Một trang bản thảo tìm lại
được
Đây là những trang bản
thảo
viết những ngày ở trại tị nạn Thái Lan, 'tiền thân' của hai truyện
ngắn,
Lần Cuối Sài Gòn và Bụi. Như đoạn sau đây.
"Ông Nghị,
tướng người cao lớn, mấy đời vợ, mấy dòng con, không kể con rơi con
rớt, con làm phước. Bà Trẻ kể cho tôi nghe về một cặp vợ chồng hiếm
hoi, đã nhờ vả ông. Và đứa con gái, kết quả của mối tình "thả cỏ", của
một bữa rượu say sưa bên mâm thịt cầy trong lúc người chồng giả đò mắc
bận đi ra bên ngoài, đã bị câm ngay từ lúc lọt lòng. Nghe bà kể, tôi mơ
hồ nhận ra nỗi thất vọng của một người đàn bà đã hy sinh một cách vô
ích tuổi trẻ, nhan sắc, sự thông minh và luôn cả lòng tốt, tính vị tha
của nình. Cậu H. vì không thể là đứa con của hạnh phúc, cho nên không
được thừa hưởng tính thông minh của người mẹ, vóc dáng cao lớn của
người cha, nhưng vẫn giữ nguyên được truyền thống của những người đàn
ông trong họ, luôn coi người đàn bà là chủ trong gia đình. Cậu luôn tỏ
ra bất lực trước người chị cùng bố khác mẹ, một cô gái tuy chưa đến
tuổi lấy chồng mà đã là gái già. Những lần bị đay nghiến hành hạ quá
mức, cậu chỉ phản ứng bằng cách đập đầu vào tường. Âm thanh của sự nhẫn
nhục không chịu dừng lại ở ngưỡng cửa chiến tranh: Trong những năm miền
Nam ngày đêm bị Thần Chết réo đòi mạng, cậu H. đã áp dụng khí giới hữu
hiệu nhất mà cậu có, là tự hành xác để được hoãn dịch. Cậu nhịn ăn,
nhịn ngủ, uống cà phê đen đậm đặc, cố làm cho xuống cân, phổi có vết
nám... Không chịu ngừng lại mà còn vượt xa hơn nữa, tới miền đất của
phúc phận, nghiệp duyên: Cuộc sống gia đình hạnh phúc những năm sau
1975, theo Bà Trẻ, là do Đức Phật đã hiểu thấu nỗi khổ đau, lòng ăn
chay, niệm Phật của bà, nhưng tôi cho rằng Ngài đã bị những tiếng đập
đầu binh binh của cậu H. làm giật mình, nhìn xuống cõi đời ô trọc này."
Tôi viết dưới
ánh sáng của một ngọn nến: Sài-gòn.
Lần
Cuối Sài Gòn
Riêng câu văn chót, cả
đoạn nháp nó như vầy:
28.3.1966. Tôi trở lại con
đường Cộng Hoà chỉ để nhìn một phần đời của mình đã thực sự bỏ đi, theo
cái
Chỉ một đoạn văn này lôi
kéo
Gấu trở lại Đất Bắc. Nhìn đầm làng Vân Xa. Nhìn lại căn nhà cũ của ông
Ngoại. Gặp lại mấy ông Cậu, con Bà Ba. Gặp lại Cậu Toàn....
"Hãy nhớ rằng, trong một
cuộc hôn nhân tốt, người này trở thành thiên
thần hộ mạng, cho nỗi cô đơn của người kia".
Rilke
Chép lại, từ
Phỏng
Vấn Steiner I để tặng Gấu Cái!
Tặng thêm đoạn này nữa!
Thình
lình Kỳ ngây người ra: chàng vừa thấy người cha đứa bé rót cà-phê ra
dĩa cho mau nguội, rồi nâng dĩa mà uống. Cảnh này, chàng đã thấy rồi...
trời ơi... lâu lắm... những hai mươi năm về trước...
Cảnh này, thằng bé Bắc-kỳ ngày xưa cũng đã thấy rồi,
khi miền nam đã
đổi chủ.
Bữa đó, hai vợ chồng từ rẫy lên chợ (chợ Cai Lậy). Bà
vợ xà ngay vô một
gánh bún, hay cháo lòng heo trong lúc anh chồng xớn xát kiếm một ly
cà-phe túi. Khi quay lại anh thấy bà vợ đang thong thả lật phía bên
trong chiếc gấu quần, hài lòng lau miệng...
Trời ơi, nó đây rồi, bấy lâu nay anh tìm kiếm hoài
lúc đó mới hiểu ra,
tình yêu là gì...
