Trường hợp
eVan
"..phần lớn
độc giả eVăn đã
không hiểu "Tinh thần thế giới" theo đúng
dụng ý của chúng tôi."
Quả là một câu
nói khẩu khí. Chỉ nội đọc câu đó, là "phần lớn độc giả eVăn", đã hiểu
liền tù
tì, lý do eVan ngỏm củ tỏi!
Cứ giả dụ như phần lớn độc giả
eVăn hiểu "Tinh thần thế giới" theo đúng
dụng ý của chúng tôi, thì cái gọi là chúng tôi đó, là.... Goethe, chứ
không phải me-xừ ĐTA. Bởi vì rằng là, thời gian của "Người" [của hai
ông làm eVăn] quá ngắn, chưa
đủ để cho độc giả hiểu được.
Đây là đặt cái cày trước con trâu, vậy. Nhà văn gốc Ấn,
V.S Naipaul, Nobel văn chương, gọi, biết câu trả lời trước khi biết vấn
đề.
[Liệu PTH khi sử dụng "ẩn dụ" "ngửi khói bếp hàng xóm cũng đủ no", là
cũng theo "dụng ý" này?].
Vả chăng, đâu phải chỉ một thứ "Tinh Thần Thế Giới" của Goethe. Còn có,
thí dụ như của Naipaul. Cái của ông này gần gũi với chúng ta hơn, thích
hợp với chúng ta hơn. Ông gọi nó bằng cái tên Our Universal
Civilisation, nền văn minh phổ cập của chúng ta.
Trong những kỳ tới, Gấu tôi xin chuyển ngữ bài nói chuyện của
ông [1992], tại Học Viện Manhattan, New York.
Trong bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, "Đọc
văn học Việt
Nam hải ngoại", đã đăng trên Tin Văn, ông
nhấn mạnh đến tính văn học, còn chuyện hải
ngoại hay không hải ngoại chỉ là thứ yếu. Chống cộng hay không chống
cộng,
chính trị hay không chính trị, gì thì gì cũng phải có tính văn học.
Nhân đó,
ông cho rằng, "Không ít tác giả trong những người cầm bút ở hải ngoại
tôi
thấy gọi đơn giản bằng từ nhà văn như thế là đúng và đầy đủ, chẳng cần
kèm theo
bất cứ định ngữ nào. Nhà văn Nguyễn Bá Trạc sớm hiểu ra điều này. Trong
thư của
ông, gửi Phan Nhật Nam
sắp rời Việt Nam
sang Mỹ, có đoạn viết: "Nước Mỹ không phải là điểm đến. Nó là điểm khởi
hành. Từ điểm này, người ta có thể bắt đầu những hành trình mới để nhìn
thế giới
một cách toàn bộ hơn. Nếu ông còn muốn tiếp tục viết thì cũng tốt lắm.
Sau khi
ổn định nên viết. Từ điểm khởi hành mới mẻ này, ông sẽ viết như một nhà
văn,
chứ không phải là nhà văn quân đội".
Cho đến
khi câu chuyện thê lương của tôi được kể
Tôi sợ rằng, cái chuyện "gọi đơn giản bằng từ nhà văn..." chỉ có thể
được, "cho đến khi mà câu chuyện thê lương của tôi được kể".
Cũng vậy, đối với cái gọi là "tinh thần thế giới". Bởi vì, trong cái ao
ước được là nhà văn trống trơn, được nhập vào tinh thần thế giới đó, có
một cái gì lập lờ đánh lận, giống kiểu nói, thôi bỏ đi Tám, hãy ngưng
kể...
Có thể có người cho rằng, như vậy sẽ chẳng bao giờ có nhà văn [Việt
Nam], chẳng bao giờ hy vọng tới được tinh thần thế giới. Tôi nghĩ, đúng
như vậy, chỉ trừ khi chúng ta giải quyết được những lấn cấn, nhưng tồn
đọng. Hoặc, chỉ trừ khi, chúng ta thực sự cần tới tinh thần thế giới,
như là một thức ăn cần thiết, cho chính cơ thể của chúng ta. Theo
nghĩa, tôi cần tinh thần thế giới để hiểu tôi, chứ không phải để vươn
tới, nhập vào. Có thể sau này cần, nhưng chưa, vào lúc này.
Đây còn là kinh nghiệm của Gấu, những ngày tập tành đọc sách ngoại. Và
nếu Tin Văn có được một tinh thần thế giới, là cũng theo nghĩa đó.