|
Gấu,
nhà văn
Gấu này, sở dĩ phải sử dụng đến cái
tên cúng cơm [NQT], ngay
từ những ngày nảo ngày nào, là cũng nhắm, sẽ gặp trường hợp như trên,
một khi
hung hăng con bọ xít, viết ba cái thứ phê bình điểm sách này nọ...
Quả đúng như thế!
Ngay sau bài điểm tập truyện ngắn Mây Bay
Đi của thi sĩ Nguyên Sa, là Gấu bị hỏi thăm sức khỏe liền tù tì.
Trên tờ nhật báo Sống, nhà thơ đi một đường, cũng thật là
lịch sự, gửi "Nguyễn quân"!
Mới đây thôi, [vậy mà cũng năm, sáu niên rồi], lần về Sài
Gòn, gặp lại HPA, anh còn nhắc, một câu trong bài viết, mà Gấu này
chẳng còn
nhớ.
"Mày viết, đại ý
như thế này, 'mây bay đi?, thì bay đi cho rồi, cho được việc', làm sao
ông nhà thơ
không tức cho được!"
Thiệt tình, Gấu không thể nhớ, đã viết như vậy.
Tuy nhiên, 'tinh thần' của bài viết là như thế này: Văn của
Nguyên Sa, qua truyện ngắn, là thứ văn chương 'vui thôi mà', mượn chữ
của nhà
phê bình Đặng Tiến. Thành thử, từ đó, đưa đến kết luận, của bài viết,
mà Gấu
vẫn còn nhớ: Nguyên Sa là một nhà văn dễ dãi và sung sướng!
*
Do 'chưa kịp' trả lời thư NS, gửi 'Nguyễn quân", Thương
Sinh, tức Duyên Anh bèn nhẩy vô, chửi 'thằng NQT là con củ c...' ròng
rã chừng
hơn nửa năm, ngày nào cũng chửi, vì ông có mục viết thuờng xuyên trên
báo. Sau
DA tới đích thị NS, với loạt bài "Một bông hồng cho văn nghệ",
"Một mình một ngựa", phạng tiếp. Ông còn phạng thêm vài người nữa.
*
Khi mọi chuyện đã lắng, trong một bài viết, trong số đặc
biệt về Nguyễn Du của tờ Văn, Gấu, nhân đó, có bàn về, tại sao Nguyễn
Du mong
mỏi ba trăm năm sau có người nhỏ lệ cho ông.
Gấu còn nhớ, nhà thơ DTL, ngồi Quán Chùa, đọc bài viết, lầu
bầu, bài này là để trả lời NS!
*
Bài của Gấu, trong số Văn tưởng niệm Nguyễn Du, có nhắc đến
ý của Kafka, theo đó, nhà văn là một thứ dê tế thần, nhờ họ, mà nhân
loại tha
hồ 'vui thôi mà', nhân đó, bèn phạm đủ thứ tội, mà chẳng cảm thấy lỗi
gì ráo.
(1)
Làm dê tế thần thì dễ dãi sung sướng
sao cho nổi!
Chính vì thế mà Nguyễn Du mong, ba trăm năm sau, nếu có
người, sau khi nhờ ông mà mua vui được một vài trống canh, thì cũng bùi
ngùi
cho ông, một tí ti!
(1) Bản tiếng Anh: He is the scapegoat of mankind. He makes
it possible for men to enjoy sin without guilt, almost without guilt.
Cái cuốn
Brachet, toán bài tập
năm thi Tú Tài hai, ban toán, mà giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, tức Toàn
Phong, tác giả cuốn Đời Phi Công, nói tới, cũng là sách gối đầu giường
của Gấu và đồng bọn, những ngày mê toán, những năm học trung học.
Thời của Gấu, còn một cuốn nữa, nổi hơn Brachet, là cuốn của Le Bossé
[?]. Nhiều bài hơn, dễ hơn, nhưng cũng có những bài khó hơn, là những
bài thi concours toán. Brachet hay ở chỗ, toàn những bài chọn lọc, và,
lẽ dĩ nhiên, khó.
Vào thời đó, Gấu chẳng tha một bài nào của Brachet.
