|
Chính
trị và Văn chương
"Văn chương
cần
cho chính trị, trên tất cả, ấy là khi nó đem tiếng nói đến cho bất cứ
cái chi chi chưa có tiếng nói; đem cái tên đến cho bất cứ
cái gì chưa có tên, đặc biệt là cho những gì mà ngôn ngữ chính trị khu
trục, hoặc toan tính khu trục."
"Văn chương thì cũng giống như cái tai nghe được những thứ quá sự hiểu
biết của ngôn từ chính trị; như con mắt nhìn quá cái quang phổ được cảm
nhận bởi chính trị."
Italo Calvino: Right and Wrong
Political Uses of Literature.
Chưa có tên, theo tôi, chính là cái xã hội Việt Nam hiện tại. Nó "không
còn là" xã hội chủ nghĩa, "chưa là" tư bản chủ nghĩa, không còn gì hết
và cũng chưa là gì hết.
Bênh nó, hoặc chống nó, bằng những giọng điệu đao to búa lớn, đều không
phải là giọng điệu của văn học, vì, cũng trong cùng bài, Calvino viết:
"Nobel văn chương năm này được trao cho Eugenio
Montale, [Nobel 1975], (1) nhưng ít người bây giờ còn nhớ, sức mạnh thơ
của
ông, là nó
luôn luôn nằm thật thấp, không nhấn mạnh bất cứ kiểu gì, sử dụng
một giọng điệu thực là khiêm tốn, và hồ nghi. Chính vì thế có nhiều
người nghe,
kéo dài ba thế hệ."
Tôi tin rằng, giọng điệu đó, mới đích thị là thứ mà
nhà văn trong nước cần, để gọi tên cái vô danh là xã hội Việt Nam hiện
đại, để đem tiếng nói đến cho những người chưa có tiếng nói.
Trường hợp Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ là do vậy?
(1): Eugenio Montale [nhà văn Ý] – Nobel Lecture, December
12, 1975
(Translation): Is Poetry Still Possible? [Liệu, Còn Thơ?]
Mô phỏng ông,
và Canetti, chúng ta tự hỏi, liệu, còn nhà văn Việt Nam?
Và liệu có nên thay mảnh đất có thực, có tên là Việt Nam, bằng mảnh đất
giả tưởng, có tên là Macondo?
Ở
Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều
hơn là do văn hóa. Sự thực bị bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự
thực.
Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói
dối.
Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới
chính trị,
nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ
nghĩa
hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực;
một chủ
nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là
của
những xã hội được tạo thành chỉ có “một nửa”; trong đó, cái cũ có vẻ
như không
thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối
nát công
cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng tư của từng người dân, tất
cả đều
trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez,
những
điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay
giữa ban
ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông
là một
hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác
mà chính
là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó là tính nhiệm
mầu của
ông.
Tình Yêu
Trong Thời Thổ Tả
|
|