*











    

Sự cứu rỗi cuối cùng

Đọc ở liên hoan văn học do PEN tổ chức, New York

Nguồn 1 [BBC]
Nguồn 2 [Diễn Đàn Tự Do & Dân Chủ]

Faith & Reason: Writers speak, một trong những đề tài của liên hoan văn học, theo tôi, nên dịch là: Niềm Tin & Trí Tuệ: Những tiếng nói của nhà văn.
Faith & Reason làm nhớ Brodsky và tập tiểu luận nổi tiếng của ông, On Grief and  Reason, Về Khổ Đau và Trí Tuệ, và biết đâu, đề tài này hợp với Dương Thu Hương hơn chăng? NQT

"Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
Về Khổ Đau và Cà Rem

Conversations in the Library: Duong Thu Huong & Robert Stone
Sunday, April 30 at 12:00
Tickets: $15.00 general admission/$10.00 library donors, seniors, and students with valid ID
PEN

Bữa nay, 30 Tháng Tư, 2006, nhà văn Dương Thu Hương nói chuyện tại Thư viện.
Đề tài ‘Cuộc chiến Việt Nam, tình trạng kiểm duyệt và vai trò của nhà văn tại Việt Nam’.



Trên con đường dài đặc [dặc?] của lịch sử, tấm áo giáp tinh thần đầu tiên che chắn cho tâm hồn mong manh của con người chính là niềm tin.
DTH.
 Nhưng chính niềm tin mở ra Cách Mạng Tháng Mười, theo nghĩa, một sửa soạn cần thiết để xây dựng thiên đường xã hội chủ nghĩa. Một cách nào đó, đây là một nghi lễ choàng hoa cho niềm tin, rồi tống cổ nó đi lưu đầy viễn xứ.
 Trong bài "Cách Mạng Nga, Những Con Người Bị Quên Lãng", điểm cuốn "The Philosophy Steamer: Lenin and The Exile of Intelligentsia" [Lênin và Cuộc Lưu Đầy Tầng Lớp Trí Thức], tác giả Lesley Chamber, Atlantic Books, trên tờ Người Kinh Tế, số đề ngày 18 Tháng Ba, 2006, người điểm sách cho biết, vào Mùa Thu, [lại Mùa Thu] năm 1922, Lênin đã ra lệnh tống xuất 70 con người, được coi là những đầu óc số một của nước Nga, đẩy tất cả xuống hai con tầu Đức: the Oberburgermeister Haken Preussen. Tất cả 220 nhà trí thức cùng gia đình của họ, đã bị đá văng ra khỏi đất mẹ Nga, nhằm sửa soạn cho việc sáng tạo ra Liên Bang Xô Viết, vào cuối năm đó.
Những người này chẳng phạm phải một tội ác nào, ngoại trừ điều này: họ đều có chung một niềm tin rằng thì là, sự thay đổi [reform] về đạo đức và tôn giáo thì rất ư cần thiết, so với cách mạng xã hội.
Rất nhiều người trong số họ đã đả kích thậm tệ những tà ma ác quỉ xã hội của chủ nghĩa sa hoàng, và một vài người trong số đó, nằm trong tù, khi Lênin đang say sưa đọc sách tại một thư viện công cộng ở Zurich.
Trong số họ, có những triết gia tôn giáo như Nikolai Berdyaev và Semyon Frank, những kinh tế gia cởi mở như Boris Brutskus, nhà văn, nhà phê bình như Mikhail Osorgin và Yuly Aikhenvald, những nghệ sĩ trừu tượng, những sử gia, toán học gia. Hầu như tất cả đều có chung một 'niềm tin'' và là những nhà xã hội học Ky tô giáo, theo một kiểu riêng của người Nga; chỉ một số ít là những nhà bảo thủ 'phản cách mạng'.
Đích thân Lênin quyết định, người nào bị tống xuất.
Số phận của họ sau đó?
Và liệu, cái gọi là ý thức công dân mà Việt Nam hiện đang rất cần sau Đại Hội Đảng, theo như một nhà thơ trong nước, cần hơn, so với niềm tin mà DTH hiện đang rao giảng cho dân Mẽo, ở Nữu Ước?


Chắc chắn chỉ là tình cờ, trong khi DTH rao giảng về niềm tin ở Mẽo, ở Anh, tờ Granta Số Mùa Xuân 2006, để "tống cựu nghinh tân" [tờ báo đổi chủ], đã chơi cả một số cho niềm tin, và cho... Thượng Đế: Những xứ sở của riêng Mi là những xứ sở nào, và liệu cái miền đất khốn khổ mà chúng ông đang ở đó, là một trong những xứ sở của Mi? [God's own countries. Are you living in one?]
Đã có thời, kể từ sau Soi Sáng, nhân loại tưởng rằng thì là Thượng Đế đang chết, trí tuệ và khoa học đang thắng thế, nhưng than ôi, sự tình không đơn giản như vậy! Thượng Đế vưỡn có bạn của Ông Ta ở trên thế gian này, và đôi khi [ở Texas, Istambul, Teheran) họ và Ông Ta coi mòi hung hãn hơn bao giờ hết.
Chỉ một điều này thôi, là đủ rõ: nếu không có 'niềm tin' Mẽo đang đem con nít Miền Nam bán qua Cam Bốt, đàn bà, con gái qua Đại Hàn, Singapore.. làm sao có chiến thắng 30 Tháng Tư?