Kể cả của Le Bossé. Gấu nhớ bài toán khó, của từng chương, từng món
[nghịch đảo, cô-níc, hàng điểm điều hòa, chùm vòng tròn, vòng tròn trực
giao, bao hình, quĩ tích, đạo hàm, nguyên hàm...]. Đến nỗi, sau đó, đi
làm rồi, tới khi em Bông Hồng Đen lên lớp
12, cũng ban toán, một bữa gặp bạn, có Gấu đi ecscort, hai người nói về
một bài toán khó
đang làm cả hai nhức đầu, Gấu bèn đi một đường trổ tài, không những chỉ
cách giải mà còn nói đúng bài toán nằm ở đâu, trong trận đồ toán học có
tên là Le Bossé đó!
Về già, Gấu tự hỏi, ở đâu ra mấy cuốn sách toán đó, năm học thi tú tài
hai đó?
Bởi vì, chỉ đến khi Gấu ra trường Bưu Điện, đi làm, có tiền, thì mới
có chuyện mua sách.
Gấu nhớ là, hồi đó, đi làm rồi, Gấu cứ làm như mình đang học...
Sorbonne, Paris, với những
cuốn cours của nó, bầy bán tại nhà sách Lê Phan, tại đường Phạm
Ngũ Lão, gần chợ Bến Thành. Tiệm này có một cái
nét rất đặc biệt, là chơi tên tiệm trên mái ngói, chắc là từ thuở Đồng
Minh đánh Nhật. Ở Sài Gòn có hai nơi quảng cáo theo kiểu này, nhà sách
Lê Phan và nhà thương Grall, theo như Gấu còn nhớ được.
Với Lê Phan, thì ngoài Brachet, Le Bossé, còn có Bouligand
[?], Rivaud [tay này trùm về tân toán]. Hai ông này thuộc năm thứ nhất
Đại Học Khoa Học.
Gấu, túi có tiền, tiện tay, quơ thêm vài cours... triết. Hiện tượng
học,
Husserl, chẳng hạn!
Thời gian bỏ Khoa Học qua Văn Khoa.
Cái chuyện đậu xong chứng chỉ Dự Bị Triết, lên chứng chỉ Triết Tây,
đụng đầu ông giáo sư hắc ám, bèn tức khắc trở lui, sau ghé Văn Khoa,
chỉ lảng vảng khu chứng chỉ Việt Hán, ngóng cô bạn, là chuyện hoàn toàn
có thực.
Gấu vẫn quan niệm, thầy, nhất là môn văn khoa, là phải ra thầy. Nhất tự
vi sư bán tự vi sư, là đúng y chang cho những ông này. Bạn không thể
học, chỉ một nửa chữ văn, thơ... , rồi biểu rằng
thì là, tớ chưa học ông đó!
Và chỉ đến khi cầy thêm job thứ nhì, làm chuyên viên gửi vô tuyến viễn
ảnh cho UPI, Gấu mới tha hồ mua sách, thích cuốn nào là mua, không có ở
Sài Gòn, thì order bên Tây, qua nhà sách Xuân Thu, kế ngay bên Quán
Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn.
Gấu tin rằng, cái lần me-xừ tác giả Mặt
trời không bao giờ có thực phạng cái thằng kè kè tờ
L'Express
bên nách, rời Xuân Thu qua Quán Chùa, là 'ám chỉ' Gấu này!
Hoặc, có thể, Người Đi Trên Mây!
*
Thành thử, mấy cuốn toán của Le Bossé, Brachet, gì gì đó, chỉ có thể từ
một ông bạn trong Thất Hiền.
Năm học Đệ Nhị, Gấu khám phá ra cuốn Bếp Lửa, nhờ coi cọp, trên hè
phố Sài Gòn, khi ông Nguyễn Đình Vượng đem nó ra bán "xon".
Cảm ơn ông Nguyễn Đình Vượng!
*
Theo Gấu quan
niệm, muốn học
triết, là phải học toán trước đã!
Bạn không có tinh thần toán, không thể học triết, theo nghĩa, không thể
đem đến cho triết học, cái đẹp, cái tuyệt mà những toán gia, khoa học
gia, có được, khi họ khám phá ra chân lý, cụ thể, một định luật, định
lý, một cách giải một bài toán khó chưa từng có ai giải được. Đây là
điều Steiner than vãn, trong bài phỏng vấn Tin Văn đã từng dịch.
Vào
năm 1993, khi nhà toán học Andrew Wiles giải được bài toán hắc búa, là
định lý
Fermat, những đồng nghiệp của tôi sướng điên lên, họ nói với tôi: "Điều
này thật là đẹp! Ông ta đã chọn được một cách giải tuyệt đẹp. (It’s so
beautiful! Il a choisi la plus belle approche.)". Với những nhà toán
học,
từ
"đẹp" có một ý nghĩa cụ thể mà tôi chẳng thể nào hiểu được.
