Nghệ sĩ phải làm cho hậu
thế tin rằng, anh ta đã không sống.
Tưởng niệm Nguyên Sa
Kundera rất ư là hơi bị không ưa ba cái thứ làm xàm tiểu sử, tự
thuật. Tuy nhiên, một tí tiểu sử thật sự rất ư cần thiết.
Thử so sánh, tí của LH, và của Gấu. Về Gấu.
*
Định cư tại Toronto Canada năm 1994. LH
Tái định cư năm 1994,
Canada.
Tin Văn
Tái định cư là thuật ngữ của Cao Uỷ Tị Nạn, nhằm cho biết, thằng chả
này chạy trốn quê hương, không được phép của nhà nước VC.
Canada, để tỏ lòng biết ơn nhà nước Canada, qua
ông Trưởng Phái Đoàn, đã mủi lòng móc Gấu ra khỏi trại tị nạn Thái Lan.
Gấu đã từng viết về chuyện này, và về cái sự cám ơn muộn của mình.
*
Tay trưởng đoàn, lật lật
mấy trang hồ sơ Cao Uỷ Tị Nạn, và khi nghe Gấu tui nói, đã từng viết
văn, và bị tù, rồi phải bỏ chạy quê hương, "một phần là do nó đấy", bèn
gấp ngay lại, gật gù phán:
-Thôi được. Nghe đây: Chương trình lấy người tị nạn vào nước Canada của
chúng tao, có tên là Nhân Lực, Man Power. Nước chúng tao đang cần người
làm cu li, làm thợ, làm nhân công, chứ không cần nhà văn, nhất là thứ
nhà văn viết
tiếng Vịt như
mày. Tao ngó mày, thấy già quá rồi, hết xí oát, không thuộc diện Nhân
Lực. Nhưng thôi, chỉ cần nghe mày nói, mày là nhà văn, và đã từng
đi tì vì nó, là tao nhận. Dù
rước về, chỉ để nuôi báo cô!
Ấy là Gấu tôi diễn theo ý nghĩ Việt Nam, của một thằng Bắc Kỳ đã từng
bỏ chạy đất bắc năm 1954, và bỏ chạy đất nam, năm 1989, những lời nói
thật đơn giản của ông Canada già thật nhân hậu này:
-Thôi, mày nói vậy, là tao hiểu rồi. Tuy đây là chương trình Nhân Lực,
nhưng lâu lâu, nhận một người như mày, cũng không sao.
Nhân
đây cũng xin được nói lời cảm tạ đất nước đã cưu mang Gấu tui trên mười
năm trời, kể từ ngày lên máy bay, rời trại chuyển tiếp Panat Nikhom ở
Thái Lan, với tờ giấy mầu vàng "landed immigrant" [di dân thường trú],
vượt hai đại dương, tới thành phố Toronto, vào đúng một ngày bão tuyết,
trận bão tuyết khủng khiếp nhất kể từ 40 năm, theo như báo chí địa
phương lúc đó, 44 độ âm. Đó là ngày 23 tháng 11 năm 1994.
Trên mười năm trời, mới thỏ thẻ một lời cám ơn, liệu như vậy là quá trễ
chăng?
Trong một câu chuyện mà Gấu tôi đọc từ hồi còn nhỏ, [hình như trong tập
"Những Tâm Hồn Cao Thượng" do Hà Mai Anh dịch từ một tác giá Ý, De
Amicis (?)], có một cô bé bị câm, được một bác sĩ chữa trị. Một đêm nọ,
cô bé trong lúc cố tập nói, bất thình lình âm thanh phát ra. Thế là cô
bé cứ âm thầm ngậm những âm thanh đầu tiên đó, đợi tới sáng, khi vị bác
sĩ tới giường cô, bấy giờ cô mới thốt lên mấy âm thanh mà cô tập nói
suốt trong đêm: Con cám ơn bác sĩ.
Trường hợp của
Gấu tôi cũng tương tự như vậy, nhưng không phải những âm thanh đầu
tiên, mà có thể, cuối cùng, của một người già cảm thấy sắp sửa đi hết
cuộc đời của mình.
Sách Quí
Nghệ sĩ phải làm cho hậu
thế tin rằng, anh ta đã không sống.
Một trong những 'bản năng' của cái thứ sinh vật, cũng là người, nhưng
dễ có nguy cơ bị con vi rút văn chương đợp trúng, đó là, ngay vào những
giây phút sinh tử, những giờ phút đau thương nhất, nó vẫn cố tìm cách
đứng qua một bên, để mà nhìn, mà ngắm cái nỗi đau thương đó.
Vô tù, khốn khổ khốn nạn như thế đấy, nhưng xểng ra một cái, là
cu cậu tẩn mẩn mò mẫn đôi ba con chữ còn sót lại. Hắn gọi đó là 'cõi
riêng' của hắn ta!
Vừa mới ra khỏi tù, vừa mới khuất mắt mấy thằng quản giáo khốn
kiếp, thế là 'chàng' gập đôi người, cứ thế ói ra, ba cái thứ thổ
tả chất chứa trong bao nhiêu năm tháng tù đầy, rồi sau đó, mới thanh
thản mà đi
về nhà, gặp lại vợ con, bạn bè!
Gấu nhớ, Brodsky có lần bàn về chuyện này, với ông bạn Volkov của ông.
Lúc nào rảnh, mò mẫn ra được, sẽ xin cống hiến quí vị độc giả.
Cô vợ Thuỳ của anh chàng Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, ở vào những giờ
phút chót của cuộc tình, và của cuộc sống vợ chồng, khám phá ra rằng
thì
là, thằng chồng của mình nó đếch coi mình ra cái gì, nó cứ lơ mơ ở
trong
cõi riêng của nó.
Phút ấy Thùy
tỉnh ngộ, dưới mắt Kiệt nàng không là gì. Hắn cười
trong cõi riêng. Từ bao giờ hắn vẫn sống trong cõi riêng, với nàng bên
cạnh. Phát
giác đột ngột làm nàng tủi hận nhưng giúp nàng cứng cỏi thêm trong thái
độ lựa
chọn. Hắn coi thường nàng trong bao lâu nay nàng không hay và hắn phải
chịu sự
khinh miệt rẻ rúng của nàng từ nay.
Thùy đi ngang
mặt Kiệt, vào giường. Vài phút nữa Kiệt đi. Kiệt
trở về hoặc không trở về chẳng còn làm bận được đầu óc nàng. Giữa nàng
và Kiệt
tuyệt không còn một câu nào để nói với nhau. Hai người đã đứng hai bên
một bức
tường kính.
Giấc ngủ đến
với Thùy mau không ngờ. Kiệt đi nàng không hay.
TTT: Một Chủ Nhật Khác.
Khúc tiếp đó, Kiệt từ giã Sài Gòn, vợ con, đời thường, và, như chú voi
già, chàng lừng khừng đi lên Đà Lạt, nghĩa địa của voi, để ngủ một giấc
dài, trong túi thủ cây khẩu cầm của cô học trò Oanh tặng thầy, trong
lần tình cờ gặp lại, ở bên ngoài Rạp Rex.