Gấu tại nhà
Kiệt Tấn.Tranh Thái
Tuấn.
Hai thằng ngố tại một tiệm sách. Paris. Gấu ăn sáng tại nhà KT
Lần tới Paris
đó, đúng là để chia tay với thế kỷ và thiên niên kỷ. Trên tháp Eiffel,
đếm lui từng ngày, và chỉ còn 59 ngày nữa là bắt đầu một kỷ nguyên mới.
Cả hai thằng, chẳng thằng nào nhận ra thằng nào. Sau cùng bà xã Kiệt
Tấn tiến lại hỏi thẳng tụi này.
*
Chị kể, lần đón HPA, cũng chẳng ai nhận ra ai. Nhưng lần đó, có lý do.
-Tôi biểu anh ấy, nhận không ra đâu. Bạn anh từ thành phố Sài Gòn tới
Paris. Làm sao biết, bạn anh ốm, đói, tới cỡ nào? Cù lần tới cỡ nào?
Ấy là Gấu cương đại, một câu nói rất ư là bình thường, của chị.
*
Nhưng, câu của chị, làm Gấu nhớ tới hạnh phúc của Gấu:
"Nhưng nếu không vì dung nhan tàn tạ, chắc gì thầy nhận ra em?"
Bụi
*
Lần hẹn gặp bạn ta, tại một tiệm Mac Donald tại Paris, chính Gấu này
cũng hết sức sửng sốt. Không phải chuyện gầy hay ốm. Một chuyện gì đó,
buồn bã lắm, đại khái như thế.
*
"Những đèn chai...", mới tìm lại được, trong đám hồ sơ thất lạc. Bài
này đã đăng trên Văn Học, Cali, hồi Gấu mới làm thuê viết muớn cho
Nguyễn Mộng Giác.
Trong bài có nhắc tới Quán Củ Hành của Gunter
Grass. Khách đến, được chủ quán phát cho một củ hành, rồi cứ thế mà tự
biên tự diễn, và cứ thế mà chảy nước mắt ra.
Trùng hợp làm sao, trên talawas thấy có link, một bài viết về mấy quán ăn của đất Hà
Thành ngàn năm văn vật. Khách đến, để ăn, lẽ dĩ nhiên, nhưng còn để
được
nghe chửi.
Lẽ dĩ nhiên, hai trường hợp, tưởng giống mà không giống.
Gấu bỗng nhớ đến kịch nổi tiếng của ông "Thánh" Jean Genet, La balcon.
Và nhớ... Đỗ Hoàng Diệu, tuy chưa từng gặp.
Hiện Tượng
Bóng Đè
Balcony
và Bóng Đè
The Balcony, [Ban công, Bao
Lơn], kịch nổi tiếng của "Thánh" Genet. Thánh, là do Sartre phong cho
ông.
Genet viết kịch này, ấn bản thứ nhất, vào năm 1955. Kịch xẩy ra tại Bao
Lơn Lớn, Le Grand Balcon, một nhà bướm, khách của nó, tầng
lớp tinh anh của thành phố, của chế độ, của tôn giáo... Họ tới để được
bướm hành hạ, chửi mắng, xỉa xói, đánh đập. Sau khi được hành, cả phần
xác lẫn phần hồn, tới
chỉ như thế, họ thảnh thơi ra về, được thanh hoá, và phạm tội tiếp. Mắm
mì, chủ nhà bướm - căn nhà của những ảo tưởng, the house of illusions -
tên là Irma. Những nhân vật khi xuất hiện, thường lập đi lập lại những
"ẩn dụ" liên quan tới cuộc cách mạng đang diễn ra dưới phố. Một trong
những bướm, Chantal, trốn nhà bướm tham gia cách mạng và trở thành biểu
tượng của Tự Do.
Cách mạng thành công, làm thịt Vua và Hoàng Hậu, trùm Công An bèn thay
thế Hoàng Hậu bằng mắm mì Irma....
Gấu tui không hiểu, Đỗ Hoàng Diệu đã từng đọc The Balcony?
