*











 

   Về Những Tên Hề

Con Bọ VC đã xuất hiện trong văn chương qua nhân vật Quách Quyền Lực
Nguồn: Gió O

Ông vẫn thu gom ba mẩu chuyện tiếu lâm từ báo chí, giống như mấy thứ ông cho in trong Những Năm Học Nghề của Anh Hề Auguste? (1)
Một nhà văn hỏi tôi [Manea] trong một cuộc phỏng vấn. Vụ này gây xì căng đan trong giới báo chí nhà nước trong nhiều tháng.
Tôi trả lời: Nghệ sĩ không thể nâng bi nhà nước, ngay cả khi chống đối nó, bằng thái độ trang nghiêm [solemn fashion]. Chống đối nó, một cách nghiêm trọng, là vô tình công nhận nó, củng cố quyền uy của nó. Là... nối giáo cho giặc!
Anh ta đẩy sự tiếu lâm, tức cười, kỳ cục tới thô lỗ, ti tiện, cục cằn, "bố nếu bố náo"... Nhưng, về phương diện nghệ thuật, anh ta tạo ra... một sự bội thực về ý nghĩa [a surfeit of meanings]...
Trong một xã hội hối hả, trộn trạo, trong đó, mọi chuyện dính chùm vào với nhau, dù là được dính, hay bị dính, và sau đó, được, hay bị huỷ diệt, cái kịch cợm, cái kỳ cục, the ridiculous, cho dù là nghệ thuật, thì cũng bị nuốt chửng. Nhưng người nghệ sĩ, ngay cả khi anh ta đứng ở vị trí một tên hề, vẫn cố gắng đảm nhận - cho dù phải trả giá, tự hạ, làm nhục chính mình, như là bề ngoài có vẻ như vậy - một vai trò hàm hồ, tự đặt mình vào cái thế trên đe dưới búa, cố làm sao biến cái mất, lại thành cái được [to transform the loss into a gain again].
Theo tôi, nghệ sĩ là một tên hề khùng, an Auguste the Foul. Cái tên hề khùng của tôi đó, là một kẻ ăn thua đủ với cái nghiệp hề của mình, chứ không phải chỉ là một kẻ đồng cảm với trò chơi, với số phần của nó.
Manea

(1) Auguste: Có thể từ tiếng Đức, chỉ anh hề hề nhất, trong những anh hề: An Auguste (AU-gust, usually capitalized) is considered to be the most comical of all clowns. Unlike the Whiteface type of clown, an Auguste uses a fleshtone base on the face and neck and emphasizes the eyes and mouth in white, sometimes with black outlines. The origin of the name Auguste is thought to be from the German word auguste meaning fool or foolish. [Trích trên net]
*
"Nhà văn nào nổi bật nhờ sự khác biệt của chế độ chính trị thì thường không bền...
NMG: Nguồn
-Bằng phương cách nào, yếu tố chính trị đi vô phương trình cá nhân, personal equation, như là một nhà văn của ông? Một cú hích, stimulant, hay cú đệm, implement, trong tiến trình sáng tạo?
Norman Manea:
Văn chương, lẽ dĩ nhiên, có thể được giải thích theo kiểu chính trị: một cách thu hẹp nó lại, giản trừ nó, và như thế, không thể coi đây là một biện minh. Trong trường hợp văn chương với một đề tài hoàn toàn có tính chính trị, nếu nó là văn chương, vẫn được đưa ra bàn mổ văn học....

