"Sinh hoạt văn học nghệ
thuật tại Sài Gòn trước 1975".
LH
Tái định cư nước người, SHVHNT đầu tiên của Gấu, là với nhóm Montreal
của LH, qua tờ Nắng Mới.
Gấu biết tờ này từ hồi ở trại cấm Thái Lan. Gặp nhóm này, qua NTV. Rồi
qua Nguyễn Đông Ngạc, khi lên Montreal chơi. Trong nhóm này, tính tình
dễ chịu nhất, theo Gấu, là Lưu Nguyễn.
Rồi viết lách, rồi nhậu nhẹt. Luân Hoán thì Gấu đã từng đọc thơ. Gặp
mới biết, ông là bạn - bạn lính và bạn thơ - của Cao Thoại Châu, tức
Cao Đình Vưu, bạn thân từ hồi còn học trung học của Gấu.
Thời gian đó, Gấu bỏ luôn mớ con chữ, học bảo hiểm, lấy cái "lai xần"
[giấy phép hành nghề], xong xuôi, lo kiếm bạc
cắc, đỡ đần mấy đứa nhỏ còn kẹt lại.
Nhưng để hành nghề bảo hiểm, thì
phải cần quen biết, và thế là lại phải dở trò sinh hoạt văn học nghệ
thuật, để kiếm khách, không phải cho văn chương, mà là cho bảo hiểm
nhân
thọ.
Trong những cơ hội kiếm khách như thế, có lần Gấu làm MC, giới thiệu
sách, một cuốn của một nhà văn trong nhóm Montreal. Để bữa nào, kiếm ra
được, Gấu sẽ post lên Tin Văn hầu quí vị độc giả, cảnh Gấu diễn trò
SHVHNT.
Bữa diễn trò, có thể nói, thành công. Nhóm M. "order" một cái bàn
riêng, ở kế ngay bên diễn đàn VHNT, theo cái kiểu "tables séparées",
bàn riêng, thêm vách ngăn, cho chắc ăn. Trong lúc, bên ngoài, Gấu diễn
trò thổi ống đu đủ, bên trong, nhóm "văn hữu", vừa thưởng thức tiếng
kèn,
vừa nhâm nhi ly rượu mạnh.
Gấu diễn trò xong, cả đám kéo nhau tới một tiệm khác. Lúc đó, Gấu cũng
có phần của Gấu. Thật chu đáo.
Sau đó, vẫn liên lạc, thường xuyên, thì với nhà thơ LH, qua email.
Một lần, ông email trả lời một chuyện gì đó, dưới ký tên bằng những
dòng như thế này:
Anh Chị Luân Hoán.
Thế là từ đó, Gấu không dám liên lạc với nhà thơ nữa.
Theo Gấu, đây chỉ là một trong những chi tiết, cẩu thả, của nhà thơ.
Nhà thơ tuổi cũng cao, thành danh sớm, em út nhiều, bà con
đông, và thường là hạng dưới, danh xưng "anh chị" quá quen dùng, thành
thử Gấu này bị coi là đàn em, là do sơ ý chứ không phải cố tình.
Thì đã nói cẩu thả mà!
Anh Chị Luân Hoán!
Nhờ anh chị tí! NQT
Nhưng, nhờ múa may quay cuồng như thế, Gấu có được một kỷ niệm thật là
cảm động, thật là tuyệt vời, và cũng thật là bi thuơng, có thể nói như
vậy, về cái gọi là tri âm tri kỷ, giữa người đọc và người viết.
Mô phỏng nhà văn NMG, đây là kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của
Gấu.
Đẹp, như không hề có thực!
Như chưa từng xẩy ra.
Và đúng như thế.
Kỷ niệm của Gấu làm Gấu nhớ đến truyện ngắn Tuyết, của nhà văn Nga,
Konstantin Paustovsky, mà Gấu này đã từng dịch, vào đúng cái lúc tập
tành viết văn.
Trong truyện, chàng tán nàng, kể lại kỷ niệm đã từng gặp nàng ở....
Nàng buồn cuời
quá, nghĩ thầm, mình đã có bao giờ tới đó, nhưng đâu cần.
Kỷ niệm của Gấu cũng nửa hư nửa thực, như vậy.
*
Hồi tưởng lại
những ngày vừa mới tới trại tị nạn Thái Lan, nhận được thư của bà Trùng
Dương, sau khi gửi tín hiệu "Cứu Tôi Với, S.O.S", trong thư, bà than
giùm cho... Gấu, đúng là thứ Trâu chậm uống nước đục, cuối mùa
vượt biên rồi!. Rồi những ngày đầu, 'tái định cư", hay sau này, thỉnh
thoảng, lại được nghe một ông bà nhà văn, hải ngoại, hậu-1975, thuộc
dòng văn chương Miền Nam kéo dài, cũng cỡ tuổi Gấu, than, tui viết từ
khi còn trẻ, nhưng cái đám nhà văn Miền Nam lúc đó chúng kỳ thị, chúng
bè phái, thành thử chúng dìm, chúng ém tài tui, nếu không tui nổi tiếng
từ lâu rồi!
Gấu cũng đã từng nhắc tới một hai ông, thù Gấu và mấy ông bạn viết cùng
thời, chỉ vì dám nổi tiếng từ thập niên 1960, trong khi mấy ông này,
phải ra đến hải ngoại, phải đến khi về già, mới được nổi tiếng!
Có ông khoe, viết từ thời... Sáng Tạo, đã có bài này, bài kia, đăng số
mấy, số mấy!