Thiên hạ khen Bóng Đè um lên, bởi là vì ĐHD đã "viết giùm" những ẩn ức,
những
ẩn dụ cho họ?
Đọc Bóng Đè, theo một nghĩa nào đó, là trở thành
khách hàng của Bóng Đè [của The Balcony]? Được đến The Balcony, được
hành xác, và
sau đó, được thanh hoá?
Những đao phủ, thay vì ngồi thiền, thì đọc... Bóng Đè?
Gấu sợ rằng, những quán chửi ở Hà Thành, là đã nắm đúng huyệt của thời
đại. đi đúng giòng văn học tự kiểm, tự vấn với những NHT chẳng hạn.
Ông này chẳng phải chửi um lên, mà gạt đi không hết độc giả?
*
Le mauvais gout mène au crime [Stendhal].
Thưởng ngoạn dởm đưa đến tội ác.
Biết đồ dởm, nhưng vẫn hít hà, thì đưa đến cái gì?
Những rừng
đèn chai đứng dậy trong đêm khuya.
Thơ Kiệt
Tấn
Tôi
đọc văn Kiệt Tấn, mới đây thôi [1997], nhưng quen anh đã lâu và
còn giữ được một kỷ niệm về anh.
Thôi thì mình cứ nhớ giùm anh vậy, có lần tôi đã tự nhủ.
Lần đó mới quen. Sáng Tạo vừa in tập thơ Điệp Khúc Tình Yêu
và Trái Phá của anh. Nhưng chuyện đó không liên quan gì tới lần gặp gỡ.
Hai đứa
hình như cũng đã nhậu ở đâu rồi, sau đó lại ghé quán, chủ yếu là để
"tranh
luận" tiếp. Cứ lôi mấy ông Tây ra làm chứng. Trước khi ra về, Kiệt ra
phía
sau. Khi trở lại bàn, anh nói nhỏ, tụi mình đi cửa hậu, tôi ra trước
lấy xe.
Trên đường về Kiệt nói, mấy ổng lính ngồi bàn kế nghe tụi
mình tranh luận hăng quá, lâu lâu lại xổ tiếng Tây, mấy ổng nóng, chờ
sẵn ở
phía trước. Cũng may nhờ bà chủ quán tội
nghiệp, và có khi sợ rắc rối. Cỡ tui và anh, mấy ổng chỉ để nhẹ một
cái...
*
[Lần gặp lại ở Paris, bà xã anh cho biết, đó là khu nhà Kiệt
Tấn. Bữa đó, có người ở quán chạy vô nhà báo cho biết. Ông anh Lê Tấn
Lộc chạy
ra. Lộc sau có kể lại chuyện này trên tờ Văn.
Và cái vụ xổ tiếng Tây, tranh luận đến tí nữa bị làm thịt,
liên quan tới tiểu thuyết mới, như bài viết của Lộc cho biết]
*
"Tui đoán chừng trận vừa rồi mình bị
lọt ổ phục kích là
tại thằng này đưa tin cho địch đây".
"Thằng này nó câm đồng chí à!"
"Gì chớ gặp tay tui khỉ cũng phải biết
nói huống hồ người
ta. Đồng chí khỏi lo."
Kiệt Tấn: Lời Khai.
Làm sao nhớ, một kỷ niệm quá nhỏ, về
một lần suýt ăn đòn,
sau khi viết giùm lời khai cho Bẩy Câm?
*
Cuộc trấn nước bắt đầu...
*
"Nghệ thuật... có
thể, bằng một cách
thức nhỏ nhoi nào
đó, cố gắng sửa chữa một vài chi tiết "sai sót, lầm lạc" của ông
"Thợ Trời", về hình ảnh từ đó con người được tạo ra."
Nhà văn gốc Ấn
độ, Salman Rusdhie đã thèm
được như Isaac Bashevis
Singer, trong một bài viết của ông, trong "Quê Hương
Tưởng
Tượng".
Thượng Đế mà "sai sót, lầm lạc"?
Phỉ báng đến thế mà chẳng hề hấn
gì cả!
