logo




The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn[g] Chúng Ta.

Qua tin báo chí, viên tướng tình báo cộng sản, Phạm Xuân Ẩn, trước nằm vùng tại miền nam, có gặp gỡ phái đoàn quay phim, khi đang được quay tại Sài Gòn và cho biết, ông có chứng kiến vụ nổ bom trên, và cho biết thêm, ông biết nhà văn Graham Greene là gián điệp Anh. Điều này thế giới đều biết, vì Greene cũng chẳng giấu. Nhưng chi tiết trên chứng tỏ, Ẩn đã hoạt động gián điệp từ lâu. Và cái việc, vào giờ chót, ông ta đưa Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ thời ông Diệm, lên máy bay ra nước ngoài, chứng tỏ một điều: hai người có thể đã hiểu rõ nhau từ khuya!
NQT: Tản mạn về phim và những ngày ở Sài Gòn
Ẩn được thưởng mề đay chiến công sau chót, là do vai trò của ông chơi trong chiến dịch sau cùng, Chiến Dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn. Nhưng việc làm sau cùng của chàng, trong chiến tranh, là một hành động vì bạn. Trong những giờ phút sau cùng Sài Gòn sắp rơi vào tay Cộng Sản, Ẩn xếp đặt cho cuộc trốn chạy của một người thầy cũ, Ông Trùm Gián Điệp Của Miền Nam, Trần Kim Tuyến. Trong bức hình trứ danh chụp cảnh chiếc trực thăng cất cánh, trên đỉnh một căn nhà vẫn cứ bị lầm là Toà Đại Sứ Huê Kỳ, thực ra, là mái một căn cứ của Xịa, cách đó hai dẫy nhà [blocks], người cuối cùng đang leo thang lên máy bay, là Trần Kim Tuyến. Bên dưới, đệ tử của Ông Thầy, Phạm Xuân Ẩn đứng, vẫy tay, bye bye.
Bass

Lễ tưởng niệm 30 năm Lò Cải Tạo được đánh dấu bằng những trùng hợp thật là quái dị:
Sự xuất bản "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" vạch trần sự khốn nạn của "Ngài Henry quí mến". Như một phản ứng dây chuyền, Deep Throat xuất hiện, rồi hàng loạt bài viết về nhân vật thần bí này, và lẽ dĩ nhiên, về "Dear Mr. Henry".
Con nhân sư Cao Bồi, Tên Điệp Viên Mê Mẽo [US], mở miệng, trả lời thai đố: Ai là người tặng Miền Nam cho Miền Bắc, với, chỉ bằng một bức mật điện: Hạt Vừng, Hãy Mở Ra!
Tin Văn sẽ lần lượt cống hiến bạn đọc, những tin tức nóng hổi, những bí mật động trời, vừa mới được "lịch sử" khui ra,  về Cao Bồi, Deep Throat, Henry Kissinger.

-Anh là Do Thái, có phải không, Seymour? Haig hỏi tôi.
-Đúng.
-Anh có thực tình tin rằng, Henry Kissinger, một người Do Thái tị nạn từ Đức, đã từng mất mười ba người thân trong gia đình vì Nazi, lại  làm chuyện thô bỉ của một tên công an chìm thậm thụt dò xét ngay chính những phụ tá của mình? Nếu những gì anh viết ra, có sự nghi ngờ ở trong đó, như vậy là anh có một món nợ phải trả, một món nợ với chính anh, và quốc gia này, bữa nay, đã cho chúng tôi một dịp để chứng tỏ, là bài viết của anh sai.
Chuyện xẩy ra vào năm 1973.
Như hồi ký của cả hai, Nixon và Kissinger, cho thấy, chẳng người nào hiểu được lý do tại làm sao mà Nhà Trắng không thể làm điều mà nó muốn, ở Việt Nam hay là ở Nhà. Lý do tại sao, thời điểm lúc đó có giá trị ra sao thì bây giờ vẫn có giá trị như vậy, đó là: chính quyền, qua những người đại diện của nó, đã làm việc trong dân chủ, qua đó, họ có trách nhiệm phải báo cáo [những gì họ làm] cho Hiến Pháp cũng như cho công dân cả nước, và chính điều này đòi hỏi những người lãnh đạo phải luôn luôn giữ được phẩm chất cao, về đạo đức, và về sự vẹn toàn [integrity] của họ: Đó là di sản của Watergate.
Seymour M. Hersh: Những Ngày Watergate.
[Người Nữu Ước số 13 & 20 Tháng Sáu, 2005]
Lời bàn Mao Tôn Cương: Câu viết của Ngài Seymour, giống như câu ông Hồ chôm của Mẽo, phải được đưa vô hiến pháp Nhà Nước Ta, thay cho điều số ba, hay số bốn gì gì đó.

