Đường may mắn.
Hình trên, là một bài toán lớp Đệ Ngũ.
Trên hai cạnh một góc nhọn, lấy hai đoạn bằng nhau AB và CD. Chứng minh:
MN - đường nối trung điểm AC và BD - song song với đường phân giác của
góc.
Gấu đã giải được, nhờ phịa ra thêm một đường.
Thiếu đường vẽ thêm đó, là vô phương!
Có những con đường may mắn
như thế, phải đợi tri âm của nó, hàng bao nhiêu thế kỷ!
Koestler, trong
Hành động sáng tạo,
The Act of Creation,
viết về trường
hợp Kepler: Hình học "cô níc" đã từng được Apollonius of
Perga nghiên cứu từ thế kỷ thứ tư, trước BC, chỉ để vui đùa, giải trí,
và phải đợi Kepler, hai ngàn năm sau, mới biết cách sử dụng nó, vào
việc nghiên cứu quĩ đạo các hành tinh. Mấy định luật về cô-níc, [hình
e-líp, ở đây], Kepler khám phá ra, là nhờ đo đạc đường bay của mặt
trời, và khi biết, nó là hình e-líp, ông đã hoảng hồn, ghi vào nhật
ký, tôi phải là một tên khùng, một kẻ sát nhân, bởi vì điều tôi
khám phá ra đó, từ thời Pythagore người ta đã biết rồi!
Gấu viết đến đây, bỗng nhớ lại kỷ niệm tự mình kiếm ra phương trình
đường thẳng, vội vàng đi khoe với bạn học, và bị ông bạn nhìn với cặp
mắt thương hại, ôi chao, sao lại có thằng ngu như mày, hả Gấu, điều
sơ đẳng đó, người ta đã kiếm ra từ đời nảo đời nào rồi.
Đây cũng là kinh nghiệm để đời cho mấy ông nghệ sĩ: một thằng cha sáng
tạo ra cái mới phải là một thằng thuộc lòng quá khứ, và chán quá khứ
quá, nên mới phịa ra cái mới, chỉ để vui chơi mà thôi!
Vì quá mê chơi đổ hột xí ngầu mà
Chevalier de Méré tìm gặp Pascal để nhờ ông này cố vấn, làm sao đổ
xí ngầu cho ngon lành, và thế là môn học xác xuất ra đời.
Có khi, tưởng là may mắn, nhưng thực sự, chỉ lập
lại, một hành động trong đời
xưa, kiếp trước.
Hành động sáng tạo của cô khỉ đột Nueva, a young female chimpanzee,
Koestler kể ra, trong
Hành động sáng
tạo, ông cho rằng, đã được lập lại, từ đời trước, earlier
life.
Gấu đã từng gặp "một vài lần", như vậy.
*
Nhân chuyện học, ở trong nước, mới có một em được điểm 10 cao
quí nhất của môn văn, là nhờ nhớ như in, một bài văn mẫu!
Đây là một trường hợp quá tuyệt vời của kiểu giáo dục 100 năm trồng
người. Thành công một trăm phần trăm! Trồng sao, thì quả vậy.
Gấu bỗng nhớ, một trường hợp y chang, nhưng hơi bị ngược lại, của học
sinh Miền Nam. Chuyện này hoàn toàn "non-fiction", không phải giả
tưởng, vì xẩy ra với một người học trò của Gấu: Cô con gái của ông Chú
của Gấu, mà Gấu khi đó làm nghề kèm trẻ tại gia. Ông chú này Gấu đã
nhắc tới nhiều lần, thí dụ như trong
Tên
của
cuộc chiến.
Năm đó, cô học thi lấy bằng tiểu học. Bài luận văn trong kỳ thi y hệt
một bài cô đã từng được Gấu dậy. Nghĩa là trúng tủ. Và thế là đậu.
Lạ một điều, là thi vô Đệ Thất trường công, cũng một bài luận văn tương
tự. Cô gái về nhà mếu máo, bài thi y hệt bài cũ, đã ra thi kỳ thi tiểu
học vừa rồi, em không dám lập lại bài thầy đã dậy, vì nghĩ, như vậy là
không được đàng hoàng!
Một cách nào đó, cô gái mơ hồ hiểu ra cái gọi là học. Học, cũng chẳng
khác gì sáng tạo, nghĩa là không hề lập lại,
ngay chính mình.
Gấu nhớ đến câu chuyện một ông thợ làm đồ sành đồ gốm, xong, trang trí
bằng những hoa văn. Khách thấy đẹp quá, bèn order, cho thêm vài cái
nữa. Mấy cái sau, ông thợ tính giá gấp đôi, gấp ba. Khách ngạc nhiên.
Ông thợ phán: Lập lại chán chết!
Ôi chao, tại sao lại có một cách dậy học sinh tuyệt vời đến như thế,
tại sao lại có những người học sinh tuyệt vời đến như thế!
Vậy mà tụi khốn nạn làm hư hỏng hết, thê thảm chưa!
Không chỉ một, mà, chẳng biết, bao nhiêu thế hệ.
Như vậy mà không đau, không xót, không chửi?