Đọc "Lời Khai" của Kiệt Tấn [ trong
tập
truyện Nghe
Mưa ], tôi không hiểu, những lầm lạc của Thợ Trời, là nói về con
người
vừa câm
vừa điếc, hay là về những đồng chí du kích?
Trong hai hình ảnh đó, hình
ảnh nào
cần phải sửa chữa?
*
Nhà văn người Đức, Gunter Grass, có
một truyện ngắn
"Quán Củ Hành" (đã được dịch ra Việt ngữ, đăng trên Bách Khoa trước
đây); khách tới quán, được chủ đưa cho một củ hành, rồi cứ thế ngồi
gọt, cắt.
Nước mắt nhờ vậy mà vợi đi.
Đọc Kiệt Tấn, tôi cứ cười hoài. Văn
của ông thật vui, những
cuộc tình của ông thật nhộn (và thật đã). Ông viết về mình: Có người
lại nói
Kiệt Tấn viết đa dạng nhưng thiên về tình dục, đọc một hồi lòi ra cái
chất Kiệt
Tấn.
Tôi nghĩ Kiệt Tấn cũng có một quán củ
hành như của Gunter
Grass.
Ở trong thơ của ông.
Hay, như của Kafka, khi ông định nghĩa
nhà văn, một thứ dê tế
thần của nhân loại. Nhờ anh ta mà con người tha hồ "enjoy" tội, mà
chẳng lỗi gì ráo! (He is the scapegoat of mankind. He makes it possible
for men
to enjoy sin without guilt, almost without guilt).
Đọc Kiệt Tấn, chúng ta "enjoy" bằng
tiếng cười
trong văn, và bằng tiếng khóc, trong thơ.
"Những cuốn sách của ông vẽ ra nỗi ghê
sợ về những điều
ngộ nhận thầm kín, về tội lỗi ngây thơ giữa con người
Milena: Ai Điếu
F.
Kafka
Ngộ nhận là một trong những đề tài lớn của dòng văn
chương hiện
sinh,
thoát thai từ Kafka.
Trong nhiều năm, tôi cất giữ giùm cho
cả tôi lẫn Kiệt Tấn,
kỷ niệm nhỏ nhoi kể trên, bởi vì nó cũng bắt nguồn từ một ngộ nhận: mấy
ông
lính không biết tiếng nước ngoài nghĩ rằng hai thằng đó đang chửi họ.
Từ ngộ
nhận đến bội phản chỉ một bước. Và đây là một đề tài đang được mùa. Thi
sĩ
"nổi cộm" được chụp mũ này là Pound, may mắn thay, nhờ điên, nên
không bị lên ghế điện, và sau cùng cái chết giải thoát ông.
Auden, phản
bội, vì
đã rời bỏ Anh quốc sang Hoa kỳ.
Seamus Heaney, người Ái nhĩ lan, Nobel
văn chương, bị coi là
kẻ bội phản, đối với chủ nghĩa quốc gia, đại diện bởi
IRA, đối với chủ nghĩa
tự do, đại diện bởi những người như Simmons, đối với những nhà văn
Ca-tô giáo
cứng rắn của những thế hệ trước, đối với chủ nghĩa hiện đại, đại diện
bởi
Eliot, Lowell...
Chưa hết, khi ông "vào Nam",
kẻ phản bội "miền
Bắc" (Ái Nhĩ Lan).
"Bây giờ, họ sẽ nói tôi cắn bàn tay nuôi tôi"
(I bite the hand that fed me).
Và thi sĩ đành phải lên tiếng, khẳng
định một
điều, ông chỉ nói cho chính ông, không nhân danh cả một nhóm người:
Tôi
sẽ bám
vào "Tôi".
Hãy quên cái "Chúng Tôi"
Như Livy nói, pro se
quisque
Và Horace là một thí dụ
Ở Philippi
Khi ném bỏ cái khiên để được
là Một
"Tôi" khỏa thân.
Đọc văn Kiệt Tấn,
chúng
ta cũng có cảm giác, ông chẳng giấu giếm gì hết, về mình.
Cứ phơi phới
phơi ra
hết, lòi ra hết!
Nguyễn Quốc Trụ