"Vụ án" PD
Tại sao chủ đề “75 Năm
Âm Nhạc Việt
Nam” mà lại không có một
nhạc phẩm nào của nhạc sĩ Phạm Duy, người có số lượng tác phẩm lớn lao
nhất của
nền âm nhạc VN?
Nhạc sĩ, MC Nam Lộc chỉ xin đưa ra một câu trả lời thật ngắn
gọn và xin miễn phải dẫn giải dài dòng như sau: “Sở dĩ Trung tâm Asia
không
giới thiệu một ca khúc nào của nhạc sĩ Pham Duy trong bộ DVD Asia 48
‘75 Năm Âm
Nhạc Việt Nam’, vì chúng tôi làm theo lời yêu cầu của ông bằng tất cả
sự kính trọng”.
[Calitoday online]
Tôi được ông cho biết rằng… gần đây, ở hải ngoại có người
làm một chương trình nhạc, ôn lại một chặng dài của âm nhạc Việt Nam,
trong đó
người nghe không còn bị nghe nhạc của Phạm Duy… Ông không biết rằng
chính gia
đình chúng tôi đã từ chối sự góp mặt của nhạc Phạm Duy trong một đĩa
DVD do một
hãng buôn bán âm nhạc (chưa bao giờ là một cơ sở văn hóa) xưa rày
chuyên môn
phát hành những tiết mục nghệ thuật mị dân. Ông coi sản phẩm của hãng
buôn đó
là chuyện kể lại lịch sử Tân nhạc thì quả rằng ông là người dễ tính.
“Xế” sao
ông khó với tôi “xế”?
[Phạm Duy trả lời một độc giả talawas]
Chẳng có
gì để mà hoài nghi:
Stravinski luôn mang theo cùng với ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như
mọi người
khác. Con đường nghệ thuật sẽ khác hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt
vời ở
đây là, cuộc lữ của ông, qua lịch sử âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi
ông nhận
ra rằng, nơi chốn ra đời không còn hiện hữu, và để thay thế nó, ông
đành chọn
âm nhạc, bởi vì đâu có một xứ sở nào để mà thay thế nó?
Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ thể (Kundera). Quê hương độc
nhất, nhà
của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc, của tất cả các nhạc sĩ. Chính tại
đây, ông
quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc rễ, làm nhà.
"Tôi phải công nhận là anh Văn Cao tài hoa hơn
tôi nhiều lắm. Về nhạc, về vẽ. Về thơ. Đủ thứ. Đủ mọi phương diện. Nói
anh ấy không may thì cũng không đúng. Anh ấy đã chọn con đường của anh
ấy. Tôi cũng chọn con đường của tôi: làm một người tự do tuyệt đối.
Vào thời điểm 1951, tôi cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm.
Nhưng
tôi muốn được tự do, để sáng tác, vâng thế là tôi đi. Đi cho tới lúc
này, ngồi cạnh các anh ở Hannover, vẫn chưa ngừng nhé, (cười). Ông Văn
Cao thì ở lại. Việc đánh giá ông ấy, cũng như kết quả đến với ông ấy ra
sao thì tôi không dám nói. Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao.
Tôi
cũng thế. Văn Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ
được
chôn ở Bắc cực chăng? (cười)... "
Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa
sổ, đối với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh
hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một
hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên
cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến
còn nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang
Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn. Nhưng, nếu không có nhạc
Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới
bực nào, đối với hai bạn tù...
Mùa Thu, những di dân
...
Chấn động do nó gây nên, sau này phải nhớ lại, tôi thấy chẳng khác, nếu
phải so với lần đầu tiên được nghe bản Ngày Mai Đi
Nhận Xác Chồng, của Phạm Duy, thời gian ở trong trại cải tạo, nghĩa là
người nghe lần đầu, là tôi đó, đã có một khoảng cách thật xa với lúc
bản nhạc ra đời.
Tôi
vẫn thường nghĩ, có những tác phẩm, nó như không chịu gặp bạn ngay, vì
nó biết rằng, gặp ngay là hỏng!
