chỉ có một con bọ.
Một, là cái đau nhục mang đau nhục thất trận đi khắp năm
châu bốn biển.