* 












   

Một William Faulkner của tiếng nói Hebrew:
"Một người đàn bà ở Jerusalem":
ấn bản mới nhất, của "Khi tôi nằm hấp hối".

Cách đây hai năm, nhà văn nổi tiếng người Anh Graham Swift đã bị một viện sĩ vô danh người Úc buộc cho một cái tội ngửi rất giống tội ăn cắp văn: trong cuốn sách được giải Booker mang tên Last Orders của mình ông đã “vay mượn đáng kể” cấu trúc kể chuyện đa giọng của William Faulkner trong Lúc tôi hấp hối, (As I Lay Dying). Báo chí Anh bèn mượn gió bẻ măng, biến câu chuyện thành một xì-căng-đan văn học, và thế là Swift bị buộc tội “cướp văn”, ai bênh vực ông thì bị chê là “nhân nhượng”. Và chuyện này xảy ra mặc dù, hay có lẽ là bởi vì, chính Swift vẫn sẵn sàng thú nhận ảnh hưởng Faulkner, và mặc dù là cấu trúc hai tác phẩm thực ra là không hẳn giống nhau tuy đúng là có những chỗ từa tựa. Cuối cùng thì những sự thực đơn giản như thế cũng khiến vụ xì-căng-đan phải xì hơi, nhưng lúc đó thì Swift cũng đã bị báo chí nướng cho đâu ra đấy rồi.
I once asked another fine writer of the American South, Eudora Welty, if Faulkner had been a help or a hindrance to her. "Neither one," she replied. "It's like knowing there's a great mountain in the neighborhood. It's good to know it's there, but it doesn't help you to do your work." Outside the United States, however — in India, in Africa, and again in Latin America — Faulkner is the American writer most praised by local writers as an inspiration, an enabler, an opener of doors.
Salman Rusdhie: Ảnh hưởng: Influence
Một lần, tôi hỏi một nhà văn cũng thuộc loại bảnh của miền nam nước Mỹ, Eudora Welty, rằng liệu Faulkner có giúp bà tí ti nào không, bà trả lời, không là không, một tí cũng không. "Cứ như thể có một ngọn núi to tổ bố ngay ở bên hàng xóm. Thật cũng tốt, rằng ngọn núi sừng sững ngay kế bên như thế, nhưng ‘nó’ chẳng giúp đỡ được gì trong việc viết lách".
Ôi chao, trong khi đó, ở bên ngoài nước Mẽo - ở Ấn Độ, Phi Châu, và ngay cả ở Mỹ châu La tinh - với những nhà văn địa phương, Faulkner là nhà văn “năm bơ oăn” của Mẽo, một cái giếng sâu đầy hứng khởi, múc hoài còn hoài. Người cầm tay bạn, dậy, bảo, ban cho bạn khả năng viết. Người mở cửa mời bạn vào trong cõi văn chương.
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn nhà văn nữ miệt vườn Miền Nam này, của tờ Điểm Sách Paris, The Paris Review.
Có vẻ như nữ văn sĩ cây nhà lá vườn của chúng ta, Nguyễn Ngọc Tư gần với Welty hơn, so với Faulkner.
Trong bài phỏng vấn, có câu mà Rushdie nhắc tới. Nhưng giai thoại kèm theo, thì ông vờ đi, trong khi với Gấu, tuyệt cú mèo. Nó làm Gấu nhớ đến một giai thoại của Durrell, về một em viết văn, ẹ quá, bèn đi hỏi thầy bói, ông thầy bói nói, tại còn nguyên, em bèn đi gặp một đàn anh văn chương, nhờ đả thông hai huyệt nhâm đốc. Sau đó viết được hay không, chẳng ai biết.
Ảnh hưởng: Influence

*
A  master Israeli novelist asks what is left if man loses his humanity?

AVRAHAM YEHOSHUA. known as  “Bulli", was 50 pages into a new novel about an unclaimed corpse in a Jerusalem morgue, when a close friend, a peace activist named Dafna, was killed by the suicide bomb that was detonated in a crowded cafeteria at the Hebrew University in Jerusalem in July 2002. Fourteen months later, Mr Yehoshua spoke at the funeral of two Arab waiters he had got to know well who were among 19 people killed by a lunchtime bomber at Maxim, a seashore restaurant in Haifa, his home town.
The novel Mr Yehoshua was writing, "A Woman in Jerusalem", was virtually complete by the time the second bombing took place. The book is dedicated to Dafna which is not surprising, for by then it had  become Mr Yehoshua's cri de coeur: war kills people, but even the living begin to die when they lose their humanity.
Mr Yehoshua, who with Amos Oz is one of Israel's two master novelists, has long been described as the Hebrew Faulkner. Indeed, the plot of his eighth novel uses a bold and often funny improvisation on William Faulkner's 1930 classic, "As I Lay Dying", to explore guilt, penance and public relations in Israel's underbelly.
Tiểu thuyết gia bậc thầy người Do Thái hỏi: Còn lại gì khi con người mất tính người?
*
Biến thành bọ!
Chiến tranh giết con người, nhưng ngay cả đám người đang sống đó, cũng đâu có sống, mà là chết, mà là biến thành bọ khi mất ính người!
*
AVRAHAM YEHOSHUA, hay Bulli, như thường gọi, đang viết được chừng 50 trang cho cuốn tiểu thuyết mới, về một cái xác chết vô thừa nhận tại nhà xác Jerusalem, thì được tin một người bạn thân của ông, một tay hoạt động vì hòa bình, bị chết vì bom tự sát, tại một quán cà phê đông người ở Đại Học Hebrew ở Jerusalem vào Tháng Bẩy 2006.
Mười bốn tháng sau, ông có mặt trong một đám táng hai người bồi bàn mà ông quen biết, người Ả Rập, là hai trong số 19 người bị chết vì bom nổ vào giờ ăn trưa, tại một nhà hàng ở bờ biển ở Haifa, thành phố quê hương của tác giả.
Cuốn tiểu thuyết được hoàn tất cùng vào thời kỳ trái bom thứ nhì phát nổ.
"Một người đàn bà tại Jerusalem" được đề tặng cho
Dafna, nhà hoạt động hòa bình, bạn thân của tác giả. Và chẳng có gì là ngạc nhiên, đây là tiếng kêu xé ruột xé gan thoát ra từ trái tim nhà văn, a cri de coeur: Chiến tranh giết con người, nhưng ngay cả người đang sống, họ bắt đầu chết khi mất tính người của họ.


