The
Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên
Thươn [g] Chúng Ta
Cái chết của những nhà văn VC chính là niềm tin lẫm liệt của họ vào
chân lý không bao giờ thay đổi, là chủ nghĩa Cộng Sản. Khi nhận ra sai
lầm, là vô phương cứu chữa. Thành thử, tuy đa số nhà văn VC làm thêm
nghề tay trái, làm cớm, nhưng không thể nào có một ông điệp viên kiêm
nhà văn như Greene ở trong số họ, là vậy.
Tay Hồng Mao này đã từng thách thức, tôi phải kiếm cho ra một me-xừ
Thượng Đế, để cho ông ta đấu với Trùm Quỉ, ở trong tôi.
Và cũng chính ông khuyên những nhà văn VC: Ngay khi cái nón [sắt, tai
bèo...] vừa rớt xuống, là, lập tức, anh phải chạy về phía những kẻ yếu
thế, những kẻ bị xua đuổi, những kẻ "bất hạnh"!
Người Việt nói y chang: Phù suy chứ đừng có phù thịnh.
Những ông đã từng dâng Miền Nam cho Miền Bắc, có ông nào nói được một
lời an ủi cho "một nửa trái tim" của họ? Hay "cả trái tim", như ông Hồ
đã từng nói: Trái tim của tôi ở Miền Nam?
"Vào năm 1991, nẳm chờ chết vì bịnh hoại huyết ở Thụy Sĩ, Greene mong
ước, 'tớ chỉ mong người đời sẽ nhớ tớ, như là nhớ Flaubert', ['be
remembered, perhaps, in the way that one recalls Flaubert']. Mọi người
chới với. Tại sao lại Flaubert ở đây?"
"Nhưng mong ước được như Flaubert có gì 'soi
sáng' chúng ta. Bởi vì một cách nào
đó, Greene cũng thực tập một kiểu chủ nghĩa hiện
thực đặc biệt của ông: không phải thứ hiện thực thường
ngày ở huyện nhưng mà là một viễn ảnh của những mắc míu tâm lý, chính
trị, và tâm linh mà mỗi con người phải đối diện, ở những thời điểm cực
điểm."
Ruth Franklin:
Thượng Đế trong những
chi tiết: Chủ nghĩa hiện thực tôn
giáo của Greene. God in the details; đọc "Cuộc Đời Greene", của
Norman Sherry, trên
Người Nữu Ước,
số
4 Tháng Mười, 2004.
Đâu có dễ gì, vào thời điểm cực điểm 30 Tháng Tư, trong khi cả
nuớc, cả thế giới, cả nhân loại hồ hởi với chiến thắng vĩ đại, bước
ngoặt lịch sử, đỉnh cao thời đại, vậy mà có người than, hỏng rồi, ta đã
bị phản bội, lường gạt, lừa đảo. Ẩn than, địa ngục kẹt cứng những kẻ
lường đảo, một tay 'trùm' như ông biết đi đâu bi giờ, là vậy!
Và bạn chỉ cần thay cụm từ 'tôn giáo" bằng "xã hội chủ nghĩa", là bật
ra sự
thất bại của những nhà văn điệp viên VC, như một Nguyễn Khải chẳng hạn,
qua cuốn
Thời Gian Của Người,
viết giùm cho ông bạn PXA, với tên Quân, trong cuốn sách của NK.
Một tay 'Trùm' như ta biết đi đâu bi giờ...."
Trùm, đúng thế! Chính Ẩn, trong bài phỏng vấn ông ở trong nước, cũng tự
hào về chuyện, "vỏ bọc" của ông thuộc loại xịn, không bị "rách" ngang
xương, "giải phóng" rồi, ông còn tiếp tục bịp tờ Time. Tên của Ẩn, một
năm sau đó, mới được gỡ bỏ trên bảng hiệu của báo này. Gấu tui không
hiểu, tờ báo có bao giờ nhắc tới ông nữa hay là không?
