Đà Lạt
12
Một Chủ Nhật
Khác: Cuốn tiểu thuyết duy nhất, đầu tiên, và có thể,
cuối cùng (1) của Thanh Tâm Tuyền?
Quả như thế, theo tôi.
Trường hợp MCNK làm nhớ tới Những Kẻ Làm Bạc Giả của Gide. Cũng
một cuốn tiểu thuyết duy nhất của một nhà văn với hầm bà làng tác phẩm.
"Không có
bạn, liệu tôi viết nổi cuốn sách này không? Tôi
nghi ngờ điều đó, bởi vậy xin tặng bạn cuốn sách này."
Đó là lời đề
tặng, trên bản thảo cuốn Những Kẻ làm Bạc Giả,
của André Gide.
Khi được xb, lời đề tặng ngắn gọn hơn, nhưng giật gân
hơn: “Tặng
Roger Martin du Gard
cuốn tiểu
thuyết đầu tiên của tôi”.
Có giai
thoại, Gide viết tác phẩm trên, khi bị Martin du
Gard chê, bạn đếch biết viết tiểu thuyết (2).
Nhưng sự thực không đơn
giản, và
lý thú hơn nhiều.
(1) Riêng
tôi, tôi nghĩ, chắc là ông ngưng viết.
[Thư tín]
(2) Tôi cũng là một nhà văn thiên về quan niệm cho tiểu thuyết chỉ là
thứ "văn học hạng hai", "á văn học".
Nếu không tin bạn thử đọc lại
Chiến tranh và hoà bình của Leo
Tolstoy,
Những người khốn khổ của Victor Hugo,
Ba người ngự
lâm pháo thủ của Alexandre Dumas (cha) v.v…, bạn sẽ thấy những nhà
văn ấy thật ra xét cho cùng cũng chỉ là những tay "đại bợm".
NHT
Nhận xét của
NHT, khoan bàn đúng, sai, duy mấy điều sau:
-Ba cuốn ông đưa ra đều là tiểu thuyết lịch sử. Thứ, không phải, thì
sao?
-Những nhà văn trên, vì là "đại bợm", cho nên viết á văn học?
Tôi sợ rằng,
NHT, do "cũng" "đếch biết viết tiểu thuyết" cho nên mới tuyên bố đại
ngôn như trên, theo cái kiểu chó sói và giàn nho!
Hay, bởi vì ông không là "đại bợm", nên không thể viết thứ á văn học
đó, trước đây, và bây giờ, "xét cho cùng cũng chỉ là một tay đại bợm",
cho nên đã "trước tác", Tuổi hai mươi yêu dấu, Tiểu Long Nữ... ?
Ôi chao, tuyên bố hung hăng dữ a?
Cứ như rắn độc cắn phải lưỡi!
*
Inconséquence et
Contingence.
Bất hợp lý và Ngẫu nhiên.
Ở một trong những chương đầu Một Chủ Nhật Khác, tác giả mô tả giáo sư
Kiệt.
-Succès fou.
(1) Duy phụ họa - Giáo sư Kiệt có một vẻ đẹp "tàn nhẫn",
"đầy đực tính" không tưởng nổi. Tôi đã từng nghe một cô sinh viên phê
bình. Nguyên văn đấy.
MCNK
8
(1) Thành công như điên.
Nhưng suốt cả cuốn truyện, anh chàng xuội lơ.
Lần đầu đi với em Oanh, mồ hôi đầy tay, đổ cho bịnh con
khỉ gì đó, [Em có hiểu tại sao chân anh run, đó là tại anh bị bệnh tê
thấp. Khúc Thụy Du, Du Tử Lê]. Lần vợ lên thăm, cứ trơ ra, ỳ ra!
"Chúng
ta nhiều khi chẳng biết gì về mình, như chẳng biết gì về người khác".
Trong
bài viết "Bất hợp lý và Ngẫu nhiên", mục Trống Đánh Xuôi Kèn Thổi Ngược
[Antipode] của tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Giêng
2006, Simon Leys cho rằng, bất cứ một tiểu thuyết gia cũng có thể chiết
ra được tí ti, từ câu trên của Rochefoucault. Nhưng Somerset Maugham có
lẽ không biết đến câu này. Trong bài viết về Đỏ và Đen, ông phạng
Stendhal về cái sự trái ngược lạ đời ở anh chàng Julien Sorel, y như ở
Kiệt. Cái tính khí lừng lững leo thang đời, lên tới đỉnh cao xã
hội, của anh chàng nhà quê, nhà nghèo này, là không thể lay chuyển. Trở
ngại nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, nhưng cứ giờ phút
khủng hoảng quyết
định đời mình, là hành động như thằng ngu, thằng khùng.
Một trong những nguyên lý căn bản của tiểu thuyết là, tả nhân vật ra
sao, thì những hành động của nhân vật phải ăn khớp.
Nhưng than ôi, chính vì khư khư bám chặt nguyên lý này, nhân vật của
Maugham như những hình nộm, con rối. Chỉ có một lần độc
nhất, ông, may phúc làm sao, quên nguyên lý trên, cỗ máy chạy ngon cơm, chỉ có
mỗi
lần đó, trục trặc, thế là có tác phẩm để đời: Cakes and
Ale.
Nhân vật Châu Bá Thông, Trâu Nước Quách Tĩnh của Kim Dung cũng đã từng
bị la bai bải: mấy thằng ngu xi cục mịch như vậy,
làm sao học được đòn Song Thủ Hổ Bác?
Có thể vì bực quá, Kim Dung mới phịa
ra nhân vật trong Hiệp Khách Hành, Thằng Lộn Giống, mù tịt chữ, vậy mới
học được thượng đỉnh võ công!
Truyện này đã từng bị nhìn theo kiểu Bóng Đè: một ẩn dụ chỉ mấy ông Đỗ
Một , Đỗ Hai, và cuộc đời không hề biết bại là gì của họ.
Trong Nam có nhân vật Tướng Râu Kẽm. Có một ông con, trốn học bị bố
mắng:
Bé không học, lớn làm gì?
Ông nhóc dõng dạc:
-Bé không học, lớn lên làm Phó Tổng Thống!