9
Feb 6, 2004
Thơ là toán thuần tuý, ngược với văn, là toán áp dụng, của
ngôn ngữ. Nó xác thực hơn, có nhiều khả năng tạo những hình thức lý
thuyết, độc
lập không dựa vào nền tảng chất liệu, so với văn.
G. Steiner: Verse in Tragedy, Thơ trong Bi Kịch.
[... that verse is the pure mathematics of language. It is
more exact than prose..., and more capable of constructing theoretic
forms
independent of material basis. Prose, on the contrary, is applied
mathematics].
[Trích Nhật Ký Tin Văn]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ
tầu về Nam, lúc chiều
tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo
sâu hoắm
bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên
tai
"... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là
một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi
mạch
không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy
đủ, tự
lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc]....
Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng
dội, đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến
một
truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người
ta nhớ
đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.
Trong
đất trời nhau.
Hiểu như thế, Một Chủ Nhật Khác quả là một bài thơ. Nó tách
rời ra khỏi cái mạch "văn chương miền nam trước 1975", và bây giờ, nó
ngày càng tự đầy đủ, độc lập trên cái nền thiếu vắng đó. Nó chính là...
cái nền
thiếu vắng đó. Cái nền kia có thể mất đi, hay bị huỷ diệt, bị lăng mạ,
làm
nhục.. nhưng nó vẫn còn, và tách hẳn ra khỏi.
Nó chính là cái mà Steiner gọi là toán thuần túy.
*
Cái nền thiếu vắng?
Cũng thế, đọc đoạn văn trên đây, trong
Một Chủ Nhật Khác, tả
cuộc sống bình thường của Thùy, khi chồng bị động viên, ở trong quân
ngũ, ngay
cả tác giả, khi viết, cũng không thể tiên đoán ra được rằng, chúng, sau
này sẽ
trở thành những di tích của một nền văn minh miền nam đã bị đám VC miền
bắc huỷ
diệt.
Đây cũng là điều đã xẩy ra đối với nữ
bá tước de Ségur. Hậu
thế sau này nhận ra, có quá nhiều xác chết, sát nhân... ở trong những
cuốn
truyện dành cho nhi đồng của bà. Và đồng thời người ta nhận ra sự thực:
Vào
thời của bà, yêu đương thì thầm lén, nhưng chết chóc lại công khai. Cái
yếu tố
xã hội đó, tác giả, khi viết, chẳng để ý tới!.
Hồi nhỏ, đọc Tam Quốc, đến khúc Quan
Công bị chặt đầu, rồi đòi, trả đầu ta đây, là
thằng bé Hai Lúa quăng bỏ cuốn truyện, không làm sao đọc tiếp được nữa.
Bao
nhiêu người hùng của thằng bé cứ theo Quan Công mà đi, đọc làm gì nữa!
Một Chủ Nhật Khác, kể từ lúc Oanh đi,
sau lần gặp chót rất ư
là thê thảm giữa Thầy và Em, chắc là ở bên ngoài rạp Rex thì phải, vì
cứ như
cung cách Oanh đậu xe tắc xi cách rạp một tị, để đi vài đường ngắm phố
xá, là
Hai Luá lại tưởng tượng ra, cái cảnh của "chàng" ngày nào đợi Bông
Hồng Đen, vừa thấy bóng nàng xuất hiện, là vẫy một cái tắc xi chở cái
rụp qua
Chợ Lớn, đâu có dám chần chờ sợ người quen bắt gặp... kể từ lúc Oanh
đi, là kể
như anh chàng Kiệt cứ thế lao xuống hố, thảm quá, không làm sao type
tiếp được
nữa!
[Ôi chao chỉ còn ba chương nữa, nhưng chương nào cũng thảm cả!]
