Số phận một nhà văn lưu vong
Norman Manea
là một trong những "di dân" (émigrés) cuối cùng, từ xứ sở Romania của
Ceausescu. Quá nửa đời người, ông mới ngần ngại quyết định số phận
‘trâu chậm uống nước đục’: ở lại Tây phương nhân một chuyến du lịch.
Tới năm 1974
ông vẫn tiếp tục công việc của một kỹ sư. Nhưng dần dà, ông nổi tiếng,
như là một tác giả, và gia nhập hội nhà văn Romania; nồi cơm được bảo
đảm hơn, nhưng như vậy cũng có nghĩa là được mật vụ nhà nước chăm lo kỹ
càng hơn. Tuyển tập những truyện ngắn The Night on the Long Side (1969)
và The First Gates (1975) được cả hai giới độc giả cũng như phê bình ca
ngợi. Tiểu thuyết, trong số đó là Captives, Atrium và The Book of the
Son, mang tính ám dụ, tạo sốc, không dễ ‘nắm bắt’, nhưng lạ thay, lại
được nhiều người đọc. Người ta nhận ra ở ông, một tay kể chuyện, thứ
chuyện mới mang tính xã hội-tâm lý. Ông được so sánh với những Robert
Musil, Bruno Schulz và Ernesto Sabato. Thế giá của ông lại càng lên
cao, khi nhà văn Nobel người Đức, Heinrich Boll đọc bản thảo, khen hết
lời bản dịch tiếng Đức một tác phẩm của ông.
Tới đây thì
nhà nước hết chịu nổi. Nhân ông chỉ trích một bài viết trên báo đảng,
Manea bị tới ba mũi giáp công: có khuynh hướng chống đảng (anti-party),
người ở đâu đâu (cosmopolitan), ‘thiếu tính bản địa’. Riêng bản thân
ông thì đã có sẵn ba tội: thành phần ly khai, đầu óc cởi mở, và ‘một
tên Do Thái’. Tuy được giới phê bình ủng hộ hết mình, những cuốn sách
mới của ông bắt đầu bị hành hạ. Tác giả phải chiến đấu giữa những gì
nhà nước đòi hỏi qua những viên chức kiểm duyệt, và những gì ông nghĩ
là một nhà văn phải biện minh, về vai trò đạo đức của chính mình.
Một nhà văn
Cộng sản bỏ chạy ra nước ngoài như thế, sau 5 năm lưu vong, trở thành
một thế giá văn chương Romania nổi tiếng nhất, và sau 10 năm, nhà văn
Romania có sách bán chạy nhất, của thời đại của mình, tại Tây phương.
Giới phê bình, trước tiên ở Đức, rồi tới ở Mỹ, và Âu Châu, coi đây là
người đại diện quan trọng nhất cho văn chương quốc gia, ngang tầm
Pasternak, Solzhenitsyn, Joseph Brodsky, ngang hàng với Milan Kundera,
Tadeusz Konwicki, Uwe Johnson.
Tại quê hương
của ông, vị trí của Manea, khi ông đưa ra những câu hỏi nhức nhối về
quá khứ gần đây, đã được coi như những soi sáng cần thiết, không có
không được. Nhè ngay thần tượng quốc gia, là Mircea Eliade, mà tấn
công, cộng thêm những lời ‘báng bổ’, chống lại cánh cực hữu khiến ông
bị coi là một kẻ ‘phản bội’, một ‘tên Mẽo mới’, cũng chẳng thua những
tấn công của đảng nhắm vào ông ở thập niên 1980.
Tác phẩm của
Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm, như ông nói với nhà sử học người Ý,
Marco Cugno:
"Khi bạn khám
phá ra, mình là người Do Thái, ở trong trại tù, vào lúc 5 tuổi, như vậy
là mọi lựa chọn kể như tiêu: cái thảm kịch tập thể, xa xưa bám dính lấy
bạn. Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu, kinh nghiệm Lò Thiêu là một dẫn
nhập tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó, tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ
nghĩa toàn trị có nghĩa là loại trừ và đảo ngược truyền thống. Tới tuổi
già, lưu vong đem trả cho tôi thân phận một kẻ trôi sông lạc chợ, và
theo tôi, để vượt được nó, phải bám chặt vào ngôn ngữ và văn hóa của
mảnh đất tôi sinh ra."
