Ông già Gấu, tốt nghiệp sư
phạm thời Tây, ra trường làm ông Đốc Học. Cứ tới giờ toán lớp nhất, do
bố dậy, là thằng con, đương từ lớp dưới, chắc là lớp nhì, được, hay bị
lôi lên lớp trên, tham dự, theo kiểu bàng thính viên, chắc thế!
Đó là một trong những kỷ niệm thật hiếm hoi, và rất ư là mơ mơ hồ hồ,
về những ngày bố còn sống của Gấu.
Gấu nhớ là, ngay hồi đó, ông bố đã dậy Gấu cách lấy căn số bậc hai rồi!
Kỷ niệm thứ nhì về ông thì hoàn toàn do tưởng tượng, nhưng lại có thật.
Rất thật.
Khi ông mất tích, Gấu nghe người lớn đồn qua đồn lại vào tai, là bố mày
bị tụi nó dìm xuống sông, cho tới lúc nghẹt thở, chết.
Thế là mỗi lần đi tắm sông, thằng bé bèn lặn, nín thở thật lâu, để
tưởng tượng ra những cảm giác, để sống những giây phút cuối cùng của
ông bố.
Gấu đã kể điều này, trong Những Con Dã Tràng.
Sau này, sau bao biến cố, 'thảm kịch gia đình', 'thảm kịch đất
nước'... Gấu tìm ra được cái chìa khóa, mở ra được 'thai đố' ông bố để
lại cho mấy ông con trai.
Hiểu ra được, chữ Quốc, trong tên của mấy anh em, có nghĩa là nước,
không
phải 'Cuốc', cũng không phải 'Quốc'!
Đây là một 'warning', của ông bố: Các con hãy coi chừng nước, coi
chừng hiểm họa sông, nước!
Khi được xơi hai trái mìn claymore ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, trong
khi sửa soạn giải
phẫu cánh tay Gấu, ông bác sĩ Tây, nhà thương Grall hỏi, mày
có bị mìn VC hất văng xuống sông Sài Gòn không, là vậy.
[Mìn VC]
Hất cái thây của mày xuống dòng sông,
Tim phổi phèo của mày bèn phơi trên kè đá.
[Mô phỏng thơ TTT]
Đi vượt biên
đường biển bao nhiêu lần hỏng. Cuối cùng làm bộ nhân, đi qua
Lào, qua Thái, mới thoát cái họa 'nước'. Và họa 'quốc': Chạy thoát được
ông nhà nước VC!
Ông cụ Gấu bị một ông học trò làm thịt. Vì
ông ra đi vào đúng đêm 30, năm 1945, khi nhận được giấy mời dự tiệc tất
niên
của ông học trò, nên gia đình bèn lấy bữa cúng giao thừa làm
bữa giỗ. Thật tiện.
Thành thử, khi Võ Phiến ghi, Gấu, giáo sư, Gấu thầm nghĩ, ông này đi
guốc
vào bụng mình, bởi là vì Gấu, ngay từ nhỏ đã có giấc mộng, lớn lên thể
nào cũng nối nghiệp bố. Đó cũng là lý do, đậu tú tài xong là nộp đơn
thi vô sư phạm. Rớt, mới ghi danh Đại Học Khoa Học.
Gấu trải qua, tới ba năm lớp nhất. Hai năm đầu, ở vùng hậu phương, tức
kháng chiến, tức Vẹm. Năm thứ nhất, không đi thi, vì chẳng ai nói cho
hay. Năm thứ nhì, đậu. Trong khi chờ kết quả, Gấu bỏ về Tề thăm Mẹ. Học
lại lớp nhất. Thi. Đậu. Không có tiền ra Hà Nội học tiếp, Gấu lêu bêu
tại tỉnh
lỵ Sơn Tây mất một thời gian, sau Mẹ mang xuống Hà Nội, trọ học nhà bà
chị
họ, Chị Giậu, vợ ông nhà văn nhà báo Hiếu Chân, tức Nguyễn Hoạt.
Bà chị lo lắm, vì biết tỏng, mẹ nó làm gì có tiền. Tháng đực tháng cái,
có khi còn chẳng có tháng nào!
Nhưng chẳng lẽ lắc đầu?
*
.... Chắc cha tôi cũng đã trải qua những
giờ phút tương tự như vậy. Khi còn sống, ông làm nghề dậy học, và bị
thủ tiêu vì vấn đề chính trị đảng phái hồi 1945. Người ta nói, cha tôi
bị cột đá vào người, và bỏ xuống sông. Những ngày sau khi nghe chuyện,
mỗi lần đi tắm sông, tôi thường lặn sâu xuống nước, rồi cố gắng nín
thở, cố gắng chịu đựng, và nghĩ đến cha tôi.
Những
con dã tràng
Sinh hoạt văn học nghệ
thuật tại Sài Gòn trước 1975".
LH
Nhà thơ viết như vậy, là oan cho Gấu này quá.
Hình chụp sau 1975, khoảng 1997-98, tại căn nhà sau đây, một Quán Đen
của Vạn Tượng.
[Đây cũng là
nơi đầu tiên Hai Lúa ghé thăm, ngay khi vừa đặt chân tới Vạn Tượng, lần
bỏ chạy quê Việt.
Cũng lần đầu
tiên,
sau 1975, Hai Lúa được 'tự do' đọc một tờ báo tiếng Tây, của một ông
Tây du lịch bỏ lại. Trong có một bài về Lévi-Strauss khiến Hai
Lúa quá đỗi ngạc nhiên tự hỏi, sau bao nhiêu trời, chẳng lẽ Tây Phương
chưa có được một khuôn mặt nào, một triết thuyết nào, mới hơn?]
Nhưng, liệu có thể coi, thói
hư tật xấu trên đây, là một trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật
trước 1975 của Gấu?
Và nếu như thế, chẳng oan chút nào!