*
   "The Nazis censored Sander because
his 'faces of the period' did not correspond to the aesthetic of the Nazi race."
Sander: Notary. [Hình trích Roland Barthes: Camera Lucida]
"Đám Nazi kiểm duyệt hình của Sander, như bức trên đây, bởi vì 'những bộ mặt thời đó' của ông ta, không hợp với [không nói lên được] vẻ đẹp của dòng giống Nazi."

Trong thời gian chiến tranh, người phụ nữ Miền Bắc, do khuân vác thồ, cửu vạn cứu nước...  nhiều quá, thành thử cái 'co' cứ lùn tịt xuống, bè mãi ra. Bây giờ, lại đẹp rồi!

Cũng trong cuốn đã dẫn, Barthes cho biết, tờ Life đã từng vứt vào thùng rác [rejected] những bức hình của Kertesz khi ông tới Mỹ vào năm 1937, bởi vì những hình ảnh của ông ta nói nhiều quá [spoke too much]. Chúng bắt chúng ta phải suy nghĩ, phải đề nghị một ý nghĩa  - một ý nghĩa khác hẳn ý nghĩa thông thường, nghĩa đen, nghĩa mà mọi người muốn.
Đẩy đến tận cùng, theo Barthes, Hình ảnh, Photography, gây loạn, đạp đổ, làm giặc, khi nó suy tư, khi nó nghĩ [when it is pensive, when it thinks].

Tôi sợ rằng, những 'hình ảnh' của DTH khi tới Mỹ, bị 'từ chối', rejected, [bởi những ai kia, chứ không phải tờ Life, Mẽo], là đúng như Barthes cắt nghĩa..
Chúng nói nhiều quá, và nói đúng quá, về cái dáng vẫn còn bè ra, lùn đi, ngày một thêm lên, về tinh thần, của một miền đất.
Điều này còn có thể giải thích, tại sao DTH cứ ôm lấy hình ảnh người đàn bà Bắc Kỳ quê mùa, cổ hủ, và không hề sửa đổi cách ăn nói sao cho ra vẻ văn minh, theo lẽ thông thường.
Ngoài ra, tôi tin rằng, cả hai người, Nguyễn Quí Đức, người phiên dịch trong buổi nói chuyện tại Thư Viện, và Trịnh Lữ, tác giả một bài viết trên talawas, về DTH, đều chưa từng đọc DTH.

Thực tình, bi giờ chẳng ai có thể là nhà văn, a Dichter, nếu anh ta không tận tình hồ nghi cái quyền làm nhà văn của anh ta.
For in reality, no man today can be a writer, a Dichter, if he does not seriously doubt his right to be one.
May mắn làm sao, mới đây, tôi vớ được một câu viết vội của một tác giả vô danh, mà nếu tôi có nói tên thì cũng chẳng ai biết. Câu viết vội đề ngày 23 Tháng Tám 1939, nghĩa là chỉ một tuần lễ trước khi Thế Chiến Thứ Hai nổ ra.
Câu đó như vầy:

"Nhưng mọi chuyện vậy là xong. Nếu tôi thực sự là nhà văn, tôi đã có thể ngăn chặn cuộc chiến".
"But everything is over. If I were really a writer, I would have to be able to prevent the war."
Elias Canetti [1905-1994, Nobel 1981]: Nghề của nhà văn, The Writer's Profession, bài đọc tại Munich, Tháng Giêng 1976, được in trong Lương Tâm Của Chữ, The Conscience of words.

Trong bài Tựa, ông tự hỏi, liệu có một người nào lại lấy lại được cái nghĩa của từ tiếng Đức, nhà văn, dichter, một khi nó có vẻ như đã bị huỷ diệt.

Ôi chao, bảnh chưa, sướng chưa! Trơ cu lơ có một thằng, mà phải là một thằng nhà văn, thế là nó "bèn" ngăn được cuộc chiến!
Nhật Ký Tin Văn, 30 Tháng Tư, 2005
Theo nghĩa trên, tôi thành thực tin rằng, DTH, độc nhất, nhà văn. Mấy thứ kia, đồ bỏ. NQT
*

Ông Trịnh Lữ đặt câu hỏi: “Nguyễn Quí Đức, không hiểu vì lí do gì, lại dịch chữ “làm giặc” ấy của Hương là “trouble-maker” thôi chứ không phải là “rebel”. Hay là anh cố tình làm dịu câu chuyện?