*
I did
not want to
accept the ethnic corner in which the Authority was trying to isolate
me. The child who had come back from the concentration camp at
the end of the war wanted at all cost to forget, at all cost
to be like everyone else. Forty years later, must I again feel a
victim? I could not bear it. I mistrusted those who professionalized
their laments and I hated those who provoked them.
Norman Manea
Tôi không chịu
cái góc Do Thái mà Nhà Cầm Quyền cố cô lập tôi. Đứa trẻ từ trại tập
trung trở về, vào cuối cuộc chiến, muốn quên, bằng mọi giá, và bằng mọi
giá, được như bất cứ một người nào khác. Bốn chục năm sau, chẳng lẽ tôi
lại cảm thấy mình là nạn nhân? Tôi không thể chịu nổi điều này. Tôi đếch tin
mấy thằng cha nhà nghề, chuyên nhà nghề với nước mắt của họ, và tôi thù
ghét những kẻ chuyên làm nghề gây chuyện đổ nước mắt.
*
I
mistrusted those who professionalized
their laments and I hated those who provoked them.
Liệu những "Âm
điệu tủi thân", ..." Ở vùng nguội lạnh và từ trong bóng hình quá
khứ"... là của những tay nhà nghề được Manea nhắc tới?
Những kẻ chuyên nghề khóc... mướn, bằng chính nước mắt của họ? NQT
*
Khóc muớn? Bằng chính nuớc mắt của chúng? Khó hiểu quá!
Khóc mướn, ấy là vì ông khóc giùm đám VC chỉ có một nửa, còn nửa kia là
cái gì đếch làm sao biết.
Đám này đếch cần ông này khóc giùm.
*
Cụm từ 'khóc mướn" này, Gấu được "gợi hứng" bởi một cụm từ, của một nhà
văn khác.
Ông này, khi đó là Chủ Tịch Văn Bút VNHN. Ông viết trên tờ Làng Văn,
Canada, ca bài con
cá giùm cho Gấu, khi
đó ở trại tị nạn Thái Lan, đúng vào lúc văn giới hải ngoại đang kêu gọi
ký tên vô danh sách, yêu cầu quốc tế can thiệp cho nhà văn Dương Thu
Hương, bị VC đồng chí
của bà toan tính làm thịt.
Ông nhà văn Chủ Tịch Văn Bút VNHN khi đó phán: Tại sao lại khóc người
hàng xóm, trong khi
đếch thèm nhỏ một giọt cho người nhà của mình, là những thằng
như thằng Gấu này?
Thử hỏi, thằng này mà bị trả về cho mấy ông VC thì số phận của nó sẽ ra
sao?
Nhân đây, cám ơn ông nhà văn cựu chủ tịch Văn Bút VNHN, thêm một lần,
vài lần, nữa. NQT
To be truly
separated from the past errors one must acknowledge them. Is not honesty, in the final analysis, the
mortal enemy of the totalitarianism? And is not conscience (critical
examination in the face of uncomfotable questions; in short, the
results of the lucid, ethical engagement) conclusive proof of one's
distance from the forces of corruption, from the totalitarian ideology?
Norman Manea: Felix Culpa
Muốn thực sự
tách ra khỏi những lỗi lầm quá khứ, người ta phải thừa nhận chúng. Phải
chăng, sau chót, sự thành
thực chính là kẻ
thù chết người của chủ nghĩa toàn trị?
