*




2

"Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13).
Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói

Cái huỷ diệt thì hoàn tất, bạn có thể liên tưởng tới một hình ảnh cụ thể, là cuộc chiến Việt Nam, những điêu tàn sau đó, và điêu tàn đẻ ra... điêu tàn: Chúng ta có một con bọ VC!
Cái phủ định thì cứu vớt chính là trường hợp xuất hiện những Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, nếu người ta còn nhớ một định nghĩa về nhà văn: Kẻ bắt buộc phải giữ cho được một khoảng cách với thời đại của mình.
 
Phải nói "không" với nó. Đây là định nghĩa nhà văn, như là một "bad conscience" của thời đại. "Bad conscience", một trong những ý nghĩa của nó là "ý thức tự vấn".
Kết hôn với đất nước, thề không phản bội, nhưng đừng... vồ vập "ẻn"quá!

Theo nghĩa đó, tôi chọn Những Ngọn Gió Hua Tát  và Tướng Về Hưu của Nguyễn Huy Thiệp.
Những Ngọn Gió viết khi ông đi ẩn, ở trên núi. Tướng Về Hưu,  là kẻ xuống núi, sống, tham dự vào cuộc nồi da nấu thịt đó, có phần đóng góp của mình ở trong đó, và... về hưu!
Phải có phần đóng góp của mình, mới được! Những kẻ bỏ chạy, là đếch có tiếng nói, chẳng thể có tiếng nói, là vậy!

Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
Nước Cờ Hư Trúc

Phải chấn thuơng nặng nề tới cỡ nào, phải đau đớn đến đến cỡ nào, mới đẻ ra được một ông tướng về hưu như thế chứ!
Một ông viết trong tối thui, trong tủi nhục, viết như nhả những miếng thịt heo nuôi bằng thai nhi ra khỏi miệng, cho chúng biến thành chữ, để "thanh tẩy cho cả văn chương lẫn đời sống", một ông viết dưới ánh sáng của Đảng, viết với một lương tâm trong sáng, phân biệt rõ ràng, kìa, anh nhìn, cái thằng đang đếm tiền nhanh thoăn thoắt kia... (1), hai ông đó, mà cho ngồi cùng một chiếu văn học, thì... kẹt quá, thưa nhà phê bình họ Vương!
(1)-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tô Hoài: Cát Bụi Chân Ai

Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn - ở đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai, là để "tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Một chuyến đi
*
Lạ một điều, Hai Lúa đọc đi đọc lại cái truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê của Kafka, và cứ tưởng tượng ra tất cả những thanh niên miền bắc đều là ông y sĩ miệt vườn đó, trong một đêm mưa gió bão bùng, Đảng gióng lên hồi chuông báo động, Mẽo sắp cướp mất miền nam, thế là, anh nào anh nấy xung phong, xung phong, đường ra trận mùa này đẹp lắm, sau cùng mới ngã ngửa ra rằng thì là, báo động hoảng. Đúng như DTH đã từng than: "Chúng ta đã bị bội phản"!

Y sĩ Đồng quê" (1919), là câu chuyện một y sĩ vườn, bị đánh thức trong đêm bão tuyết, tới bên giường một người bịnh nặng. Viên y sĩ đáp lời, vượt vài trở ngại kỳ cục, tới bên giuờng, nhưng không thể giúp người bệnh. Sau cùng, ông thấy mình "với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, thân già lạc lõng". Ở cuối chuyện, viên y sĩ nói: "Bị lừa! Bị lừa!". Câu văn đóng chuyện đẩy người đọc về phần mở đầu, để tìm cho ra, nơi đâu, chỗ nào, viên y sĩ đã phạm lỗi lầm, một và chỉ một mà thôi; một lỗi lầm chẳng thể nào sửa chữa. Nhìn bề ngoài, phần kết thúc câu chuyện chứa đựng một (ý hướng) đạo đức nào đó. Có vẻ như, nếu viên y sĩ biết sớm điều này, ông có thể tránh được lỗi lầm định mệnh (the fatal mistake).
Khúc gỗ trong giòng suối ngập
*

Tại sao ông phó mặc tính mạng của ông vào một tên chăn ngựa?
Bởi vì có một người bịnh ngặt nghèo đang đợi tôi, tôi lại không có ngựa.