Tôi cho là ông Nguyễn Quý Đức đã truyền tải đúng nghĩa bóng của từ “làm giặc” (ít ra trong trường hợp này) tức là “trouble maker”, kẻ quấy rối (chính quyền) làm họ mất ăn mất ngủ, chứ không có đủ sức mạnh hay vũ lực của “phiến quân”, “kẻ khởi loạn” (rebel) nhằm tiêu diệt kẻ thù...
Nguồn

Tác giả thư góp ý trên, sau khi chê TL dịch nhiều cảm tính, thiếu thuyết phục... thì, liền sau đó, cắn ngay đúng một mẩu lưỡi của mình, khi bênh vực NQĐ, dịch chữ làm giặc là 'trouble-maker': truyền tải 'đúng nghĩa bóng' của từ làm giặc!

Làm giặc là.... làm giặc. Đâu có phải tự nhiên mà DTH tự coi mình là một kẻ làm giặc. Không lẽ 'một' con sói cô đơn không thể làm đổ được một chính quyền, một đế quốc ma quỉ? Có đấy, trường hợp Solzhenitsyn, thí dụ vậy.
Bà đâu hề có ý định quấy rối chính quyền?
Tác giả bức thư góp ý, theo tôi, không hề hiểu được ý nghĩa mang tính truyền thống của từ làm giặc, 'xuyên suốt' lịch sử lập nước của Việt Nam."Ta thà làm quỉ phương Nam thay vì làm vua phương Bắc". "Không thành công thì thành nhân". Đấy là nói về một phần.
Phần kia, có thể chỉ là "tình cờ", với DTH. Nó còn là truyền thống Châu Âu, qua Camus chẳng hạn, với Con Người Nổi Loạn, hay Vị Thần Sisyphe Vác Đá của ông. Hay truyền thống Nga, qua Brodsky, Thi Sĩ Nổi Loạn, đi để mà chẳng bao giờ trở về....

Phải tưởng tượng Dương Thu Hương hạnh phúc.

Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho một số nhà văn hiện sinh, tuy cách phát biểu ở mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)
Như lính giữa rừng

vl

Anh nghĩ sao về văn chương kháng chiến chống Pháp từ 1945 tới 1954? Nếu giai đoạn văn chương ấy là của cộng sản, tại sao cộng sản miền Bắc lại cấm phổ biến chính nền văn chương của mình? Có một tờ báo, một nhóm người nào ở miền Bắc công khai phổ biến thơ văn kháng chiến 1945-1954 chăng? Tôi không hề thấy. Trái lại, miền Nam tự do phổ biến văn chương kháng chiến chống Pháp, trong khi chính các tác giả của nó đang sống tại miền Bắc. Người miền Nam thuộc và đọc hầu hết thơ nhạc truyện của Văn Cao, Ðỗ Nhuận, Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Thâm Tâm, Nguyễn Tuân,... Miền Bắc thì không. Anh đánh giá văn chương kháng chiến ra sao? Riêng tôi gọi đó là Văn chương Dân tộc.
Viên Linh trả lời Phan Nhiên Hạo, trên talawas
Nhật Ký Tin Văn 30.4.2005

Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do, La Russie et le virus de la liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie

Những 'lời phán' của nhà thơ VL như trên, hóa ra lại ứng với DTH!
Con sói cô đơn không chỉ bị cộng sản miền Bắc 'cấm phổ biến', mà còn bị cả một bầy chó thủ đô xúm lại toan tính làm thịt!
Nhân đọc lại trang nhật ký, thấy câu sau đây, áp dụng vào trường hợp DTH thì thật tuyệt!
Tiểu thuyết tái dẫn nhập con người vào lịch sử. Trong thứ đại tiểu thuyết, thí dụ như Chốn Vắng chẳng hạn, con người được giới thiệu, với định mệnh của nó.
The novel is a reintroduction of the human being into history. In the greatest of novels, the subject is introduced to his destiny.
Khi ta chết hãy chôn theo ta một thằng phê bình. Nguyễn Tuân dặn lại đám em út.
Nhưng đâu là ranh giới, về cái quyền phạng nhà văn, của nhà phê bình.
Sau đây là đề nghị của một tác giả trên tờ TLS, số đề ngày April 28, 2006: Đâm, thọi, phạng... gì gì cũng được, nhưng chớ có tẩm thuốc độc vào ngòi viết của mi!
Xin chép lại câu trên, để tặng.... Gấu!


How can one go back
To a ravaged home?
Marina Tsvetaeva: My country
Làm sao trở về, căn nhà hoang?
Người xa vắng biết đâu, nấm nhà mồ?
*
Marina Tsvetaeva, Prague, 1924