Chắc là không. Bị cú đá giò lái như thế, hiền như.. Gấu, kẻ bàng quan
như... Gấu, mà cũng thấy tức anh ách!
Bức điện của Ẩn, một cách nào đó, là phần "ẩn". Phần "hiện" của "vụ án
con bọ của Kafka", [sáng 30 Tháng Tư ngủ dậy thấy biến thành con bọ...
VC] là ở trong câu nói của me-xừ Bùi Tín:
Mấy anh còn cái chó gì mà đòi bàn giao!
Tội nghiệp Big Minh. Đúng là ông đâu còn gì để mà bàn giao, nhưng đất
đai Miền Nam còn, "nhân dân" Miền Nam còn, ông muốn đợi tụi nó để
giao, để gửi gấm, [Này, bồ tèo, đối xử tử tế với đám đệ tử của "qua"
một chút nhé, đừng bắt đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ...], xong, về nhà
đuổi gà cho vợ, còn rảnh được tí nào thì chơi "lan", nhưng tụi nó nói,
khỏi cần, chúng ông cướp được rồi!
*
Trong lúc chúng tôi đứng nhìn đống
giấy má ngổn ngang nơi
hành lang sau nhà, Ẩn bật lên câu khôi hài, "Bà xã biểu tôi, đã tới lúc
nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn, nhưng tôi chưa thể chết," Ẩn nói.
"Chẳng có nơi nào cho tôi, để mà đi tới. Địa ngục thì dành những tên
lừa
đảo. Thứ này thì đầy rẫy ở Việt Nam.
Thành thử, địa ngục bây giờ kẹt cứng rồi."
Tai Ẩn như tai voi, trán vuông, cao,
tóc đen, cắt ngắn, mắt
nâu, vẻ linh hoạt. Mắt trái hơi lớn hơn mắt phải một chút, thành thử
anh cùng
lúc nhìn cuộc đời, cả hai kiểu, cận và viễn. Trong những bức hình từ
hồi năm
mươi, bận đồ bó, áo sơ mi trắng, quần đen, Ẩn giống như một đoàn viên
đoàn công
tác xã hội, dễ chịu, gọn gàng, ngăn nắp và làm chủ được mình. Anh cao
hơn mức
cao trung bình của người Việt. Hồi còn trẻ, đã từng là một tay quyền
Anh, một
tay bơi lội, và có lần đã từng nghĩ, sau khi thi rớt hai lần liên tiếp
tại
trường lớp, tại sao mình lại không thể trở thành một gã găng tơ. Anh
không muốn
nói về mình – có quá nhiều điều để nhớ. “Thật khó khăn. Và thật dài
dòng. Và
tôi thì già rồi.” Đột nhiên, anh đưa người về phía trước, anh bắt đầu
nói về
mình, về những chi li chi tiết, cách đây năm mươi năm. Anh vẽ vời, làm
dấu, với
những ngón tay, dài ngoằng, xương xẩu. Anh khuơ vòng trong không khí
trước mặt,
như tạo những trái banh, và, thỉnh thoảng lại đấm vào chúng. Anh chia
những nhận xét của mình thành những hình tam giác, ngũ giác, hay vẽ một
đường
nét cong cong, tượng trưng một trong những nữ thần mà anh tin tưởng đã
đem đến
thành công cho anh trong cuộc đời.
Ẩn có thể nói chuyện hàng giờ đồng hồ về
những sự kiện xẩy ra trên thế giới, so sánh, thí dụ, chiến tranh Việt
Nam và
Iraq, [anh nói, những kỹ thuật phát triển ở Á Châu, được chuyển tới sa
mạc], và
đo lường, đánh giá điệp vụ thế giới [“Người Mỹ là thầy trong vấn đề thu
thập
tin tức tình báo, nhưng họ không biết làm gì với chúng”].
*
Nhắc đến Big Minh, lại nhớ tới me-xừ Víp Ka Ka [VVK], trong bài
phỏng vấn gây chấn động trong giới VC, khiến mới đây,
Víp bị NKĐ bịt
miệng không
cho nói tiếp, đã khen ngợi công lao đối với Cách Mạng của Big Minh và
"Lực Lượng Thứ Ba".
