*





3

Khi viết Đi tìm một tác phẩm sẽ có - bài số 1 cho tờ Vấn Đề ngày nào -  trong thâm tâm của một thằng vừa mới tập tành viết, là giấc đại mộng:
Tác phẩm sẽ có đó, sẽ do "ta" viết!

Bây giờ, cái ảo tưởng vinh quang ngời ngời đó không còn!

Bây giờ, nhận ra điều này: Tác phẩm sẽ có đó, phải nói về điêu tàn. Không phải về vinh quang.
*
Điêu tàn là điểm khởi đầu của bất cứ một suy nghĩ nghiêm túc về văn chương và chỗ đứng của văn chương trong xã hội. Văn chương đụng - một cách thiết yếu, một cách liên tục - tới hình ảnh của con người, tới vóc dáng và động cơ hành xử của con người. Bây giờ, chúng ta không thể xử sự - cho dù là nhà phê bình hay giản dị là một con người hữu lý - như thể chẳng có một liên quan riết róng nào đã xẩy ra cho sự cảm nhận của chúng ta, về khả năng của con người; như thể việc làm cỏ - bằng cái đói và sự hung bạo - cỡ chừng 70 triệu đàn ông, đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và Nga Xô trong thời kỳ 1914 và 1945: chuyện như vậy đã không lay động tới gốc rễ phẩm chất nỗi quan hoài, niềm âu lo của chúng ta. Chúng ta không thể giả đò rằng [trại tù] Belsen chẳng liên quan gì tới cuộc sống có trách nhiệm của trí tưởng tượng. Điều con người làm tổn thương con người, vào ngay đúng lúc này, đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của nhà văn - cái giếng sâu không thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người - và nó đè lên não, một vết đen mới.
Nhân Văn

Và trộn vào giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà văn. Sẽ viết một truyện dài nối liền được hai thành phố
Lần Cuối Sài Gòn
*
Tác phẩm ngang tầm thời đại, theo Hai Lúa, chỉ Việt Nam mới có đủ cơ hội, cơ may, có được. Vì nó sẽ là thành tựu của hai cái bẩn, cái nhục, "giao lưu hoà giải" với nhau.
Một, là cái đau nhục thắng trận, thay vì có được cái nhà Việt  Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn, thì chỉ có một con bọ.
Một, là cái đau nhục mang đau nhục thất trận đi khắp năm châu bốn biển.

Hai "Đại Ác" đó, hoà nhập vào nhau, mới đẻ ra được nhân tính, Phật tính, giống như trường hợp hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn, nhờ ông sư già sử dụng Qui Tức Công, mới thúc đẩy hai tên Đại Ác đó "giao lưu hòa giải".
Bởi vậy, ngay cả chuyện giao lưu hoà giải cũng đâu dễ!
Đâu có phải cứ ra rả chửi, hết Mẽo, hết thây ma VNCH, tới cờ ba que, rồi xin bắt tay với VC, là nó cho bắt tay đâu!
Muốn bắt tay với VC, phải là một thằng VNCH thứ thiệt! Biết nhục cái nhục thua trận. Ba cái thằng bỏ chạy, mần chi được ba chuyện lớn?
Mấy ông sạch quá, đi chỗ khác chơi cho được việc. Hay là cứ ở mẹ nước ngoài, đừng xin về phục vụ đất nước, VC đếch cho về đâu!
Hơn nữa sạch như thế, về bên đó, bửn quá, chết đấy!
Đây là nỗi lo của rất nhiều người, một nỗi lo trần tục có, mà "siêu hình"  cũng có. Cái anh chàng dũng sĩ trong Cửa Tùng Đôi Cánh Gài [truyện ngắn của Nhất Hạnh], nếu cứ ở trên chùa, trên đỉnh núi, đừng hạ sơn, đâu có bị biến thành quỉ!

Nhà văn Do Thái, Amos Oz, trong tiểu luận [làm nhan đề cho cả tập] Hai cái chết của bà tôi, [bản tiếng Pháp dịch từ tiếng Hebreu, Les deux morts de ma grande-mère] kể:

"Bà của tôi chết vì sạch. Từ Ba Lan về Jerusalem, ngay bữa đầu tiên, một ngày đẹp trời vào mùa hè năm 1933, bà đưa cặp mắt khiếp hãi nhìn người, phố, chợ búa, và la lên: "Đông Phương đầy vi trùng". [L'Orient est plein de microbes]. Đó là lời phán của bà, trong suốt 25 năm trời. Tôi chắc chắn, ngay từ ngày hôm sau, bà ra lệnh cho ông chồng khốn khổ, mỗi sáng thức dậy, phải có trách nhiệm xịt thuốc DDT khắp căn hộ, mang mấy tấm nệm ra rũ cho ra trò, cho bật hết vi trùng cùng bụi bặm. Suốt thời thơ ấu của tôi, tôi đã chứng kiến cảnh, ông tôi chiến đấu một cách điên cuồng giận dữ với mấy tấm nệm chẳng khác gì anh chàng Đông Qui Xốt chiến đấu với những cối xay gió.
Không một trái cây, một lá rau được quyền vô nhà mà không bị nấu nước sôi cho chín nhừ! Bánh mì thì phải lau bằng cái khăn có nhúng nước khử trùng mầu hồng hồng có tên là "Cali". Sau khi ăn xong, không có chuyện rửa chén, mà phải bỏ chúng vào nồi đun sôi lên!
Riêng bản thân, bà thực hiện mỗi ngày ba lần tắm nước nóng.
Nhưng đây mới là điều đáng kể, và là cái 'tiếu lâm', cái 'khúc mắc' của câu chuyện: Bà sống rất thọ. Khi tới tuổi 80, vị y sĩ bèn nói với bà rằng, bà phải từ bỏ ba cữ tắm mỗi ngày, nếu không, ông ta không chịu trách nhiệm những hậu quả của nó. Bà bỏ ngoài tai lời cảnh cáo, nhất quyết không chịu thua lũ vi trùng!
Và chết ở trong bồn tắm!
Tôi không hề được nhìn thấy tờ chứng tử, nhưng có lẽ, họ sẽ để là, chết vì đứng tim, đại khái như vậy. Nhưng, tôi quả quyết, bà tôi chết là do sạch quá!"