Trong rạp xiệc là thế giới đó, thi sĩ giống như một Kỵ Sĩ Mặt Buồn, a Knight of the Sad Countenance, một anh hề Auguste the Fool được trang bị một cách tệ hại, cho cuộc sống thường ngày, trong đó, đồng loại của anh cho và nhận - tùy cố gắng, năng lực, cơ hội, và mánh mung - phần thực tại được chia cho họ, hợp với họ. Anh ta, một người thợ vụng về, cẩu thả, chẳng giống ai, một kẻ mơ những luật lệ khác, những đánh giá khác, những khen thưởng khác, và tìm những bù đắp, những bồi hoàn cô đơn, riêng lẻ, cho vai trò của anh, cho dù anh ta thích hay không thích vai trò đó.
Tuy nhiên, anh thường xuyên chứng tỏ, anh có một hiểu biết thật sâu xa, và do đó, thật đáng kinh ngạc, về đồng loại. Với họ, có vẻ như là anh ta quan hệ cho có lệ, nhưng trong khi trao đổi, bật ra ở anh, một cái chi thật là thần kỳ. Có những lúc, đồng loại có thể nhận ra sự thần kỳ này, ngay cả khi chúng có vẻ bí ẩn, và bề ngoài, có vẻ thật khó khăn, không phải luôn luôn được thấu hiểu, ngay cả với chính anh ta. Sự yếu kém của anh ta đó, bất thình lình lại là sức mạnh, sự cô đơn riêng lẻ của anh ta, bỗng trở thành tính liên đới, tình đoàn kết, một lòng một dạ với đồng loại; sự tưởng tượng của anh, trở thành một lối đi tắt tới thực tại. Người ta có thể nói, bộ mặt của anh ta phản chiếu tất cả những hình ảnh của rạp xiếc đời vây quanh, và tấm gương đó cứ thế mà quay, mà biến đổi nhanh, nhanh hơn, nhanh hơn nữa... Đây chính là cái quà tặng của khoảnh khắc, một cú sốc thật ngắn ngủi  - một khoảnh khắc của ngỡ ngàng làm sững sờ toàn rạp, chỉ trong một tích tắc đồng hồ.
*

Về những tên hề  [hề thì hề, nhưng nó sẽ làm bạn toát mồ hôi], không nhằm tố cáo chế độ chuyên chế, mà là một món quà dâng hiến cho tự do nội tại mang chất anh hùng ca của thiểu số hàng ngày sống dưới chế độ kìm kẹp đó. Cynthia Ozick
Trong Về những tên hề cũng như trong những tiểu thuyết giả tưởng, Manea cho thấy, bằng cách nào, sự sáng tạo nghệ thuật và tự do trí thức vượt lên, vượt qua ly khai: Chúng là một đạo đức, a morality, căm ghét, tởm lợm, trước "cái đầu bị cùm", của chế độ độc tài CS, chính đạo đức này làm cho người nghệ sĩ có thể sống sót và chống lại áp bức.
Ông kể một "anecdote quái dị", rằng thì là, ở một quảng trường ở Zagreb, tại Nam Tư, trước một đám đông, một anh chàng thanh niên trí thức thực hiện một cú phản đối, bằng một bài diễn văn rất ư là hùng hồn, nhưng mà câm, không thoát ra thành lời, nhằm tránh bị buộc tội vi phạm luật lệ nhà nước.
Thú vị nhất là, thính giả hiểu rất rõ thông điệp của anh ta. Manea cho biết, ở Romania cũng vậy, cái kiểu thông tin được mã hoá như thế - nhằm đối ứng với bộ máy tàn bạo của sự đàn áp - là được sử dụng đại trà, cho toàn xã hội, chứ không phải chỉ trong những quan hệ riêng tư, cá nhân. Một sự hiểu biết thật là chính xác, thật là rạch ròi, cái hệ thống những ký hiệu như thế, là bắt buộc, giữa những cá nhân, hay những nhóm. Chỉ nhướng đuôi lông mày lên, là người đối diện hiểu liền tù tì, và cứ như thế, cả một xã hội, dưới con mắt của nhân dân, canh chừng 24/24, bèn đáp ứng bằng cách nín thở qua nhà cầu. [Manea viết, lịch sự hơn Gấu: Trọn xã hội, bị canh chừng 24/24, trượt rớt vô sự tuân phục giả đò, và sự từ chối ẩn bên dưới một cái mặt nạ.]

Gấu này lấy làm lạ, là, tại sao trong số những nhà văn VC 'đào thoát', không có một tay nào có tí tầm như một Milosz, như một Manea, tệ hơn một tí cũng được, mà chỉ tới cỡ me-xừ Bùi Tín, là đỉnh cao nhất nhất, xin lỗi ông cựu đại tá.
Gấu nghĩ, ở đây, đúng như Manea nói, cái cần là đạo đức, chứ không phải tài năng. Mấy ông VC thoát ra ngoài, nhưng cái đầu vẫn bị cùm, thì làm sao mà dám... văng tục như Gấu?