Cụm từ này, được Greene sử dụng đầu tiên, trong Người Mỹ Trầm Lặng,
dùng để chỉ Trình Minh Thế.
"Người
Mỹ Trầm
Lặng" là một bức chân dung đáng sợ về một sự ngây thơ nói chung chung.
Trong
lúc Quân đội Pháp tại bán đảo Đông Dương vật lộn với Việt Minh, ở hậu
phương Sài Gòn, một người Mỹ trẻ, cao cả, lo chuyện viện
trợ kinh tế cho "Lực lượng thứ ba".
Lời giới thiệu trang bìa, bản Penguin
*
Trên tờ NYRB, số Tháng Chạp 2004, David Lodge, đọc Cuộc Đời
Greene của Norman Sherry, đã nhắc lại lời tiên tri của chính Greene: Tớ
sẽ chẳng
sống tới ngày tập II ra đời!
Bộ sách “thiến” mất 28 năm của Sherry! Theo Lodge, tập I tuyệt
vời nhất. Tất cả mầm văn, mầm cớm đều có hết ở trong đó. Tập II yếu
hơn, tập III,
quá yếu.
Vẫn theo ông, tập II khép lại bằng những đường đi nước bước của Người
Mỹ Trầm Lặng, có lẽ là tuyệt phẩm sau cùng được hoàn tất của chàng.
Đại tác phẩm, trước tiên, là ở chỗ, nó chặt đứt truyền thống
nhà văn Ca Tô ở trong Greene, kéo dài từ Cục Đá Anh [Brighton Rock] tới
Chấm Dứt
Một Cuộc Tình. Chính trị mới là cái sườn của Người Mỹ Trầm Lặng. Cuốn
sách vượt
quá khung ý thức hệ, chính trị, vươn tới mảnh đất của tiên tri, không
chỉ đã tiên
đoán cuộc chiến Việt Nam sẽ chấm dứt như thế nào, hội chứng "con bọ"
sau đó, và, luôn cả cuộc chiến
Iraq mãi
sau đó.
Lạ một điều, như Ẩn đã từng khen một cuốn tiểu sử viết về chàng
"Ẩn, Tên Người Như Cuộc Đời", ít ai nhận ra, cái
mầm "tiên tri" của Người Mỹ Trầm Lặng nằm trong tên của cô gái:
"Phượng". (1)
Mặc dù, trong lời tựa, ông viết, "... tôi cảm thật hổ thẹn đã mượn căn
hộ của các bạn, làm chỗ trú ngụ cho một nhân vật của tôi, và tên của
bạn, Phượng, để độc giả dễ dàng theo dõi, bởi vì đây là một cái tên
giản dị, đẹp, và dễ phát âm...", nhưng, trong truyện, ông viết, "Phượng
có nghĩa là Phượng Hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền
hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó".
Greene vẫn thường chơi cái cú này. Một mặt ông thuổng nhân vật từ đời
sống, một mặt ông biểu, nhân vật của ông chẳng liên can gì tới cuộc
đời. Và đây cũng là thất bại của Sherry trong tập III, dài nhất, yếu
nhất: Ông cố tìm cho được, nhân vật thực ở ngoài đời, cho mọi nhân vật
quan trọng trong tiểu thuyết của Greene, như Lodge chỉ ra [Sherry's
determination to find a real-life model for every important character
in Greene's novels... become increasingly obtrusive].
Trong những nhà văn nhà thơ "tởm" cớm nhất, theo Gấu, là Joseph
Brodsky.
(1): Gấu bỗng nhớ Mai Thảo, và câu văn trứ danh, khủng khiếp, mở ra
nghiệp văn của ông, và tiên đoán hiện tượng "Chúa Sẩy Thai" [
Đọc
Hoá Thân]:
Phượng nhìn xuống Hà Nội, vực thẳm ở dưới đó.