Đà Lạt

10

Kiệt bỗng cất tiếng hát inh tai. Kiệt gào thì đúng hơn như muốn át tiếng còi hú, và tiếng động cơ.

Tiếng hát át tiếng bom. Tiếng còi báo động.
&
*
Bông Hồng Đen, Tiếng Hát Của Im Lặng.
… cette ‘’rose des ténèbres’’. Cette "musicienne du silence"?
C’est grâce à elle, et pour voir mes mots devenir pierres précieuses, que j’ai écrit des chansons.
Nhờ nàng, và cũng để nhìn thấy những từ ngữ của mình biến thành những viên ngọc quí mà tôi viết những lời ca
JEAN-PAUL SARTRE
Si vous entendez une voix qui est l’appel de l’ombre, c’est celle de Gréco.
Nếu bạn nghe tiếng hát liêu trai, tiếng hát gọi bóng tối, thì đó là của Gréco.
PIERRE MAC ORLAN
*
Me xừ Tướng Về Hưu của NHT, sau khi góp phần xây dựng xong xuôi Địa Ngục ở trên Trái Đất, trước khi về hưu, bèn ghé thăm Sài Gòn. Tâm trạng cô đơn, không còn việc gì để làm, miền nam làm thịt xong rồi, đói no thì đã có cô con dâu lo, "phúc lợi" trông vào việc nuôi heo bằng thai nhi... không khí đó, "Tôi gục đầu lên nỗi buồn", có cái "air" văn chương miền nam. Không phải tự nhiên mà có người nhận xét, không làm thịt được miền nam, không có những ông như NHT.
Khúc chót, chỉ gồm toàn những mẩu, những đoạn, những tờ thư lả tả... của Nỗi Buồn Chiến Tranh khiến độc giả miền nam tự hỏi, không hiểu Bảo Ninh đã từng ghé mắt đọc Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền?
Thiếu, là thiếu một tiếng hát, thí dụ như của... Gréco, "sang nhất", hoặc "hèn hơn một tị", của Khánh Ly, của Lệ Thu... , ở trong NHT. Có thể, tiềm thức của tác giả nhận ra thiếu...  một giọng hát, bèn nhớ ra tiếng hát thuỷ thần, tiếng hát Trương Chi...
Thiếu là thiếu một thứ văn chương không hề trông mong vào chính tác giả của nó, để giải thích, để biện minh cho nó.
Va, petit livre, et choisis ton monde.
Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.
Không kiếm được, không chọn được, thì... kệ cha mày, mặc mẹ mày, và đó là phần số của mày.

Làm gì có thứ văn chương mẹ... mìn, vú em, hay..  bà chị, đi kèm?
Cuốn sách chưa viết xong, thì đã lo giải thích, tôi viết thế này là thế...  lào... rồi!
Viết xong lại càng có lý do để mà la làng: Con lày, thằng lày không đem con bỏ chợ! Thằng lào con lào chê bai... là chết với... bà!

Thiếu một thứ văn chương, mà độc giả, đọc từng câu từng câu là từng từng hạnh phúc.
Những trang đẹp nhất của Kể Chuyện Năm 2000, lạ thay, lại là những đoạn tả mấy anh tù sáng sáng đi làm!
*

Kiệt dám đứng đội sương trên bãi ngắm trời ngắm đất, hát nốt điệu nhạc của anh. Nhưng Duy không còn sức ngồi lên đi kiếm bạn. Giấc ngủ kềm cứng hắn trên giường.

Câu văn trên, là để sửa soạn cho cái chết của Kiệt sau đó.
Đó là điềm triệu, sấm ngôn, lời trù ẻo, báo trước tai ương.

Hắn nghe tiếng gió hú lộng trên đồi thông xa.
Tiếng của Kiệt, từ giã bạn, trước khi tuyệt tích giang hồ.

Bỗng dưng, Lúa nhớ đến câu chót của thằng em trai.
*
Em tôi nằm xuống với một viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc nón sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong tràng AK từ bên sông bắn hú họa xuống mặt sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm luôn trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông đã không lấy viên đạn ra vì sợ làm nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức hình chụp lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng cá nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn uý."
Có, có , chuẩn uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ một bà mẹ nào có con trai tử trận, một người anh trai để mang xác em về nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai táng.
Lần Cuối Sài Gòn
*

Thiên Sơn Đồng Mỗ, bị Lý Thu Thuỷ chặt cụt một giò, may được Hư Trúc cõng chạy, đang chạy chối chết như thế, bỗng hỏi Hư Trúc, mày kể lại ván cờ, mày thắng bằng cách nào...
 