Lạ một điều, là, mấy ông này đều làm như độc giả... mù! Hoặc chính mấy
ông... mù, không nhận ra một sơ hở trầm trọng, trong lập luận của họ,
về cái vụ dìm thiên tài, do phe phái, của đám chóp bu văn học Miền Nam
trước 1975. Chỉ cần đọc, những gì mấy ông bà này viết, ở hải ngoại, khi
đã về già, khi tài năng đã chín mùi, là đủ hiểu, vào thời trẻ, sáng tác
của họ nó... nặng mùi khủng khiếp tới cỡ nào!
Nói rõ hơn, chẳng làm gì có cái vụ dìm tài năng trong giới văn học, ở
Miền Nam, hay nói cụ thể hơn, ở Sài Gòn, trước 1975.
Chứng cớ: Những truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm Mậu [nếu có người
nào không tin thì đọc Mai Thảo, trong Chân Dung Nhà Văn], Cung Tích
Biền [Ngoại Ô Dĩ An Và Linh Hồn Tôi], Nguỵ Ngữ [Con Thú Tật Nguyền],
Trần Thị NgH [Nhà có cửa khoá trái], Trăng Huyết của Minh Ngọc....
Chúng, có khi chỉ vừa mới đến tòa soạn không thôi, hoặc vừa mới ló mặt
trên báo, là đã gây chấn động trong giới viết lách, chỉ qua phương tiện
truyền thông, là rỉ tai nhau! Bắn chậm thì chết, thằng nào đọc muộn một
tí, là đã xuýt xoa, tại sao mãi đến bữa nay mình mới được đọc!
Gấu cũng đã từng kể chuyện, Lý Hoàng Phong, tác giả Sau Cơn Mưa, đi
lùng tờ nhật báo Dân Chủ, số có đăng bài điểm sách của ông, do Gấu
viết, và khi tình cờ gặp tại khu Trương Minh Giảng, ông giơ tờ báo,
khoe, nghe bạn bè đồn ầm lên, vớ được nó rồi!
Một lời đó, thay cho một lời chào hỏi, lần đầu làm quen, sướng cỡ nào!
Bản thân Gấu, truyện ngắn Những Ngày Ở Sài Gòn, chưa kịp khô mực trên
tuần báo Nghệ Thuật, là, Nguyễn Đình Toàn, khi đó Gấu chưa từng quen
biết, đã tự động đi kiếm tác giả của nó, đề nghị viết cho tờ Văn, khi
đó anh là một trong những người chọn và duyệt bài.
Và khi truyện ngắn đầu tiên của Gấu xuất hiện trên Văn, đích thân ông
chủ báo Nguyễn Đình Vượng, trịnh trọng cổ cồn cà vạt, lên khung đồ lớn,
"chống ba toong", đi cùng ông phụ trá kiêm tổng thư ký, là Trần Phong
Giao, ra Quán Chùa diện kiến nhà văn "mới ra đời", trịnh trọng đưa tiền
nhuận bút, trịnh trọng để trong phong bì, cho nó sang!
Gấu đâu có quen biết gì Nguyễn Đình Toàn, Trần Phong Giao, Nguyễn
Đình Vượng!
Ngay cả với ông anh, Gấu cũng "đâu có thèm nhờ", mà gửi thẳng truyện
ngắn xuống tòa soạn, bởi vì Gấu nghĩ, nếu ông anh đưa, thì làm sao
biết, tài thực hay là tài dởm!
Một trang bản
thảo tìm lại được, viết về Bông Hồng Đen.
Viết hồi ở trại tị nạn Thái Lan.
Cùng một air với những dòng sau đây, mở ra Lần
Cuối Sài Gòn
V
iết, một
cách nào đó, là chết. Hà-nội, tuổi thanh xuân, mối tình đầu... mòn dần
theo những chữ. Khi gặp Lan Hương, cô bé mới 11 tuổi, học trường Kiến
Thiết, trong một con hẻm bên kia đường Phan Đình Phùng, bên kia nhà cô
bé, một tiệm sách theo chủ nhân bỏ chạy vào Sài-gòn nhưng vẫn cố giữ
cái tên có từ Hà-nội, những chả cá Thăng Long, bánh cuốn Tây Hồ, những
điểm xuyết của một Hà-nội trong một Sài-gòn sau được họa sĩ Phạm Tăng
ghi lại bằng những cảnh chăn trâu, thổi sáo trên bờ đê, hát trống quân,
đánh đu... trên bìa một tờ báo Xuân năm nảo năm nào,"Chúng ta đi mang
theo quê hương".
*
"Cô đã đi xa, xa lắm" có nghĩa,
lúc
đó BHĐ ở Huê Kỳ. Gấu thì chưa biết có đậu thanh lọc, hay bị trả về cho
VC.
Bi giờ mới
biết, "Cô đã đi xa, xa lắm" có nghĩa là:
Vĩnh
Biệt
Cái câu văn
sau cùng, là một kỷ niệm thật là tuyệt vời về Bông Hồng Đen
Nhớ, đêm đó là đêm Noel.
Em nói, làm sao có chuyện đi rước đèn với anh được!
Gấu bèn đưa ra... giải pháp:
Anh sẽ đi chơi, tơi bời, thăm đủ chỗ, đủ thứ, của Sài Gòn, giùm cho cả
Em!
Đúng 12 giờ đêm, anh sẽ đậu xe ngay dưới đường, nhìn lên phòng
em, và lúc đó em bật đèn, mở cửa sổ.
Bông Hồng Đen
gật đầu.