Nhà văn Gấu và nhà văn
Oz
làm thế nào quen nhau?
Lần đầu tiên Gấu đọc Oz, là qua một bài viết của ông trên tờ Partisan
Review. Bài viết gãi đúng chỗ ngứa của Gấu. Một cái ngứa âm ỉ hoài
hoài, kể từ khi đọc truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê của Kafka, nghĩa là từ
những ngày chập chững bước vào chốn giang hồ, tập tễnh làm nhà văn!
Cái thú lưu giữ kỳ tích,
không phải chỉ ở trẻ em, thí dụ như em bé nhi đồng đã từng được gặp
Bác, nhưng luôn cả ở người nhớn, nhất là những anh chàng mê gái, và,
những anh chàng "nhà dzăng"!
Càng nổi tiếng, lại càng ưa khoe, kỳ tích, thí dụ, những lần đi kiếm em
út,
bởi vì đây, cũng hình thức, sinh hoạt văn học nghệ thuật!
Garcia Marquez chẳng đã từng khoe, ông có một danh sách, hơn 500 em.
Nhà văn Hồng Mao, Graham Greene không bỏ qua thú vui sưu tầm tên các
loài bướm của ông.
*
Một trong những kỳ tích, của nhạc sĩ Văn Cao, theo như kể lại, là bắt
bồ với một em làm vợ bé của một tay hiến binh Nhật. Một lần, sau khi
cơm no bò cưỡi, ông ngủ quên đến sáng bạch, và khi tay hiến binh về,
chỉ còn đủ thì giờ vơ vội bộ quần áo, phóng qua bờ tường.
Garcia Marquez, tệ hại hơn, bị bắt tại trận.
Gấu cũng có một hai kỷ niệm chết người, và, tức cười, như thế.
Kể chuyện tức cười trước. Kể lại. Vì đã kể một hai lần rồi.
Đó là lần ngủ ngay trên xóm, với một anh bạn. Anh bạn này cũng quen
biết, còn trước cả Gấu, gia đình Bông Hồng Đen. Hồi còn đi
học, thân với Gấu lắm. Hay đi giang hồ với anh lắm. Khi đứa em trai Gấu
mất, anh đang ở trong quân đội, trú đóng ở Cần Thơ. Trên đường đi mang
xác đứa em về Sài Gòn, Gấu ghé Cần Thơ, kéo theo anh. Khi về, anh đi xe
đò, xe trước bị mìn, xe anh, ngay kế, thoát.
Bữa đó, hai tên ngồi xích lô, rời xóm, vểnh mặt nhìn phố phường, vậy mà
không nhìn thấy ông cụ thân sinh của BHĐ đi ngược
chiều. Ông cụ lên xóm, hai đứa rời xóm.
Sau này, sau bao nước chẩy qua cầu, Gấu cứ thắc mắc
mãi, tại sao mới sáng sớm, ông cụ lên xóm. Mãi mới đây, gặp lại anh
bạn, kể lại chuyện cũ, anh cho biết, gia đình BHĐ có bà con ở trên Gò
Vấp.
Lạ, một điều là, rất ư là đạo đức như ông cụ, vậy mà cũng đem kể câu
chuyện trên cho con gái nghe!
Hoá ra ông cụ tìm đủ mọi cách để 'ly
gián' hai đứa!
Bữa đó, vừa gặp, em tủm tìm cười, nhe chiếc răng khểnh thật là tuyệt
vời, nói:
-Hôm qua anh với anh V. đi lên xóm phải không?
Gấu mặt nghệt ra, không biết nói năng ra làm sao. Em nói tiếp:
-Ông cụ nói, gặp hai người, mới sáng sớm từ trên đó về!
Mãi sau này, sao bao nước chẩy qua cầu, sắp xuống lỗ, Gấu mới ngộ ra
câu của em, hồi đó:
-Thứ tình yêu chỉ gồm có chiêm ngưỡng
và kính trọng, thứ
'amour platonique' mà anh nói đó cũng làm Hương sợ.
Một chuyện tức cười nữa, là lần đang lụi cụi làm việc ở sở, chừng 10
giờ sáng, bỗng nổi hứng ẩu, lấy xe dọt lên xóm. Vừa xong xuôii ra về,
là đụng đầu cảnh sát đi vô.
-Đi đâu?
-Thì cũng tính đi, nhưng nghe báo động có mấy ông tới viếng thăm mấy
em, nên vội dọt trở ra!
Vậy mà thoát!
Anh cảnh sát bật cười, vẫy tay cho đi!