|
Sự
cứu rỗi cuối cùng
Cái miền đất ngày càng già cằn, cái con người ngày càng co quắt....
Tất cả đều nhìn về Miền Nam, như là sự cứu rỗi cuối cùng của nó!
*
Chủ nghĩa Cộng Sản, và cái
lý tưởng tuyệt vời của nó, đúng là mối
tình của thế kỷ!
« Pourquoi fai été stalinienne »
Pour Dominique
Desanti, le communisme a été une histoire d'amour.
Tại sao tôi là một fan của Stalin?
Với Dominique
Desanti, chủ nghĩa Cộng Sản là một câu chuyện tình.
Trích báo Lịch Sử, L'Histoire, số đặc biệt, Tháng Mười, 2000.
Một trăm triệu người chết?
Những tội ác của chủ nghĩa Cộng Sản
*
Nhưng hình ảnh DTH ngồi
khóc đó, còn làm nhớ đến một nàng Mỵ Nương nhỏ
nước mắt xuống cho cuộc tình Cộng Sản.
Linh hồn những anh chàng Trương Chi không biết hát, hay chỉ biết hát có
mỗi một câu, Đường ra trận mùa này đẹp lắm, được những giọt cam lồ nhỏ
xuống, tan biến vào hư vô.
Đám sống sót, đa số biến thành bọ!
Ngoài cái lý tưởng đường ra trận mùa này đẹp lắm, ngoài cái chân lý
nước Việt Nam là một,
liệu còn những động cơ nào đưa đến vụ chiếm đoạt Miền Nam, và sau đó,
biến thành bọ?
Có tất cả những động cơ sau đây, y chang vụ Lò Thiêu.
Đói quá nên thèm, mượn trò ý thức hệ chuyên chính vô sản, chân lý nước
Việt Nam là
một,
quyền lực, và tính dâm dật, thú tính
đó là những động cơ đưa đến việc chiếm đoạt Miền Nam,
và sau đó tội ác Lò Cải Tạo.
TLS số đề ngày 1 Tháng Ba, 2002, điểm
"Hitler và Lò Thiêu",
của Robert S. Wistrich
The Villa, The Lake, The
Meeting: Wannsee và Giải Pháp Chót, của Mark
Roseman
Nguồn nghiên cứu về Lò
Thiêu
Sources of Holocaust
Research, của Raul Hilberg
Có một mối nối tàn khốc, a fatal link, giữa chủ nghĩa bài Do Thái mang
tính Ky Tô giáo, thù hận sắc tộc, cái nhìn tận thế là đây đối với
giống dân này, của Hitler, và Giải Pháp Chót... Đó là trung tâm luận
điểm của Wistrich.
Ông nói đúng: Sự kiện Lò Thiêu mang tính toàn Âu Châu [pan-European
event].
Theo cùng nghĩa đó, có thể nói, VC phải cám ơn Mẽo,
vì đã nhẩy vô Việt Nam, khiến cái âm mưu âm ỉ từ ngàn đời,
chiếm đoạt Miền Nam, trở thành hiện thực!
Và những dòng này có thể áp dụng để giải thích, tại sao Lò Cải Tạo:
At all levels, a bond of greed may have reinforced the desire for a
definitive disappearance of the victims.
Thấy hàng họ Miền Nam thơm quá, bèn làm biến mất đám Nguỵ, để xâu xé,
tận hưởng!
Nơi diễn ra hội nghị đưa ra nghị quyết Giải Pháp Chót vào năm 1942.
Gấu nhìn quáng mắt, lại cứ nghĩ, đây là cà phê Điểm Hẹn bên Bờ Hồ!
*
Không thể tha thứ
được
Đó
là đầu đề một bài viết của tờ TLS, điểm một số sách viết về sự liên hệ
giữa Vatican và Nazi, và cùng với nó là những hệ quả: Cuộc Chiến Không Thần Thánh, The Unholy
War:
Vai trò của Vatican trong sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái hiện
đại, của David Kertzer, nhà xb Macmilan; Ngay bên ngoài cửa sổ của Ngài: Vatican
và Lò Thiêu ở Ý Đại Lợi, của Susan Zuccotti, nhà xb Yale
University; Giáo hoàng Pius và Lò
Thiêu: Tìm hiểu những xáo trộn, của José M. Sánchez, nhà xb
Washington: Catholic University America Press.
