Sự cứu rỗi cuối cùng

Nhưng hình ảnh DTH ngồi khóc đó, còn làm nhớ đến một nàng Mỵ Nương nhỏ nước mắt xuống cho cuộc tình Cộng Sản.
Linh hồn những anh chàng Trương Chi không biết hát, hay chỉ biết hát có mỗi một câu, Đường ra trận mùa này đẹp lắm, được những giọt cam lồ nhỏ xuống, tan biến vào hư vô.
Đám sống sót, đa số biến thành bọ!
DTH: Cứu Rỗi hay Phản Bội?
Cái vụ việc bà cứ cố tình ị vào mặt VC và ị lên cuộc kháng chiến thần thánh Chống Mỹ Cứu Nước, nhìn từ phiá VC, thì đúng là một hành động phản bội.
Nhưng với bà, một  sự cứu rỗi, chắc hẳn vậy.

Cứu Rỗi hay Phản Bội, là đề tài của cuốn Một Con Báo Ở Dưới Hầm Nhà, A Panther in the Basement (1995). Câu chuyện xẩy ra tại Jerusalem vào cuối thập niên 1940. Chú bé có biệt hiệu là Profi, căm thù giặc mũi lõ, nhưng lại kết bạn với một tên sen đầm Ăng lê. Tên mũi lõ này đã dậy chú bé những bài học tiếng Anh, đổi lại những bài học tiếng Do Thái hebreu, dậy chú bé hóa giải những huyền thoại về những nhân vật anh hùng trong lịch sử Do Thái, và giúp chú bé có một cái nhìn khác về những người  Ả Rập.
Cứu Rỗi hay Phản Bội?
Tiểu sử Oz trên trang Wikipedia

Nhà văn Do Thái, Amos Oz,
trả lời phỏng vấn tờ Tin Nhanh
Chỉ có mỗi một giải pháp là chia.
Khi còn nhỏ tôi đã mơ, khi nào lớn, mình sẽ là một cuốn sách, chỉ có cách đó là đỡ nguy hiểm, hơn là làm một người. Và biết đâu, với một chút may mắn, cuốn sách đó, có một bản sống sót.
Ngay từ khi còn con nít, Oz đã cảm nhận ra nỗi bi đát, là một người Do Thái.
Đối với hai dân tộc đó, thay vì yêu nhau, hãy ly dị nhau:
Pour les deux peuples, il ne sagit non pas de s'aimer mais de divorver.
*
Ôi chao, hoá ra ông Tây mũi lõ ngày xưa đã nhìn ra số phận của cái đám Con Rồng Cháu Tiên nơi mảnh đất hình chữ S. Chỉ có mỗi một cách chia chúng ra, thì mới tránh được cái họa, chúng nó giết lẫn nhau, mới tránh được cái họa Thống Nhất, và sau đó, cái họa Con Bọ VC!

Nhà văn là người thổi linh hồn vào những chữ, làm cho nó sống dậy, sau những giấc ngủ quá lâu, ở trong những cuốn từ điển. Hình như Kundera nói đại khái như thế, trong Những Di Chúc Bị Phản Bội. (1)
Và, vẫn theo ông, nhờ Kafka thổi một cú, mà hai từ "toà án", "vụ án" sống dậy.
Việt Nam ta, thì có toà án nhân dân, có những bản án như Việt gian, Tề, Ngụy.

Profi, nhân vật của Oz trong Một con báo ở dưới hầm nhà, gần như suốt đời bị coi là một tên phản bội, traitre. Một tên Do Thái gian. Anh ta nhớ, lần đầu tiên bị gọi là tên phản bội, khi 12 tuổi, gia đình khi đó ở vùng ngoại ô Jerusalem. Thời kỳ người Anh sắp sửa rút, và sau đó là cuộc chiến, và sự ra đời của đất nước Israel.
Từ Việt gian, và sau đó, Tề, Ngụy...  thì cũng xuất hiện cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.