Phỏng
Vấn Steiner II
Ông thầy toán
của Gấu, thầy Phú, cũng là người rất mê những giai thoại toán, và ông
thường kể chúng, trong những lúc ngưng nghỉ, sau khi giải một bài toán
khó. Giai thoại về nhà toán học Abel, Gấu được nghe qua thầy Phú.
Ai đã từng học Toán Đại Cương, môn tân toán học, chắc biết "groupe
abélien".
Đó là nhân loại tưởng nhớ, bằng cách lấy tên ông, đặt cho một nhóm
những phần tử, éléments, có chung một số đặc tính, chịu chung một số
định luật: "nhóm abel".
Me-xừ Abel, trong đêm trước khi hẹn đấu gươm, hay đấu súng, với một
tình
địch, chắc giống trường hợp nhà thơ Nga, Puskhin, đã chép lia chép lịa,
tất cả
cái kho memory toán của ông ở trong đầu, để lại cho hậu thế.
Và sau đó, hậu thế, mất đâu chừng vài chục niên, mới giải xong mớ con
chữ, con số ông để lại!
Cái tay Rivaud, tác giả một cuốn tân toán, trong đó, có kể một câu
chuyện,
về triết gia kiêm toán gia, Leibniz.
Ông này, sau khi giải được một bài toán, toàn ảo số, mà đáp số, lại là
số thực, đã sướng quá, la lên, chỉ nội một công thức này, là đủ chứng
tỏ, Thượng Đế hiện hữu. Không có Người, làm sao có cái đẹp đến như thế
này!
Theo truyền thuyết, ông và Newton cùng nghĩ ra môn toán vi tích phân,
calcul différentiel, calculus,
Gấu thực sự tin rằng, mấy anh VC ở Bắc Bộ Phủ dốt toán. Nếu không, họ
đã lường trước được hiện tượng con bọ. Ai đã từng học toán, từng vẽ
bảng biến thiên, đường biểu diễn một hàm số, đều biết một điều, từ vô
cực dương chuyển qua vô cực âm là một chuyện rất dễ hiểu.
Đó là lúc
"đường cong" tới điểm "cực khoái", rồi, thì, ... xìu!
Căng hơn nữa, đúng lúc cực khoái, là... đi: Hiện tượng Thượng Mã
Phong! Chết trên mình ngựa!
*
30
Tháng Tư, 1975 đúng là cái ngày thê thảm đó: Đương ở trên đỉnh cao
của thời đại, lao xuống vực thẳm.
Đây cũng là điều Koestler biết trước, đặt tên cho nó, là, sự thờ phụng
cái vòng tròn.
Với VC, vòng tròn này, trước 1975, thì tưởng là, Cương Lĩnh Đảng, sau
ngày 30 Tháng Tư, mới té ngửa ra, nó là đồng đô la của Mẽo!
*
Trở lại chuyện, sau phút cực khoái, thì... sao?
Trên net, hình như tờ Người Việt, có một tác giả viết về khu Ngã Sáu,
Nguyễn Tri Phương, về thú ăn đêm của dân Sài Gòn ngày nào. Ông tự hỏi,
cái thú này, của dân Sài Gòn, có từ hồi nào.
Gấu tôi tin rằng, nó có từ hồi lúc có cái câu "bụng đói thì đầu gối
phải bò!"
Trong tiểu thuyết Yêu, của Chu Tử, một nhân vật nữ, than: Tại sao cái
giống đàn ông nó lại khốn nạn đến như thế. Mới hăm hăm hở hở, thèm thèm
thuồng thuồng
như... chó đói, mới hỗn như... gấu... thế mà, cực
khoái
xong, là, bỏ mặc em nằm tênh hênh, giơ tay với gói thuốc lá, đi
vài hơi tỉnh bơ!
Mắt còn lim dim nữa chứ!
Với người nữ, thay vì làm vài hơi tỉnh bơ, thì họ đi.. ăn!
Cái thú nhất, của cái thú ăn đêm, ở Ngã Sáu, Nguyễn Chi Phương, Chợ
Lớn,
theo Gấu, không phải ăn, mà nhìn, người đàn bà, đi đôi, hoặc đi với
chồng, thêm đứa con bồng trên tay, ăn.
Người đàn bà, vào lúc "no nê và đói ơi là đói" đó, thật là đẹp.