Bản
Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng là vậy đối với tôi. Như thể nó được Phạm Duy
sáng tác, để dành riêng cho tôi, bao nhiêu năm tháng sau, khi cuộc
chiến đã chấm dứt, để cho tôi gặp nó, bản nhạc, ở trong một trại tù ở
miền nam. Tôi nhắc lại, phải là một trại tù, ở miền nam, có thể cũng
không xa lắm, cái nơi mà người vợ đã từng tới, để nhận xác chồng.
Nếu Đi Hết Biển
Một nhạc sĩ có tài nhưng đầy mâu thuẫn bởi hay nói
trước quên sau, một
con người đã nhiều lần rời bỏ những gì từng quý từng yêu để đến những
bờ bến lạ với hy vọng ngày mai sẽ vui thú hơn ngày hôm qua. Đó chính là
nét tính cách của nhạc sĩ Phạm Duy.
Quả là rất đúng khi có một nhà phê bình Việt
kiều đã
dí dỏm và đầy ẩn ý nhận xét về đôi mắt Phạm Duy: Một con mắt đắm đuối
lãng mạn, và con mắt kia ráo hoảnh, tỉnh táo. Chẳng biết có phải tỉnh
táo chiêm nghiệm từ trầm luân, lầm lạc của đời mình hay không mà giờ
đây ông quyết định xin Nhà nước để con trai Duy Quang được về hát trên
các sân khấu Việt
Nam?
Trích
báo Công An online
(1) Vụ Án, dùng theo nghĩa
của Kafka, như Kundera diễn giải sau đây:
Với Kafka, chúng ta có hai từ
tòa
án (tribunal), và vụ án (trial). Những từ-chìa khoá của thế kỷ chúng
ta, cùng
với chúng, sự tủi hổ, sống dai hơn chúng ta. Tha hồ chúng ta sử dụng
chúng, với
tất cả những kinh nghiệm riêng tư của mình.
Di chúc của Kafka
*
Rất ư là lạ lùng, PD làm tôi
nghĩ đến Milosz. Một ông đi, một ông về. Nhưng lạ lùng hơn, là làm nhớ
tới một bài
viết thật ngắn của Milosz, về nhà thơ của thế kỷ, mà tôi đã dịch, và
đăng
trên Tin Văn. Bài này, và nhiều bài khác của ông, cho thấy, ông tin
rằng, trong thế kỷ đọa đầy là thế kỷ 20, làm một người sạch quá, là
điều không thể, và hơn nữa, vô dụng, vô ích. Tôi tin rằng, kinh nghiệm
này có được, là do những năm ông sống dưới chế độ Cộng Sản. Một
cách nào đó, ông được trao Nobel văn chương, chính là vì phát giác ra
chân lý này.
Đây còn là kinh nghiệm Cửa Tùng Đôi Cánh Gài, [của Nhất Hạnh], câu
chuyện một dũng sĩ nhà Phật được thầy cho xuống núi hành đạo, và biến
thành Quỉ, do thân cận Quỉ. Chỉ đến khi trở về Chùa, dùng kính chiếu
yêu soi bóng mình trên dòng suối dưới chân Chùa, chàng dũng sĩ mới nhận
ra điều này.
Giả sử như dũng sĩ không trở về chùa thăm Thầy?
Giả sử như nhà thơ Milosz không đào tị, bỏ chạy chế độ Cộng Sản?
Giả sử như Phạm Duy không trở về?
Bảnh
Khi tôi thấy tôi giao hòa, in harmony, với Trời, với thế giới, với mọi
người, tôi biết ngay mình một thứ đồ dởm, đang giả đò là một kẻ khác.
Mình lại là mình, đó là khi cảm thấy tội lỗi ngập đầu.
Chuyện này xẩy ra vài lần trong đời. Ồ, lẽ dĩ nhiên, tôi muốn mình là
một thằng bảnh, một thằng đứng đắn, một gã tươm tất. Nhưng cứ mỗi lần
đeo cái mặt nạ giao hòa đó vô, là lại thấy tởm lợm, như thể đang lừa
dối người khác, và chính mình.
