|
Gấu,
nhà văn
Người nhớ Sài
Gòn nhất, hóa ra, sau cùng, lại là người ở lại, rồi chết ở đó.
*
Gấu này, đã từng kể ra, rằng thì là, khi xơi trái mìn claymore đầu
tiên,
[còn xơi thêm trái nữa, vậy mà không chết!], của VC, té xuống, chưa
kịp chạm sàn, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ở bờ sông Sài Gòn, nơi bến đò Thủ
Thiêm, là đã nghĩ ngay đến Bông Hồng Đen, và, thật là quái quỉ, không
lo
chết, hết còn gặp em, mà chỉ lo em giận!
Vì không chịu nghe lời em, cứ
la cà nơi nhà hàng quán nước, cứ ham... chơi bời!
Hết Quán Chùa, Givral, bây giờ lại thêm Mỹ Cảnh!
Hết Ngã Ba, Ngã Năm, bây giờ lại thêm Bến Đò Thủ Thiêm!
Sau này, khi viết ra điều này, ông bạn nhà văn xứ Nam Kỳ đọc, nhìn
thằng Gấu, cứ như là nhìn một quái vật, làm sao lại có một thứ
đàn ông
con trai gì mà khốn nạn đến như nó, mê gái đến nỗi coi cái chết nhẹ như
bông - hay "lông"? - hồng!
*
Cái
truyện
ngắn đầu tay của Gấu, Những
con dã tràng, viết
ngay sau khi đi nghỉ hè bãi biển Nha Trang, sau khi
thi rớt Tú Tài hai, khóa 1, được gửi thẳng xuống tòa soạn báo Sáng Tạo,
ở đường Ký Con, và sau đó, được nghe ông anh phán, qua bà cụ Chất,
thằng Gấu sẽ đi xa hơn Dương Nghiễm Mậu, chính lời phán đó, làm Gấu
giật mình, và có thể, ngưng viết, lo học đã.
Học cần hơn viết.
Ông anh không
phán, hay hơn DNM, mà là, thằng này sẽ đi xa hơn DNM.
Một cách nào đó, Gấu đã nhận ta "thông điệp" của ông anh!
Gấu đang sinh
hoạt vhnt,
lé, lác xệch, trợn ngược cả mắt
lên, vì nền vhnt hải ngoại!
To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just
as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179]. Just as a prostitute betrays love, a
litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn
Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái
đầu của mình].
Khủng
khiếp nhất, mang đậm dấu ấn Hichtcock nhất, trong
những lần shnt, là lần xẩy ra ở quá ngã tư
Phú Nhhuận một tí, chưa tới nhà
thương Cộng Hoà.
Lần đó, đi cùng với ông bạn thân. Ông này sau đi với Gấu,
xuống Ba Xuyên đưa xác thằng em Gấu về Sài Gòn. Lượt về Gấu đi máy bay
C.130 cùng cái xác thằng em, trong chiếc quan tài, ngoài gỗ, trong kẽm.
Cũng nhờ tài xoay sở của một ông cố vấn Mẽo tại phi trường Sóc Trăng.
Thằng em, sĩ quan Thủ Đức, ra trường biệt phái đơn vị địa phương quân
lo an ninh phi trường. Ông bạn, nhà giáo bị động viên, đi
xe đò trở về Cần Thơ, nhiệm sở của ông lúc đó. Xe của ông thứ nhì. Xe
thứ nhất
xơi nguyên một trái mìn VC. Gấu có kể qua truyện này một hai lần rồi.
Nó làm
Gấu nhớ tới câu chuyện Bóng Người
Trong Sương Mù của Khái Hưng. Hồi nhỏ,
đọc
truyện này, Gấu hơi bị ấn tượng [thuổng cách nói của VC], nhưng hóa ra
rằng thì
là, ông thuổng truyện ngoại quốc. Của tay Langelaan, tác giả một truyện
ngắn
được coi là kinh dị số một của thế kỷ, Con Ruồi , đã từng được dịch
đăng
trên tờ
Bách Khoa, Sài Gòn, trước 1975.
Gấu tin rằng thì là, thằng em trai của Gấu, đã xúi ông bạn
đừng đi chuyến xe đầu.
Cũng như Gấu đã từng mường tượng ra cái chết của thằng em,
ngay từ khi nó bị gọi đi Thủ Đức.
Đúng ra, ngay từ khi Gấu chết hụt ở nhà hàng Mỹ Cảnh.
Như thể, Thần Chết, bắt hụt thằng này, thì tóm thằng kia.
Chính vì vậy mà ông bạn HPA không làm sao đọc ra "cái
tầng hầm", của đoạn văn sau đây, bởi thế, ông mới chửi, sao lại có một
thằng mê gái thê thảm đến trở thành lố bịch, như mày, hử Gấu?
*
Đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, khi
chàng tỉnh táo, nhận ra những
khuôn mặt thân thương trong gia đình, chàng cố gắng cất tiếng nói nhưng
không
thể, và chàng cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết trong đêm,
và trước
khi chết, chàng sẽ được gặp nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng
sẽ còn đủ
thì giờ để nói với nàng, rằng chàng yêu nàng vô cùng, và tình yêu đó
chẳng liên
can gì đến đời sống hoặc cái chết, rằng nó phải như vậy, nếu không đã
chẳng thể
nào có nàng và chàng ở trên đời, và điều chàng ân hận, là chàng đã yêu
nàng
nhiều quá, như một lần chàng đã viết, "Chúng ta không sợ chúng ta không
yêu thương nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá." Chàng
cảm
thấy đời chàng sẽ kết thúc như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng sớm hôm
sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và
thắng cả thần chết, đã lừa dối được định mệnh, đồng thời chàng cũng
nhận ra một
sự thật thảm thương, là sự sống sót của chàng như có một điều chi bất
thường,
giống như một nốt nhạc sai, dư, thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa
một bài
ca, sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng
liêng: Chàng
vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Trong khi lần
hồi sống lại, trong những lần nàng vào nhà
thương Grall thăm chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin, nàng đã
khóc và
không dám giụi mắt, vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết. Chàng
nghe kể
lại, vừa cảm động vừa hổ thẹn....
Khu Rừng
Trong Đêm
|