*
Nàng nhìn trân trân đầu tóc bờm xờm,
gương mặt thiểu não,
quần áo xốc xếch của Kiệt. Nàng trông thấy sự xuy xụp khốn nạn. Không
thể tưởng
tượng đó là con người nàng từng ôm ấp chung đụng trong gần mười năm.
Nếu bây
giờ hắn chạm vào người chắc chắn nàng ngất xỉu.
MCNK
Ông bố của Kiệt là Bắc Kỳ, chạy tản
cư, khi trở về, bán hết
cơ nghiệp chạy vô Nam. Bên nội mấy đứa nhỏ con của hai vợ chồng Kiệt
Thùy không còn ai. Quê ngoại của chúng là Bình Dương. Cuộc sống chung
của hai
vợ chồng là gần mười năm... Thành thử cái kết cục thảm hại như Thuỳ
nhìn anh
chàng Kiệt trên đây, hình như lại có vẻ giống như một "ẩn dụ", về một
anh chàng Bắc Kỳ di cư 1954 làm thất vọng cô vợ Miền Nam, trước khi anh
chàng
VC Bắc Kỳ xuất hiện?
Ôi chao, đọc truyện, đọc tiểu thuyết, mà cứ như bị
"bóng đè"!
Thùy hớp những ngụm cà phê đắng nghét
vì cứ nghĩ đến mùi hôi
hám tanh tưởi tiết ra từ người đàn ông này.
MCNK
*
Kiệt, và kết
cục bi thảm của
anh, làm Hai Lúa nhớ đến F. Scott Fitzgerald và cuốn Tender is the
night
của ông.
Hai Lúa đọc
qua bản tiếng Pháp, Tendre est la nuit. Trước khi Mặc Đỗ dịch ra tiếng
Việt. Với cái tít thật tuyệt: Cuộc Tình Bỏ Đi.
Tít
này, theo Hai Lúa, là từ Thế Hệ Bỏ Đi, của Hemingway. Đúng ra, từ
Gertrude Stein. Đúng hơn nữa, từ một tay chủ gara, nơi Gertrude Stein
hay sửa xe. Hemingway kể lại nguồn gốc của từ này, trong Paris là một ngày hội.
Cuộc
Tình Bỏ Đi, Thế Hệ Bỏ Đi, Thế Hệ Mất Mát. Thế Hệ Chó Gậm... tất cả đều
đúng cho đám thanh thiếu niên thiếu nữ miền nam, trổ mã, lớn lên, đúng
vào lúc cuộc chiến trở nên khốc liệt.
"Cả lũ
mi là một thế hệ bỏ đi."
"You are all a
lost
generation".
Nhưng giá mà làm được như Kiệt làm, đối với cuộc chiến
đó, và luôn cả với cuộc đời này, thì thích, nhỉ?
"Anh làm mặt lạ với mọi người quen. Anh nghênh ngang như giữa
nơi ghé tạt ít ngày rồi mai mốt đi không bao giờ trở lại."
*
Duy
muốn hỏi Kiệt: Hiền đâu? Hiền ra sao?
Độc giả cũng muốn hỏi Kiệt câu đó.
"Nàng đã đi rồi, không bao giờ
trở
lại. Không
bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em,
nếu không
anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một
mình…
Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em.
Anh hy vọng
em hiểu…."
Bố bà vợ nào hiểu nổi, đừng nói
chuyện tha thứ, cho nổi, bớ ông Kiệt ơi!
*
Từ giờ đến ngày Kiệt đi, Duy
sẽ phải nói nhiều. Có lẽ rồi sẽ
mang cả đời mình ra kể.
MCNK
Đọc câu
trên, thật kỳ lạ, bởi vì chẳng
một chút liên quan, Hai Lúa bỗng nhiên nhớ đến một câu, của mình, trong
Lần Cuối Sài Gòn.
Một thành phố
mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.
Có thể,
câu của Hai Lúa, thực sự
là như thế này:
Kể từ ngày thành phố ra đi, có lẽ sẽ phải mang cả đời mình ra kể, thế
vào chỗ của nó.