Milosz: Tươm Tất [Decency],
trong Chó Bên Đường, Road-side
Dog
Cuộc đời của tôi [Milosz] có lẽ là một trong những
cuộc đời quái dị
nhất. Đúng như thế. Nó thiếu cái sự trong sáng của một câu chuyện mang
tính đạo đức, như chuyện đời của Joseph Brodsky. Đang hộc máu mồm dồn
máu mũi với "con kinh ta đào chưa có nước chảy qua", tại một nông
trường tập thể ở gần Arkhangelsk, vài năm sau, ông lượm được đủ thứ
vinh quang, kể cả Nobel văn chương. Thật chẳng khác chuyện thằng khờ
được vợ đẹp trong dân gian.
Tuy nhiên, phải thậm ngu, chí ngu, mới làm việc này, ấy là với trường
hợp của tôi: Hành động khác hẳn đám đồng nghiệp, những bạn văn trong
Hội Nhà Văn, và bỏ chạy qua Tây Phương. Chỉ nội chuyện này không thôi,
là đã quá khốn nạn rồi, dưới con mắt của họ.
Bị coi như là một con chó ghẻ, chạy trốn quê hương, bạn bè, kiếm miếng
bơ thừa canh cặn của đế quốc, rồi sau đó, vinh quang, thành đạt, tất cả
những chuyện đó xẩy ra, trong giản dị chỉ một cuộc đời.
Ông kể chuyện một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình
bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả
những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như
vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả"
đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta. (1)
Là nhà thơ bẩn của thế kỷ. Sướng thật!
Tôi sợ rằng,
vào lúc này, vào những giờ phút nóng bỏng của Lò Luyện Ngục, mấy ông
thi sĩ như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận... và có thể,
có cả thi sĩ, tác giả tập Thơ Trong Tù đang rộn rã bước vào Ngày Hội
Thơ, hay Show Bình Bầu Nhà Thơ Bẩn Nhất Thế Kỷ 20 Của Nền Thơ Ca Của
Chúng Ta, cũng nên!
(1) To Wash
At the end of his life, a poet
thinks: I have plunged into so many of the
obsessions and stupid ideas of my epoch! It would be necessary to put
me in a bathtub and scrub me still all that dirt was washed away. And
yet only because of that dirt could I be a poet of the twentieth
century, and perhaps the Good Lord wanted it, so that I was of use to
Him.
*
"Lá thư của PD dù nhiều chất
mỉa mai nhưng có chứa đựng một sự thật là người Việt Nam mình vẫn chưa
thật tỉnh táo để nhìn nhận hết những thành tựu nghệ thuật của một người
nghệ sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước"
[Trích talawas].
Theo tôi, lá thư của PD [trên talawas], đúng ra không được có một tí
mỉa mai, thì mới phải. Bởi vì, phải viết nó, bằng một giọng thật là
chân thành, thì mới giảm đi được nỗi đau, của người đã từng
nghe nhạc PD từ khi còn nằm nôi, nằm võng, như độc giả mà PD viết thư
trả
lời đó.
Còn người nghệ sĩ kia, càng hiếm hoi bao nhiêu, càng phải nói tới bấy
nhiêu, vì những khóc cười theo vận nước nổi trôi, mà rất nhiều lời ca
khác nhau của cùng một bản nhạc, đã gây nên ở trong lòng người Việt, và
điều này đã được rất nhiều người, kể cả mấy ông VC, nói tới, và đây
không phải là "vấn nạn", mà là "đại nạn" mà PD, và thế kỷ XX, đã dâng
tặng cho đất nước!
NQT
*
Ông này kiêu ngạo lắm. Làm như ai cũng phải biết đến ông.
Đó là lời, tôi, lần đầu tiên qua Tiểu Sài Gòn, nghe một bạn văn, nói về
ông.
Và ông bạn văn này giải thích thêm.
Lần đó, ông mời PD dự đám cưới con ông. Khi PD tới, bạn bè của cô gái
đứng nơi cửa, lo việc tiếp tân, mới lễ phép [?] hỏi, thưa Bác, Bác
là ai?
Nghe ông bạn văn kể lại, PD giận run lên.
Đám nhỏ, tức thế hệ thứ hai người Việt ở Mỹ, xì xào mí nhau, ông già
này làm phách quá, qua ông bạn nói lại với Hai Lúa.