Yehoshua, cùng với Amos Oz, được coi là một trong hai tiểu thuyết gia bậc thầy của Israel. Riêng ông, đã từ lâu, được coi như là một  Faulkner của ngôn ngữ Hebrew. Sự thực, với cuốn tiểu thuyết thứ tám của ông, Một người đàn bà ở Jerusalem, Faulkner chỉ là một cái cớ. Nói rõ hơn, đây là một ứng tác, improvisation, gan dạ, và thường xuyên, tức cười, của cuốn tiểu thuyết viết vào năm 1930 và đã trở thành cổ điển, của William Faulkner, Khi tôi hấp hối.
Ứng tác, nhân đó, khai triển tội lỗi, tự hành xác mong cứu chuộc, và những liên hệ công cộng, tại vùng nhược, underbelly, của Israel.
Nhân vật chính là một tay giám đốc điều hành, không có tên, của một công ty lớn ở Jerusalem, lo về tài nguyên con người, chuyên cung cấp bánh mì cho quân đội Israel, và chuyên chở bột mì tới vùng West Bank, khi nơi đây thiếu hụt, do các lò bánh mì địa phương bị đóng cửa, vì vấn đề an ninh.
Khi tay chủ công ty, một ông già 87 tuổi, biết, một tờ lá cải địa phương tính đi một bài thật gay gắt về cái chết của một em công nhân của công ty, người Nga, xinh đẹp, cổ dài như cổ thiên nga, chết vì bom tự sát, xác chẳng ai nhìn nhận, ông chủ bèn ra lệnh cho tay giám đốc điều hành đi tìm hiểu, và tìm cách hàn gắn, phí tổn bao nhiêu cũng không sao.
Và thế là bắt đầu một thiên bi hài [a tragi-comic saga], về những truân chuyên của tay giám đốc, khi cố tìm cách đưa xác cô gái xinh đẹp, Yulia Ragayev về quê hương bản làng của cô ở Liên Xô.
Trong cuộc lữ 'sống gửi chết về' đó, là trầm tư của một nhà văn, về sự kỳ cục của con người, về số mệnh, cái chết, về, bằng cách nào con người nghĩ, về cái chuyện 'ta về': how people come to feel that they belong.
Bây giờ, đã tới tuổi thất thập cổ lai hi, nhà học giả sinh tại Jerusalem quay qua viết kịch, truyện ngắn, tiểu luận, và giả tưởng, tất cả đều nhắm vào chuyện khai phá, thám hiểm, tinh thần Israel, và, Do Thái nghĩa là gì, what it means to be Jewish.

Yehoshua không dễ đọc, tuy nhiên, mời đọc, và cưỡng lại những định nghĩa vội vã, dễ dàng.
Điều làm ông quan tâm nhất, và dấn hết mình, là câu hỏi về nhân loại.
"Bạn vẫn chưa nhận ra, là bạn hơi bị bực mình tới cỡ nào, khi bị [thằng Gấu] gọi là...  bọ ? Chúng ta còn lại gì nếu chúng ta mất tính người của chúng ta ?
[You still don't realize how upsetting it is to be called inhuman ? What is left to us if we lose our humanity ?]
Những cú chích, tinh vi, thấm tới tận xương tận tuỷ, khiến ông bật ra nỗi nhức nhối, làm người nghĩa là gì, thì, đại loại như, một công nhân Ả Rập tại một tiệm cà phê, từ chối một chuyến xe trở về nhà, sau một ca đêm oải cả người, bởi vì, thà rằng, "ngủ tại ngay chỗ làm vậy mà khoẻ cái thân, thay vì phải chịu nỗi nhục, ở ba trạm kiểm tra, khi từ nhà trở lại nơi làm", hay như tay giám đốc, sau khi lỵ dị vợ, về sống với bà mẹ, mỗi lần nhìn thấy cái giường đôi là dựng tóc gáy lên, và thèm được như mấy công nhân, nói chuyện với máy nướng bánh, thay vì với con người.
Làm thế nào một quốc gia, bị khẩu súng sắt dính chặt vào xương vào da, sướng điên lên, vì nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng... không mất mẹ nó linh hồn, vì bạo lực? Bằng cách nào Israel vưỡn còn giữ được cho nó, những lý tưởng, của nó?
Điều làm nhà văn lo ngại, ở bên dưới bề mặt đó, là một tương lai đạo đức của đất nước Israel. Không phải chuyện đối mặt với cuộc chiến với Đảng của Chúa, Hizbullah, thí dụ vậy, mà là về một "linh hồn rất ư linh hồn", "its very own soul", của Do Thái.
Có vẻ như những câu hỏi trên, đều là những câu hỏi dành cho bất cứ một người Việt Nam nào, nhất là mấy ông VC!