Ru Mãi Ngàn Năm
Giang hồ vặt,
về, Gấu tính kiếm bài phỏng vấn ngài Víp Va Ka, để đăng lại, và đi vài
đường Mao Tôn Cương, nhưng bài đã bị deleted. Tiếc thật! (1)
Đến như ngài Víp mà còn bị thiến. Ớn thật!
Me xừ này, Gấu còn nhớ một câu để đời của luỷ, ít lâu ngay sau 30 tháng
Tư,
năm đó đó, đại khái như vầy: Chúng ta nhìn vầng trán ngây thơ của các
cháu ngoan Bác Hồ, và thấy cả tương lai của đất nước.
Đã có lần Gấu tẩn mẩn mò ra... chân lý, bất cứ một ông VC nào,
nếu được hỏi lý do bỏ thê nhi đi mần cách mạng, là y như rằng, bèn
trích dẫn Victor
Hugo.
Gấu tin rằng, câu trên, là cũng từ V.H mà ra.
Ngài Víp ca ngợi Big Minh, Minh Cồ, đã "có tôi đi hàng đầu", Sài Gòn
nhờ vậy
không biến thành biển máu. Dưới suối vàng, Big Minh chắc cũng được an
ủi!
Liệu có thể coi, cú xoa đầu người đã chết, như trên, là một... "giải
oan"? Hay.... sướng hơn nữa, một.. "apology", "xin lỗi" ?
Nhân nhắc tới Big Minh, Gấu bèn nhớ đến huyền thoại sau đây.
1 giờ sáng.
Luồng gió
lạnh tẩm đầy thứ sương sớm ẩm độc của miền núi
theo nhau ùa xuống thung lũng Sikiew. Bóng đen sẫm của khối núi phía
sau Trại
đè nặng lên mớ lều lùn tịt. Ánh trăng mầu huyết dụ rùng mình giữa đám
lá cây.
Một con cú từ họng núi xa, nhắm căn lều vỗ cánh loạn xạ. Tiếng đập cánh
làm một
con chó hoang rướn cổ tru dài. Con cú đảo một vòng quanh lều, rúc lên
một hồi.
Một con mèo đen, từ một xó xỉnh nào, bỗng nhẩy xổ lên mặt bàn. Mấy
chiếc ly
giật mình kêu loảng xoảng. Ngọn đèn cầy chao nghiêng, rỏ xuống mặt bàn
mấy giọt
nến làm dấu.
Đột nhiên
nhận ra sự hiện diện của đám người ngồi quanh bàn,
con cú đảo về phía núi, đầu ngoái lại như tiếc rẻ. Câu chuyện đang từ
đề tài
muôn thuở, thanh lọc, bỗng chuyển qua điềm triệu. Một anh chàng trung
niên, cựu
sĩ quan, quả quyết chính mắt nhìn thấy một con cú khổng lồ trên nóc
dinh Độc
Lập, đúng đêm 30 tháng Tư năm nọ. Nó cứ rúc lên từng hồi. Mọi người
rướn dài
cổ, há hốc mồm... "Hỡi các anh em binh sĩ, sĩ quan, hãy buông súng đầu
hàng!"
Bụi
(1) Chú thích
Bài phỏng vấn Víp Va Ka đăng trên Tuổi Trẻ, đã bị thiến. Không tin, xin
bấm vô đây, qua trạm talawas,
15.4.2005
Bài sau đây, trích VN_Express, tựa đề của Tin Văn, thuổng TCS:
Ru Mãi
Ngàn Năm
Ông
đánh giá thế nào về vai trò của "lực lượng thứ
ba"?
Sự
xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính
là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những
người đấu tranh
với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn
nói ở
đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con
đường
khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng
mình thì
đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến
nhiều hơn
nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu
mạnh, văn
minh, dân chủ và hạnh phúc.
Lực
lượng thứ ba chính là “con ách chủ bài” của Người Mỹ Trầm
Lặng” của Greene, như ông nhà văn cớm, hoặc cớm nhà văn này khẳng định,
qua nhân
vật Trình Minh Thế, một nhân vật có thật ở ngoài đời, được đem vô tác
phẩm:
Thé
[tướng Trịnh
Minh Thế] đúng là một thứ kẻ thù khó chơi, a difficult enemy. Hắn làm
nhức nhối,
ngay cả de Lattre. Greene thực sự quan tâm tới Thé, bởi hắn thù Tây
cũng chẳng
thua gì thù Vi Xi (1). Phải một tay như thế mới tạo nổi chất xúc tác, a
catalysing
agent. Không có hắn, là không có bi kịch.
Norman
Sherry:
Cuộc đời Greene, Tập Hai