Phải chăng
lương tâm (cú dọn mình nghiêm trọng, trước khi, hoặc, tặc lưỡi,
thôi hãy biến thành bọ, hãy hy sinh đời bố củng cố ngàn ngàn đời con,
khi phải
đối diện với những câu hỏi chẳng sung sướng, chẳng hạnh phúc,
chẳng thoải mái, hoặc, chấp nhận những hậu quả của sự dấn
thân sáng suốt, đạo đức), là bằng chứng đáng nể về khoảng cách của một
con người trước những sức mạnh của tha hoá, ung thối, tham nhũng, ô
nhục; trước ý thức hệ toàn trị?
*
Il n'y a de vie réelle que de la conscience.
[Đời thực có, có lương tâm. Còn nếu không, thì là đời dởm].
Virginia Woolf
*
Le retour du hooligan, un
chef-d'œuvre.
Sự trở về của một tên du đãng.
Hồi ký của Norman Manea
Le Retour du hooligan
Norman Manea
SEUIL
Intoarcerea
huliganului, traduit du roumain par Nicolas
Véron.
455 pages.
Prix : 22,5 € / 147,59 FF.
Một ứng viên
sáng giá của Nobel
Spécial Roumanie
Manea: une
œuvre digne du Nobel
par Alexandre
Fillon
Lire,
novembre 2005
"Quelle part
de moi allait mourir si je partais ?"
se demande Manea dans Le Retour du hooligan. A-t-il désormais la
réponse ?
"Pas forcément. Je suis resté un écrivain, j'ai continué à publier.
Quelque chose est-il mort en moi ? Oui. Mais des choses meurent en nous
même si
nous restons au même endroit. L'exil est un
grand drame, mais ce dur exil est aussi un privilège. Cela vous brûle,
profondément, mais cela offre aussi une ouverture, cela vous oblige à
tout
revoir, à réviser vos habitudes. Pourtant, partir a été comme une
déportation.
Entretien
Norman
Manea : "Ce dur exil est aussi un
privilège"
LE MONDE
DES LIVRES | 31.08.06
| 12h04 • Mis
à jour le 31.08.06 | 12h04
Đi là chết ở
trong lòng một tị? Manea tự hỏi mình trong Sự trở về của tên du đãng.
Liệu 'cu cậu' đã có câu trả lời ? Không hẳn như vậy. Cu cậu vẫn là nhà
văn, vưỡn in sách.
Có cái
gì đó chết trong tôi? Đúng như vậy. Nhưng cứ ở một chỗ thì khối
cái chết ở trong ta. Lưu vong là thảm kịch lớn, nhưng cú lưu vong
hắc búa đó cũng còn là một đặc quyền, đặc ân. Nó đốt cháy bạn, thật
sâu, nhưng nó cũng mở ra, nó bắt bạn phải nhìn lại, coi
lại những thói quen của mình. Tuy nhiên, đi có nghĩa là
bị tống xuất.
Had I
prepared a
subject, it would have been called "Biography as Language." I am a
writer in exile, a writer who lost
his language and, in a way, lost his biography with the language.
However, I
took the language, my home, with me, of course, just as a snail does.
The
Snail's Home. . . .You probably would have recognized that in what I
would have had to say, a perspective of a snail in his home, and
going out of his home to play the American alien.
Norman Manea: Ways of
Writing About Oneself
Những phương
cách để nói về mình...
Norman Manea:
Tôi sẽ nói về đề tài có tên là "Tiểu sử như là Ngôn
ngữ.".
Tôi là một nhà
văn lưu vong, một nhà văn mất ngôn ngữ của hắn, và, như
thế, một cách nào đó, mất tiểu sử của hắn đi cùng với ngôn ngữ. Tuy
nhiên, tôi vác ngôn ngữ, cái nhà của tôi, với tôi, lẽ dĩ nhiên, y chang
như một con sên đi đâu cũng mang theo cái nhà của nó. Cái Nhà của Con
Sên.... Chắc là bạn nhận ra ý tôi định nói, hình ảnh một con sên
trong cái nhà của nó, và, đi ra ngoài căn nhà để chơi cái vai trò một
kẻ ngoại lai ở nước Mẽo.