Vào một buổi sáng, trên tường nhà chú bé xuất hiện hàng chữ: "Profi là một tên phản bội khốn kiếp".
Cái từ khốn kiếp đó cứ ở mãi trong chú bé, cho đến khi chú thành nhà văn. Chú băn khoăn hoài, liệu có một tên phản bội nào "không" khốn kiếp? Nếu không, thì tại sao cái thằng bạn mình Chita Reznik, cậu nhận ra những dòng chữ là của nó, lại mất công viết thêm từ "khốn kiếp"? Nếu có, liệu có những trường hợp, phản bội nhưng không bị coi là khốn kiếp?

(1) Kundera cho biết, ông cảm thấy khó khăn khi nói ra hai từ thống khổ, (anguish, angoisse), và chuyện tầm phào (talk, bavardage), mỗi lần nói ra là ông nghĩ tới ý nghĩa mà Heidegger đem đến cho chúng. Những triết gia hiện sinh đã thổi ý nghĩa triết học vào những ngôn từ hàng ngày. Tiểu thuyết gia còn đi trước triết gia. Trong khi quan sát những tình huống của nhân vật, họ làm bật ra những từ của riêng họ, thường là những từ-chìa khóa. ý nghĩa của chúng vượt ra ngoài ý nghĩa có trong từ điển. Theo cách đó, ở Dostoevsky là từ tủi nhục (humiliation), ở Stendhal là thói đời (vanity). Với Kafka, chúng ta có hai từ tòa án (tribunal), và vụ án (trial). Những từ-chìa khoá của thế kỷ chúng ta, cùng với chúng, sự tủi hổ, sống dai hơn chúng ta. Tha hồ chúng ta sử dụng chúng, với tất cả những kinh nghiệm riêng tư của mình.
Di chúc Kafka
*
In order to become more proud, he let himself be insulted again and again.
Để kiêu hãnh thêm, anh/chị ta để cho mình bị sỉ nhục, nữa, nữa.
Elias Canetti: Trái tim bí ẩn của cái đồng hồ
[Elias Cantti: Nhà văn Đức, Nobel văn chương 1981]
Về: Con Bọ. Thiên Đường Mù. Bên Kia Bờ Ảo Vọng.
We can only prohibit that which we can name.
[Chúng cấm đoán, cái mà chúng ta chỉ mặt, đặt tên]
G. Steiner: After Babel [Sau Tháp Babel]

Con Bọ VC: Darkness at Noon?

Hiện tượng Con Bọ có lẽ cũng cùng ý nghĩa.
Thay vì có vinh quang, có bước ngoặt lịch sử, có đỉnh cao thời đại, có căn nhà Việt Nam to lớn hơn, huy hoàng hơn, thì chỉ có đêm đen mò mò. Chỉ có một con bọ.

Koestler, tác giả Đêm Giữa Ban Ngày, khi được hỏi, hãy cho biết, thời điểm nào quan trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của nhân loại, ông trả lời không chút ngần ngừ, đó là ngày 6 Tháng Tám, 1945.
Từ khi khai thiên lập địa cho đến 6 Tháng Tám 1945, con người sống với một viễn tượng, về cái chết của nó, như là một cá nhân, an individual. Kể từ ngày đó, khi trái bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Hiroshima, nhân loại, trọn gói, phải sống với viễn tượng về một cái chết, như là một huỷ diệt, giống người [mankind as a whole, has had to live with the prospect of its extinction as a species ] (1)
1) Arthur Koestler. Janus: A Summing Up. Prologue.

Cái ngày 30 Tháng Tư, 1975, ghê gớm thay, nó cũng là một thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của một giống dân ngày xưa có tên là Giao Chỉ.
+
Bây giờ còn có những nghề xâm phạm đến cả phạm trù đạo đức một cách trầm trọng.
Nguồn
Của Bọ và Người
[Lôi về Tin Văn cho chắc ăn]

Đó là tình cảnh Tắt Đèn của chị Giậu.
Ngô Tất Tố, ngay cả khi viết nó, vẫn lầm tưởng, hiện thực thời Tây. Đâu ngờ Tắt Đèn tiên tri, thời kỳ "Của Bọ và Người" sau 30 Tháng Tư, 1975.