Và
như thế, Tin Văn có nghĩa
là.... Sài Gòn?
*
Kiệt gù
lưng, co đầu gối, chống khuỷu
tay lên đùi, bụm tay
ôm kín chiếc harmonica hình vành cung, thổi thì thầm. Duy chột dạ: điên
thật.
Kiệt say sưa như không còn biết mình ở đâu. Mắt lim dim, tóc xõa rũ
trên trán.
Hai bàn tay ôm kèn lúc ấp lúc mở, ngón tay rung lắc. Tiếng kèn ập òa,
nhịp đệm
lưỡi, tiếng ngân rung.
Đồi vắng. Những người khác đều ở xa
chỗ xe đậu. Gió có thể
đưa tiếng kèn bay lan, nhưng người ta chẳng để ý hoặc nghĩ tai mình ù.
Qua những
giây bối rối mất tự nhiên, Duy ngớ dần theo tiếng
đàn.
*
Đây chắc là
chiếc kèn Oanh tặng, lần
gặp chót, ở Sài Gòn.
Chàng, thay vì nhớ Oanh, bèn thổi kèn.
Điên thật.
Sướng thật.
*
Hồi nhỏ, học Hà Nội, Hai Lúa cũng có một thú vui, là chơi đàn măng đô
lin. Ông thầy dậy HL, là chú Trực, con ông giáo Giực, ông giáo làng Hai
Lúa. Ông đã từng dậy ông cụ của Hai Lúa, rồi tới Hai Lúa. Chắc là một
ông đồ miền Trung, lưu lạc ra đất Bắc, tới làng Thanh Trì, gặp bà cô
của Hai Lúa, cảm nặng, bèn ở lại luôn.
Ông là người tài hoa, chắc thế, vì chú Trực tài hoa lắm, nghề ảnh, nghề
đàn, nghề cờ, nghề gì cũng rành. Sau, vì ông bố ghiền, ông làm thêm
nghề mật thám cho Tây.
Ông truyền cho Lúa [từ nay gọi vậy cho
tiện], thú chơi cờ tướng và chơi đàn măng đô lin.
Người khám phá và mê Lúa đàn, là Ông Tây, chồng Cô Dung, người nuôi Lúa
những ngày học Hà Nội.
Bao nhiêu năm nhớ lại, Ông Tây thật đúng là tri âm tri kỷ của thằng bé
Bắc Kỳ mắt lác ngày nào.
Hồi ở nhà Cô
Dung, một villa trên đường Nguyễn Du, nhìn ra hồ Thuyền Quang, Lúa còn
có một cái thú ơi là thú, là, vào những ngày thu hoặc đông, buổi sáng
sớm, hoặc lúc
chập tối, thằng bé bèn ra đứng, hai tay ôm chặt mấy song sắt chiếc cổng
lớn, mắt đăm đăm nhìn lớp sương mù phủ kín mặt hồ.
Lúa cứ nghĩ
chẳng ai để ý. Cho đến một bữa, quay vô, nhìn lên trên cửa sổ
phòng bà cô, thấy Ông Tây nhìn xuống thằng bé, như thông cảm.
Rồi một bữa
buổi tối, hình như là tối Thứ Bẩy, bà cô Me Tây, và ông chồng già Tây
Thuộc Địa, kỹ
sư sở Hỏa Xa Đông Dương đi shopping Tràng Tiền, Godard từ hồi chiều,
nhà không có ai, Lúa lôi cây đàn măng đô lin ra chơi mê mải, mắt nhắm
tít, tới một lúc, chợt giật mình, mở mắt nhìn ra, thấy Ông Tây đang
ngạc nhiên, đứng sững nhìn thằng bé, từ phía bên ngoài sân.
Sau đó, bà cô nói, Ông Tây đứng có đến gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ để
nghe thằng cháu của Cô đàn!