Tô Hoài là đại sư phụ của
Hai Lúa, khi còn là thằng con nít Bắc Kỳ. Hình ảnh cái anh cu Sài hẹn
người yêu bên giếng, cùng chỉ ông trăng thề nguyền, sau người yêu vờ
không tới, bèn té lăn tùm xuống giếng sâu, ngỏm củ tỏi, cô gái bèn
chẳng bao giờ dám đi qua cái giếng nữa, cứ theo thằng bé hoài.
Nhưng nếu tinh ý, thằng bé đã nhìn ra, cái mầm của cuộc Vạn Lý Trường
Chinh, Xẻ Dọc Trường Sơn đi cứu nước, từ những ngày đó, những ngày bé
tí,
đọc Tô Hoài.
Ngay từ khi học trung học ở Hà-nội,
đọc Tô Hoài, tôi đã cố
mường tượng ra một "nước Nam Kỳ" xa xôi, chốn đầy ải, nơi trốn chạy
của những anh đàn ông, con trai "Bắc Kỳ" của một Xóm Giếng, một Trăng
Thề, một Quê Người - một làng Nghĩa Đô đã không còn là quê mình - nên
đành hy
sinh đi làm phu đồn điền cho Tây, nếu không may thì làm phân bón cây
cao su,
còn may ra thì lại có phen áo gấm về làng. Có thể khi xuống tầu há mồm
vào Nam,
giấc mơ
của chú bé di cư vẫn chỉ là giấc mơ cũ kỹ đó. Giấc mơ của một Nguyễn
Hoàng về
một Hoành Sơn nhất khoảnh, hay khiêm tốn hơn, một tương lai bên ngoài
lũy tre
làng.
Hình Bóng Cũ
Tô Hoài còn tả cái không khí ấm áp của miền nam khiến thằng bé Bắc Kỳ
ngày đó cứ tự hỏi, chẳng lẽ lại có một miền đất không bao giờ lạnh cắt
như 'ở đây", ở 'quê mình'?
Trong hai nhà văn tiền bối Nguyễn Tuân
và Tô Hoài, ông sau mới là người thân cận với tuổi thơ của tôi,
của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ được
thiền sư xén tóc "cải hóa"? (Hãy mường tượng ra, nghi lễ xuống tóc cho
một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một buổi hẹn hò?
Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó
giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi chỉ có
hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ
thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc,
không đợi mùa màng, ngày tháng...
Một
chuyến đi
Một chút so sánh giữa, Phạm
Xuân Ẩn, ký giả_ điệp viên và Tô Hoài nhà văn_điệp viên.
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê
bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt
tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
"Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?
-Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?
-Cứ đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.
Thì ra cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị chút nào, chính Nguyễn Tuân
mới đang hồi tưởng..."(Cát Bụi Chân Ai, trang 12. Tô Hoài, nhà xb Thanh
Văn, Cali, không ghi năm).
Một Chuyến Đi
[Những ngày cuối cùng của Sài Gòn]... một bạn văn đã ngồi
với Cao Bồi [biệt hiệu của Phạm Xuân Ẩn], tại quán Givral, ở đường Tự
Do. Cao Bồi hỏi:
-Tại sao mấy bạn không đi đi?
Tô Hoài: trong cuốn
Chiều Chiều,
hồi ký viết lúc chót
đời, ông còn đưa ra nhận xét là những người làm công tác đưa người ra
Bắc vào năm 1954 (chiến dịch Tập Kết), đã "bỏ sót" hai người, Lam Giang
(một trong những đảng viên thuộc hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân
Đảng), và Võ Phiến (một người theo Việt Minh những ngày đầu, sau bị
ghép tội phản động, và đã về thành, nhân hiệp định Genève 1954).
Steiner trả lời phỏng vấn, tiểu chú
số 12.
Ẩn
hả nhớ chứ