Hai Lúa cũng nghĩ như vậy. Nhưng đến khi kể lại câu chuyện trên, cho
một bạn văn khác nữa, ông này lắc đầu, nói, lỗi là lỗi ở cái thằng chủ
nhà, chứ không phải ở ông PD.
Ông PD giận run lên là vì thế.
Nó mời mình đến nhà nó, ăn cưới con nó, mà để cho một đứa con nít đóng
vai phú lít hỏi căn cước mình, ông là ai, thì đáng đánh đòn, chứ sao
lại chỉ có giận run lên?
Ông bạn này nói đúng quá! Đến lúc đó HL mới nhận ra.
Đúng như nghi lễ người Phương Đông, vào một cái dịp trọng đại như thế,
với một ông khách, bất cứ một ông khách nào, là bạn của mình như thế,
là ông chủ nhà phải đứng đó, đích thân mời ông bạn của mình vào cái chỗ
ngồi vinh dự nhất, sang trọng nhất, ở trong nhà mình.
Bất cứ một người bạn, đâu cần phải là PD, đến nhà mình, đều là một dịp
để chủ nhà sung sướng nịnh bạn mình một câu:
-Bữa nay vinh dự quá, Rồng
đến nhà Tôm!
Thế mới phải chứ!
Nhân đây, tôi lại nhớ đến cảnh rồng đến nhà tôm, ở Hà Nội. Những ngày
đầu VC tiếp quản thủ đô, vào năm 1954.
Mấy ông VC chơi trò tam cùng, cứ Thứ Bẩy, Chủ Nhật, rồi luôn cả ngày
thường, đều mò đến nhà đám Tề ở lại. Lúc đầu, người Hà Nội còn cố giữ
thái độ lịch sự, tiếp đón niềm nở, sau chán quá, cứ mỗi lần thấy VC
tới, là bèn nói, take it easy, cứ coi đây như là doanh trại của... bạn,
và sau đó, bỏ đi chơi giao nhà cho VC quản lý!
Hai Lúa tin rằng thì là, "huyền thoại", "tự nhiên như người Hà Nội", là
từ đó, mà ra!
*
Man is not merely one who
lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông
thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi
là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông
Thầy.
"Ở bẩn sống lâu" hay
"không
thành công thì thành nhân", bạn muốn thứ nào?
Trong kỳ trước, Hai Lúa có
viết, PD làm nhớ tới Milosz - một người đi,
một người về - và bài viết ngắn của ông, về nhà thơ "bửn" của thế
kỷ. (1)
Nay, nhân đọc Steiner,
Những Bài Học
của những Sư Phụ, Lessons of the
Masters, bỗng nẩy ra một ý nghĩ như sau đây, cũng liên quan tới
'vụ án' PD.
Trong "Lessons of the Masters" [Harvard University Press, bìa mỏng,
2005], ông 'nghiên
cứu sinh' Steiner vinh danh Alain, một trong những
Vị Thầy Suy
Tưởng,
Maitres à Penser. Steiner viết, Alain - thầy của Simone
Weil, André Maurois - dậy học trò một
câu thật quái
dị: đừng thành công [ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối
thượng về đạo đức, the supreme moral rule.
Bởi vì "thành công", có nghĩa là, phải... bẩn! Phải chiều theo
luật "ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải biết điều, phải
thỏa hiệp.
"Nỗi khổ" của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính
là
sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người
nghệ sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành
công thì rất ư là thành công, nhưng không... sống sót!
Nhưng cũng vẫn Alain, đã gặt hái đuợc, nhân đọc Lagneau viết về Spinoza
[Thầy đọc Thầy đọc Thầy..] định nghĩa này, về Cái Thiện Cao Cả Nhất Của
Con
Người, [man's highest good], đó là:
[Hãy] kinh nghiệm niềm vui của tư tưởng và [hãy] tha thứ cho Lão Tặc
Thiên. Tha thứ cho ông trời già độc địa.
[to experience the joy of thought and to pardon God].
Trời kia mà còn "tha thứ", nữa là ba "vụ án" lẻ tẻ!
NQT