Tuy nhiên, người phóng viên viết bài này lầm lẫn, khi sỉ mạ người chồng bị tàn tật, bằng cái câu:
Theo lẽ thường, một ông chồng mà bị cắm sừng thì thật nhục nhã và không một người đàn ông nào chấp nhận chuyện này.

Sự nhục nhã, là về phần con bọ, đâu phải về phía con người, dù tàn tật, dù có sừng hay không có sừng.
Chỉ một việc, bà vợ đó vẫn trở về với ông chồng, với đứa con, là đủ chứng minh, không con người nào chịu sống với bọ.
Câu chuyện này làm Gấu nhớ đến trường hợp về một bà vợ có chồng đi cải tạo, ở nhà phải thân cận với bọ, để nuôi con. Bố mẹ chồng viết thư cho con trai kể khổ con dâu. Ông con trai, viết thư trả lời, chừng nào vợ con nó đi theo con bọ, thì mới bỏ được.
Còn lo nuôi con, còn lặn lội nuôi chồng đi tù, vẫn là con người!


Con Bọ VC: Darkness at Noon?
Hiện tượng Con Bọ có lẽ cũng cùng ý nghĩa.
Thay vì có vinh quang, có bước ngoặt lịch sử, có đỉnh cao thời đại, có căn nhà Việt Nam to lớn hơn, huy hoàng hơn, thì chỉ có đêm đen mò mò. Chỉ có một con bọ.
Koestler, tác giả Đêm Giữa Ban Ngày, khi được hỏi, hãy cho biết, thời điểm nào quan trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của nhân loại, ông trả lời không chút ngần ngừ, đó là ngày 6 Tháng Tám, 1945.
Từ khi khai thiên lập địa cho đến 6 Tháng Tám 1945, con người sống với một viễn tượng, về cái chết của nó, như là một cá nhân, an individual. Kể từ ngày đó, khi trái bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Hiroshima, nhân loại, trọn gói, phải sống với viễn tượng về một cái chết, như là một huỷ diệt, giống người [mankind as a whole, has had to live with the prospect of its extinction as a species ] (1)
1) Arthur Koestler. Janus: A Summing Up. Prologue.
Cái ngày 30 Tháng Tư, 1975, ghê gớm thay, nó cũng là một thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử và tiền sử của một giống dân ngày xưa có tên là Giao Chỉ.
Kể từ ngày đó, nó có nguy cơ, phải sống với viễn tượng, về một sự tái sinh, [theo nghĩa, sinh con đẻ cái], dưới kiếp bọ.
*
Phút...  lên tiên dưới đây, cũng là... sự cứu rỗi cuối cùng?
Những phút lên tiên nhất của Quách Quyề̀n Lực là khi chính ông mặc quần áo giả nữ và nhập hồn để lên đồng.
Nguồn
Kỳ cục thật. Đọc câu trên, Gấu bỗng nghĩ đến nhân vật Đông Phương Bất Bại của Kim Dung. Ông này, vì luyện Quì Hoa Bảo Điển, thứ võ công đả biến thiên hạ vô địch thủ - đâu có khác chi chủ nghĩa Cộng Sản, vào thời cực thịnh của nó - nên, việc đầu tiên, là vung dao tự thiến.
*
Những người đàn bà trong thế giới Macondo của Garcia Marquez, mỗi lần sinh con, là phải sờ vào đít đứa bé, coi nó có đuôi không. Những bà mẹ trong thế giới Quách Quyền Lực - thôi thì cứ lấy đại cái tên này đặt cho cái thế giới đó -  khi sinh con ra, thì, hoặc biết ngay là con của thần linh, như câu thơ của nhà thơ VC cho thấy (1), hoặc biết ngay, nó là bọ, bởi vì đời bố là bọ làm lớn, thì con, là bọ nhỏ sẽ làm lớn, hoặc là chim không biết bay, suốt đời rong chơi trong Vườn Chim Thủ Đô, như một anh chàng Yankee làm đài Bi Bì Xèo đã từng mô tả.
(1) '... Những bà mẹ lại đo chân vào thần tích
Để hoài thai triệu triệu những anh hùng...'
(Nguyễn Khoa Điềm)