|
Đà Lạt
8
Volkov: Viết về Stravinsky,
Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt một nghệ sĩ bậc thầy
với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng, bạn không thể
nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa, khi
tới một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm
chân tại chỗ. Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh
trời này, bèn leo lên đỉnh trời cao hơn...
Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh
khoẻ trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng
thành, anh ta
bèn đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng
hạn, có chừng ba chục thời kỳ khác nhau.
Bạn nhìn ra một vô cùng cách biệt giữa Thơ Ở Đâu Xa và những tập thơ
trước đó của TTT.
Điều này dễ hiểu, một trước, một sau, Trại Tù.
Nhưng lạ nhất, là sự vô cùng cách biệt, giữa Một Chủ Nhật Khác và những
tác phẩm trước đó.
Có lần, một anh bạn cho biết, anh không thích Một Chủ Nhật Khác bằng
Bếp
Lửa.
Và anh giải thích: không có đám mình trong đó.
Cái anh chàng Kiệt bỏ chạy, rồi vội vàng bò về, vừa kịp để... chết, làm
sao lại là một trong đám mình được?
*
Ở đầu truyện có cảnh Kiệt,
đang học trong quân trường Thủ Đức, chắc vậy, được ngày phép cuối tuần,
thay vì như mọi người, về hú hí với vợ con, chàng bèn nhẩy xe lô, ra
bến xe đi một lèo xuống Mỹ Tho, có thể Cai Lậy, kiếm khách sạn ngủ, đêm
thèm chết quá, bèn cứa mạch máu tay, sao không chết, bèn lủi thủi về
nhà, bị vợ tra vấn quá, phịa chuyện gặp người tình cũ, cả hai đồng ý
cùng chết, nhằm trốn tránh ba cuộc: Cuộc đời, cuộc tình, cuộc chiến.
Tới cuối chuyện, cảnh này mới thực sự xẩy ra, như trên cho thấy.
Độc giả tự hỏi: Khi tác giả viết đoạn đầu, liệu ông đã nhìn ra đoạn sau?
Lạ, cảnh trên Hai Lúa cũng đã từng trải qua. Ấy là cái chuyện một ngày
cuối tuần về Mỹ Tho, Cai Lậy, để kiếm một cô gái, chỉ mới nghe được tên.
Những ngày đó, Sài Gòn chưa hế biết đến chiến tranh.
Tôi
biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò,
đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi
tiếng
đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh
nhận ra
chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều
có thật.
Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ của thiên nhiên, vẻ gớm ghiếc
của số
mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự thông cảm. Sau mặt nạ đầy
hăm dọa
của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt khác, một cuộc đời khác, đúng
không,
đúng không?...
Tự Truyện
Joseph Brodsky lại đưa ra
một lời giải thích khác, khi được hỏi, tại sao thiếu vắng cái gọi là
"cảm xúc nói ra lời hung bạo" (biểu hiện bạo động của cảm xúc, violent
expression of emotion), trong thơ của những nghệ sĩ phổ cập, đại chúng,
như Pushkin, Mozart, thí dụ vậy.
"Không có biểu hiện hung bạo của cảm xúc ở Mozart, bởi vì ông vượt lên
trên cõi đó."
-Nhưng như vậy là thi sĩ muốn nhắm tới một thứ thơ "trung tính", vượt
lên trên mọi cảm xúc?"
Nhà thơ trả lời, đây là vấn đề thời gian. "Cội nguồn của âm điệu [của
thơ], là thời gian. Bạn chắc còn nhớ, tôi đã từng nói, bất cứ một bài
thơ đều là thời gian được sắp xếp lại?… "Thời gian nói với từng cá nhân
chúng ta bằng những giọng điệu thay đổi. Thời gian có giọng trầm bổng
của riêng nó…"
Thời gian có giọng trầm bổng của riêng nó.
Mát
Điều này giải thích những dòng thơ "thiền" trong Thơ Ở Đâu Xa với những
dòng thơ trước đó của Thanh Tâm Tuyền
|