Như Steiner viết, ở ngay trên - Kitô giáo thì
bị lấm vết nhơ hận thù Do thái quá sớm -, chủ nghĩa bài Do Thái là một
trong những sức mạnh quan trọng tạo nên vóc dáng ý thức Ky tô giáo hơn
một thiên niên kỷ - mặt đen tối, âm u của một liên hệ thường
xuyên là xáo trộn, chua cay, giữa tín hữu Ky Tô và người Do Thái. Nó
đóng một vai trò đặc biệt trong lịch sử Nhà Thờ La Mã, và đạt đỉnh cao
nhất của nó, là sự im lặng tủi hổ nhục nhã của Holy See [Cái Nhìn
Thiêng Liêng của Nhà Thờ] khi đối diện với những vụ sát hại tập thể
những người Do Thái Âu Châu trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Nhưng điều ít được đám đông biết đến là, sự đồng loã tích cực, the
active complice, của Vatican, và của những triều đại Giáo Hoàng tiếp
nối nhau, từ Pius IX qua thế kỷ 20, trong việc cổ võ, giúp đỡ, làm sao
cho có được một chủ nghĩa bài Do Thái hiện đại, như là một ý thức hệ
chính trị.
Đó là nội dung của cuốn The Unholy
War. Một cuốn sách hùng hậu, powerful, gây sốc, của nhà sử học
người Mỹ, David Kertzer. Ông sử dụng hồ sơ lưu trữ của Vatican, mới đây
được công khai cho giới học giả [tới năm 1922]. Quan sát hoàn cảnh của
Nước Chúa [the Papal States], sau thất trận của Napoleon cho tới khi Ý
thống nhất vào năm 1870, ông chỉ ra một cách thật thuyết phục, rằng,
những người Do Thái đã chịu đựng những đau đớn nhục nhã không thể nào
tưởng tượng được, the most humiliating indignities, chẳng khác gì những
luật hận thù sắc tộc của Nazis [the Nuremberg race laws]. Do Thái bị
tập trung vào ghetto nơi bệnh tật hoành hành, do quá đông đúc, chật
hẹp, bắt buộc phải đeo băng hiệu mầu vàng, cấm không được lai vãng, trò
chuyện với những người theo Ky Tô giáo. Bắt buộc phải học tập, nghe
giảng đạo, để cải đạo, qua Ky Tô giáo.
*
Amos Oz: Sáu chục năm
ròng, ở Âu Châu, người ta đọc thấy trên tường:
"Do Thái ở Palestine!".
Bi giờ: "Do Thái, ra khỏi Palestine!".
*
Một độc giả đã từng cảnh cáo Gấu: Coi chừng tẩu hỏa nhập ma!
Nhưng, khổ một nỗi, đọc mấy dòng trên, là Gấu nghĩ liền tù tì tới cái
chân lý "Sông Có Thể Cạn".
Nó đúng như là... chân lý, nếu không từ thời đồ đá, từ khai thiên lập
địa, thì cũng từ thuở... Vua Hùng dựng nước!
Cho đến ngày 30 Tháng Tư thì... sai!
Những dòng của Oz,
"Khi còn nhỏ tôi đã mơ, khi
nào lớn, mình sẽ là một cuốn sách, chỉ có cách đó là đỡ nguy hiểm, hơn
là làm một người.
Và biết đâu, với một chút may mắn, cuốn sách đó, có
một bản sống sót"
Nhật Ký Tin Văn
làm Gấu nghĩ đến giấc mộng thời mới lớn của mình,
khi mới được Sài Gòn đón nhận:
Và
trộn vào giấc mơ tuổi thơ, là cơn mộng đời rực rỡ. Sẽ trở thành nhà
văn. Sẽ viết một truyện dài nối liền được hai thành phố.
Lần
Cuối Sài Gòn
*
Chỉ trích sự chối bỏ tội ác
của
Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến, Haruki
Murakami nói, chúng ta không bị trói buộc bởi quá khứ, nhưng đừng quên
nó.
"We
don't have to be tied by the past, but we have to remember it".
Nguồn
Mỗi lần nghe VC ngợi ca Việt
Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm, trở về, tôi chắc chắn cả
hai bên đều quên, hoặc vờ đi, quá khứ.
VC vờ quên, mình là thằng đã đá nó xuống biển. VK, quên, không
phải chỉ một nỗi đau sống sót [may mắn sống sót, chắc chắn rồi, nhưng
vưỡn... đau!], mà luôn cả nỗi nhục, mỗi lần gặp phái
đoàn bị từ chối, khi còn ở trại tị nạn.
Steiner cả một đời sống, viết, là từ... nỗi đau sống sót! Nhờ ông bố
nhìn xa trông rộng, ông và gia đình thoát vụ Lò Thiêu. Steiner vô cùng
cám ơn ông bố, nhưng đau thì vẫn đau.
|
|