-Tại sao cú gọi này lại nặng nề đối với ông, hơn là những cú khác?
Lần này "chắc tôi phải hy sinh Rose" (1).
Kafka: Y sĩ đồng quê

Cô gái Rose hình như đã nói ra những điều kiện thực sự của tờ khế ước, của Kafka: "Bạn chẳng thể nào biết điều bạn đang tìm, trong chính căn nhà của mình".
Tội lỗi ngồi thu lu đằng sau "cánh cửa ọp ẹp của cái chuồng heo đã bỏ hoang từ bao nhiêu năm tháng..."
Khúc gỗ trên giòng suối ngập

(1) Câu trả lời của viên y sĩ miệt vườn làm Hai Lúa liên tưởng tới cái cảnh kép độc trong Nỗi Buồn Chiến Tranh bỏ mặc em gái hậu phương bị "bóng đè', nhất quyết vào Nam chiến đấu, đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào, đi theo con đường ra trận mùa này đẹp lắm!
"Chắc tôi phải hy sinh Rose"! Ôi chao, Hai Lúa lại nhớ Bông Hồng ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, của thằng bé mắt lác [lé], tức Hai Lúa ngày nào .
Cô con gái địa chủ bị cả một miền đất bỏ đói, khát, bịnh, trong căn nhà của bố mẹ cô để lại, sau khi hai ông bà bị đấu tố đến chết. Cô gái khát quá, cố vượt "tường lửa", bò ra ao làng, ngay đầu ngõ, nhưng vừa đến bờ ao, là đi luôn.
Lần Hai Lúa về lại Bắc, về lại làng, hỏi, bà chị nói, Hai Lúa cảm thấy chưa bao giờ thù ghét cái làng của Hai Lúa như là lần đó.
Và cũng chính trong cơn đau đớn để cho lòng thù hận lấn áp tất cả, Hai Lúa nhớ ra tên họ đầy đủ của cô. Luôn ánh mắt của cô, lần gặp gỡ cuối cùng, Hai Lúa về làng trước khi bỏ vào Nam.
Đó là ánh mắt nói, anh đi đi, hãy cố mà tự cứu lấy thân, đừng bao giờ trở về làng này nữa.
Và nói, tên của tôi là Trương Thị Hồng.
*
Trong Những Ngày Ở Sài Gòn, Hai Lúa có tả cảnh một thằng bé Bắc Kỳ, trước khi bỏ vào Nam, xách va li về làng, đứng bên này bờ sông, hú một tiếng, làm nước sông Hồng nhảy quẫng lên, đỏ đục ngầu. Hú xong, thằng bé bỏ đi.
Cảnh trên, Hai Lúa muợn ở rất nhiều người, nhiều cảnh. Trước hết, đó là hình ảnh của anh chàng Cẩn, Phạm Năng Cẩn, một trong thất hiền. Anh bỏ vào Nam, nhưng trước khi đi, nhớ mẹ quá, bèn về quê, để cho mẹ xoa đầu lần cuối.
Hai cái va li, là của Hai Lúa. Đúng ra là hai cái rương đựng sách.
Tiếng hú đó, là mượn của anh chàng Thạch trong Ung Thư, của Thanh Tâm Tuyền. Có thể như vậy.
Bởi vì, không hiểu, Hai Lúa, lúc viết Những Ngày, đã đọc cái xen trên chưa. Hoặc TTT đã viết cái đoạn đó chưa.
Ung Thư  đăng từng kỳ trên Văn, hình như vậy. Hay trên Bách Khoa?