Cái đẹp mà Hoàng Hải Thủy đã từng tả là, Yêu Mệt!
Đẹp. Đã. Đừ. Đói.
Bốn chữ lận!
Hay.. năm chữ?
Thảo nào, mấy nữ thi sĩ ở trong nước chỉ muốn được là những con ngựa
trời!
*
Đây là đề tài
một truyện ngắn
thật là tuyệt vời của Vũ Huy Quang. Cháo
Rắn.
Ông em trai kết nghĩa với ông chồng, cứ mỗi lần cực khoái với
bà vợ của ông anh kết nghĩa, xong, là kéo cả gia đình đi ăn cháo rắn,
cho lại sức.
Ông này, trẻ, đẹp trai, không phải đồ cù lần, mà là thuộc loại thiện
chiến, đánh quen trăm
trận, lần đầu tiên đưa bà chị đi chơi, cảm thấy thật là khổ tâm vô
cùng, vì, đâu biết chỗ trải đệm nào khác, ngoài ba khách sạn rẻ
tiền, cũng miệt Chợ Lớn, chẳng xa gì Ngã Sáu, Nguyễn Tri Phương.
Lần đầu đưa bà chị tới một nơi chốn xập xệ như vậy, anh con trai ngượng
lắm, và chỉ sợ bà chị nghĩ, em coi thường chị, đùng đùng bỏ
về. Nhưng, bà chị tỉnh bơ, tuy chưa từng biết nơi này, chắc chắn vậy,
nhưng lại như
quá rành, thế mới lạ! Như thể trong những giấc mơ 'lang chạ' - chữ này
Gấu thuổng của một "biếm gia" nổi tiếng thứ nhì, bởi là vì thứ nhất
đếch có, ở hải ngoại - người đàn bà đã từng lui tới nơi chốn này, rất
nhiều
lần!
Một nơi chốn như thế, trong một căn phòng mà mùi vị
của những trận đụng độ trước, giống như khói thuốc phiện lưu cữu, bám
chặt vào đồ đạc, không khí, tường nhà, trần nhà, con rán, con rệp; dấu
vết những trận đụng độ còn
loang lổ trên tấm khăn trải giường, thì, làm sao thiếu, những
cái lỗ hổng, ít ra là phải trên một, trên hai, trên mười... ở
trên tường!
Anh con trai vừa tính cởi cái áo bà chị, là đã thấy từ,
từng
ấy cái lỗ hổng, bắn ra những ánh mắt thèm thuồng, ham hố, hừng hực!
Anh mở cửa, chạy ra ngoài, thì cái đám khốn nạn đã chạy mất tiêu!
Quay vô, thì lại "vũ như cẩn". Tính chạy ra lần nữa, bà chị ngăn lại.
Trong ánh mắt hào hứng, thú vị của bà chị, như còn có vẻ ra lệnh,
khuyên nhủ, dỗ dành, thôi mà, cho họ 'hưởng' với,
chị đủ sức chịu đựng, chị "cân" tất, chị "chấp" cả lũ... Vả lại, có mất
gì đâu, hả em?
Như thể, người đàn bà muốn ban phát tình yêu, cho tất cả những thằng
đàn
ông ở bên ngoài căn phòng!
Gấu nghĩ, những thực khách của Ngã Sáu Sài Gòn, ngoài chuyện đến đó để
ăn, còn, để, như những thằng cha ở bên ngoài căn phòng, thưởng thức,
tuy hơi muộn, trận đụng độ vừa mới xẩy ra, ở đâu đó, cũng không xa cái
bàn ăn...
*
Trả lời "mail" của một độc giả... tưởng tượng.
Đúng rồi, câu chuyện Cháo Rắn xẩy ra ở Mẽo. Nhưng kéo về Ngã Sáu,
Nguyễn Tri Phương mấy hồi!
Vả chăng, nhớ Sài Gòn quá!
Gấu này nhớ, một lần, cho một em người Miền Bắc mượn đọc, tập truyện
của VHQ, sau đó, hỏi, liệu một câu chuyện như thế, có thể xẩy ra ở
ngoài đời?
Mặt em đỏ bừng, đôi mắt lim dim, mơ màng như nước Hồ Gươm, nhẹ nhàng
trả lời,
như gió thoảng, cũng, Hồ Gươm:
-Có đấy, chú ạ!
