Tại sao thơ,
trong một thời khốn kiếp như thế?
Thú thực,
Gấu này
chưa từng đọc một bài nào, như bài viết về thơ, link sau đây.
Hai ông, đều thi sĩ, tung hứng nhau, lâu lâu, thấy cũng kỳ, bèn đè một
thằng thứ ba, vắng mặt, phạng!
Thằng thứ ba, và những nhận định, kể cả sự lương
thiện, của anh ta, đều không thực sự liên quan tới bài viết.
Giả như cần phạng, thì nên để lần khác.
Tại sao lại phải lôi thằng thứ ba vô một bài viết "quan trọng đến như
thế": Thơ Từ Đâu Tới?
Nguồn
“Thơ với con người là máu thịt”:
Câu này của Nguyễn
Viện mới đóng
đinh anh vào cái thập tự của thi sĩ. NĐT
Câu "thơ", khủng khiếp, câu phán về nó, lại càng khủng khiếp!
Làm Gấu nhớ đến một câu lừng danh một thời trong Vết Thương Dậy Thì,
của Túy Hồng:
Chàng quay ra đóng cửa,
và quay vô, đóng đinh tôi vô giường!
Biết đâu đấy, giường cũng là một thứ... "thập tự"!
Ba ông đánh một, "núi xanh" thì cũng
thành đỏ lòm!
Ông thứ ba, cũng thi sĩ, nhưng chơi ra chơi,
thẳng
thừng. Tao không ưng bài viết của mày, tao viết hẳn một bài để nói ra
điều đó. Tao nói xong, tới lượt mày. Xin mời!
*
Có vẻ như mấy ông nhà văn VC - trừ nhà thơ NĐT ra - thích nhắc đến thập
tự.
Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng được một cô bạn gái ở nước ngoài hỏi
thăm,
có còn vác thập tự, hay là hết vác rồi.
Một ông khác, thay vì vác thập tự, thì rung chuông tận thế!
Ông khác nữa, thì cười với... Thượng Đế! [Thượng Đế Thì Cười].
Chỉ có người đọc, là... khổ.
*
Tại sao mấy ông nhà văn VC lại ưa nhắc tới Thượng Đế, Thập Tự, sau khi
đã từ bỏ... Thượng Đế?
Có vài câu trả lời sau đây.
Một khi thần thánh hóa
Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm
cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi
qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do,
La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie.
Nói rõ hơn, đây là hiện tượng 'ăn trả bữa' của mấy
người bịnh khi hết bịnh.
Nhưng, có lẽ câu trả lời của Jean Améry, là thú vị, và rất ư là cần
thiết cho mấy ông nhà văn VC.
Ông Thánh của Lò Thiêu, như nhà văn Nobel, Kertesz, gọi, viết, trong
một tiểu luận, "Làm cách nào vượt lên trên cái không thể vượt lên trên,
cái quá cả tội ác, và hình phạt": Điều độc nhất khiến tôi phân biệt
tôi,
với đám quản giáo, là một niềm âu lo, một nỗi băn khoăn. Nó lay động ở
trong
tôi, đôi khi thật mãnh liệt. Chắc chắn một điều, đây không phải
là một băn
khoăn siêu hình, mà là xã hội
[sociale].
Điều hành hạ tôi, không phải là, Có hay Không Có Thượng Đế, Hữu
Thể hay Hư Vô, mà chính là Xã Hội.
Chính xã hội tước bỏ niềm tin cậy
của tôi về thế giới.
Đối với tôi, không phải thật khó khăn làm người, cho nên, thôi thì đành
làm bọ!
[Ce n'est pas parce qu'il m'est devenu difficile d'être un être humain
que je suis devenu un être inhumain.]
Và nếu đúng như thế, thì nhan đề bài viết Thơ Từ Đâu Tới, phải đổi là,
Tại Sao Thơ, Tại Sao Thi Sĩ?
Như một nhà thơ đã từng hỏi.