Liệu, khi Kim Dung, khi tả trận cờ độc nhất vô nhị, với đầy đủ quần hùng xúm quanh, nơi bên ngoài mật thất của Tô Tinh Hà, chưởng môn nhân phái Câm Điếc, ông có mơ hồ cảm thấy, rằng thì là, mình còn có dịp chơi lại, một lần nữa, cũng một trận cờ, cũng một thế cờ, đó?

Có lần Lúa cương ẩu, phán sảng, làm gì có sáng tạo. Làm gì có cái chuyện làm ra cái mới. Làm gì có đại tác phẩm vô danh, chẳng hề được người đời biết đến. Sáng tạo, hiểu một cách nào đó, là đốt lên một que diêm đã được...  xài rồi.
Thế mới ghê, diêm xài rồi, đốt lên vưỡn cháy! Vẫn đốt cháy đỏ điếu thuốc buồn, "Smoking my sad cigarette". Vưỡn "Nhớ nhà châm điếu thuốc...", vưỡn "Khói huyền trong mắt em", "Smoke gets in your eyes..." rất ư là vô tư như chuyện thường ngày ở... Việt Nam.

Độc giả say mê Kim Dung và say mê môn chơi cờ, chắc khó quên nổi ván cờ của chưởng môn nhân phái Tiêu Dao. Ván cờ ma quái, chính không ra chính, tà không phải tà. Dùng chính đạo phá không xong mà theo nẻo tà phá cũng chẳng đặng. Có người ví nó với thế Quốc Cộng ở một số quốc gia trên thế giới. Sau, Hư Trúc, chẳng biết chơi cờ nên cũng chẳng màng đến chuyện được thua, cũng chẳng luận ra đâu là tà, đâu là chính, đi đại một nước chỉ nhằm mục đích nhất thờI là cứu người, vậy mà giải được. Nước cờ của Hư Trúc, cao thủ đều lắc đầu vì là một nước cờ tự diệt, nhờ vậy mà tìm ra sinh lộ.
Tác giả, Kim Dung, thấm nhuần lịch sử, triết học Đông Phương và cái thế "dựa lưng nỗi chết" đã từng được nhiều danh tướng sử dụng.
Thú vị hơn, một lần nữa, sau đó, ông lại sử dụng thế cờ này để giúp Thiên Sơn Đồng Mỗ tìm ra chỗ trú ẩn, là hầm băng nơi nhà kẻ thù.
Nước Cờ Hư Trúc

Lần đầu tiên, độc giả được nghe tiếng harmonica của Kiệt, khi anh là một thằng con nít Bắc Kỳ, sợ ông bố như sợ hung thần. Mỗi lần bố đi vắng, thằng bé mới dám lôi cây kèn ra để thổi cho mẹ nghe.
Chúng ta gặp lại cây kèn, Oanh chạy vội đi mua cho ông Thầy, lần gặp cuối cùng giữa Thầy và Em, thay vì ở Đà lạt, thì là ở Sài Gòn, một nơi chốn "giả tuởng nào đó" bên ngoài rạp Rex.

Bị vợ tống ra khỏi nhà, ôm theo hộp đàn Em tặng Thầy, Kiệt trở lên lại Đà Lạt, như con voi già biết trước những giờ phút cuối cùng của mình đã điểm.
Tới lúc đó, chúng ta mới lại được nghe tiếng kèn, chàng thổi cho bạn nghe, trước khi tuyệt tích giang hồ.

Đây vẫn là đòn "sóng sau đè sóng trước", "ngoài trời có trời" của Đông Phương, và Kim Dung là một bậc thầy: Hân Tố Tố-Trương Thuý Sơn vừa nằm xuống là Triệu Minh-Vô Kỵ nổi lên. Tiếng kèn buồn bã của những buổi chiều của miền bắc ngày nào, giữa hai mẹ con, bỗng trở nên thật thê lương giữa vùng đồi núi Đà Lạt, thay cho lời chào vĩnh biệt của trung uý Kiệt, với thế gian này.

Bạn nào còn nhớ tiếng kèn của anh chàng lính Mẽo Frank Sinatra, trong Khi còn người đàn ông trên trái đất này, Tant qu'il y aura des hommes?