Như vậy, nó đã từng xẩy ra tại Nghi Tàm, Hồ Tây, hay Ngã Tư Sở... cũng
nên!
*
Nhớ Sài Gòn quá!
Ôi chao, nhớ sao bằng, so với người ở lại, rồi chết ở đó: Trịnh Công
Sơn.
Chứng cớ?
Bạn cứ thử so tất cả những bái hát, sau 30 Tháng Tư, viết về nó.
Có bản nào so được với Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên?
Nếu có, thì lại là, nhớ về Hà Nội. Thí dụ như bản Hướng Về Hà Nội của
anh chàng Hồng Dương.
Gấu này có nghe kể một giai thoại tuyệt vời về bài hát này.
Tác giả của nó, đã di cư vô Sài Gòn rồi, nhớ Hà Nội quá, bật ra cái bản
nhạc trên. Làm xong, lại càng nhớ, chịu không nổi, bèn bò về lại Hà Nội.
Về rồi, là hết nhớ.
Làm sao vo với TCS, ở lại Sài Gòn và nhớ nó như là đã mất nó đời đời.
Những lời nhạc, phải nói là tuyệt cú mèo, thí dụ như, "phố bỗng là dòng
sông uốn quanh", thì, chỉ những ai đã từng ở Sài Gòn, mới sướng, mới đã
được!
Có một câu, trong bản nhạc khác, Mưa đêm tỉnh nhỏ, có thể so được với
câu trên. Đó là câu:
"Chờ em, đêm vắng, với cô đơn, ngõ hồn mưa ngập lối."
Chỉ có 'ngõ hồn mưa ngập lối" mới đối lại được với "phố bỗng là dòng
sông uốn quanh".
Vế trên, là trong hẻm, nhớ em.
Vế dưới, là đứng hè đường phố Sài Gòn, khu Nguyễn Thiện Thuật chẳng
hạn, nhớ em!
*
Người
nhớ Sài
Gòn nhất, hóa ra, sau cùng, lại là người ở lại, rồi chết ở đó.
*
Có lần ông anh
nhà thơ phán, mà Gấu nhớ đại khái, cái "rythme" của một
bản nhạc là cái
"rythme" của thời gian.
Sau này, đọc Brodsky, ông cũng phán tương tự như
vậy, về thơ.
"Nguồn của nhịp điệu là thời gian. Bạn [Volkov] còn nhớ, có lần tôi
nói,
bất cứ một bài thơ đều là thời gian được sắp xếp lại [that any poem is
reorganized time]. Nhà thơ càng tản mạn, về kỹ năng của mình, bao
nhiêu, người đó càng mắc míu với thời gian bấy nhiêu, với nguồn cội của
nhịp điệu.... Thời gian nói với cá nhân bằng những giọng thay đổi,
lên
xuống. [Time speaks to the individual in various voices]. Thời
gian có giọng trầm của riêng nó, giọng bổng của riêng nó - và có giọng
falsetto, chói chang, cũng của riêng nó. Tsvetaeva
là một falsetto của thời đại. Một giọng vượt lên trên mọi giọng."
Volkov: Chuyện trò với Brodsky.
*
Nhưng câu này của ông, mới ghê:
Bao thơ tôi, ít nhiều
chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời
gian làm gì con người.
"All my
poems
are more or less about the same thing – about Time. About what time
does to Man."
*
Chơi
luôn cả một mớ, của cả hai ông nhà thơ, để phán về nhạc TCS, thì
thật là tuyệt!
Và, như thế, cái nhịp của bài Tình Nhớ, là cái nhịp thời gian mà Gấu
trải
qua, cùng với Sài Gòn, sau Mậu Thân, 1968: Vừa mới mất thằng em, 1967,
đến lượt mình lừng lững đi vô Trung Tâm Ba Quang Trung, 1969. Đúng
những ngày
cận Tết.
*
Thành thử, nhạc TCS mất đi hẳn cái sức nặng thời gian của nó, với những
người không sống cái thời gian mà từng bản nhạc của ông đã được thai
nghén.
Ôi chao, bạn phải được nghe nó, bài Tình Nhớ, khi nó vừa mới ra đời,
tại một nơi chốn như Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ Quang Trung, những
ngày lành lạnh cận Tết, sau
Tết Mậu Thân, như thể nó được viết ra, chỉ để dành riêng cho bạn, bạn
là
người thứ nhất được nghe, sau tác giả của nó... thì mới thấy cái điều
mà Brodsky phán: Về thời gian làm gì con người.
|