Bà xã Ẩn, Thu Nhan, với cây chổi ngắn, đang quét bụi ở cổng trước. Một người đàn bà dễ chịu, khuôn mặt bầu, tóc búi. Kém Ẩn muời tuổi, bà đang bận bịu quét dọn nhà cửa, sửa soạn đón tiếp khách khứa bà con, sẽ nhộn nhịp viếng thăm nhà, trong đó có cả người con gái của họ, hiện sống ở California. nhân dịp Tết đến. Treo tòng teng quanh cổng, và trên những cây cọc dọc theo lối đi, là những chiếc lồng chim, đủ các thứ chim. Một chú vẹt, a blue Indian mynah with yellow bill, hót [announces, thông báo] “Ông ơi, có điện thoại”, [lẽ dĩ nhiên], bằng tiếng Việt. Con chim bắt chước tiếng đứa cháu Ẩn, hiện sống với ông bà, cùng với ba con trai đã lớn của họ.

Chúng tôi cởi giầy và vô một căn phòng rộng được dùng làm văn phòng và thư viện tại gia, và còn là phòng khách cũng như phòng ăn. Những kệ sách, mặt kiếng, ở sát tường phía cuối phòng. Bức tranh Tầu treo trên tường, phía bên trên sôfa và ghế. Bên dưới cửa sổ mở là bể cá, “thú vui” thứ ba trong một bộ gồm ba thú, [như người ta thường nói, ăn, ngủ, đ, ị…. Gấu thêm vô]. "Chó thì trung thành", Ẩn nói. "Chim vô tư nhảy nhót trong chuồng". “Cá dậy con người, hãy câm miệng. Thảm thay, thời gian tôi nằm nhà thương, hầu hết cá của tôi bị chết”.
Căn phòng có thay đổi, so với lần chót tôi tới thăm. Cái khoảng trống gần cửa ra vô, nơi để bàn làm việc của Ẩn, cùng mớ hồ sơ, giấy tờ, báo chí, cao có khi đụng trần nhà, nay được thay thế bằng chiếc dương cầm của người con trai. Sau đó, tôi hiểu chuyện gì đã xẩy ra tại văn phòng của Ẩn, khi đi quá bàn thờ gia đình, ra phía nhà bếp, tới hành lang sau nhà. “Đây là nơi bà xã tôi liệng tất cả những giấy tờ,” Ẩn nói, tay chỉ mớ bàn ghế văn phòng chứa những giấy tờ đã ngả mầu vàng. Chẳng có gì che chở cho chúng, ngoài cái mái nhà bằng nhựa.

Trong một bài viết về Greene, nhân dịp tưởng niệm ông, mới đây, Gấu tui có đưa ra nhận xét, rằng thì là những nhà văn VC “của chúng ta” thường kiêm thêm một nghề tay trái: công an, cớm, điểm chỉ, tình báo, an ninh… Nhưng tại làm sao mà không có nổi một nhà văn như Greene? Đây không phải vấn đề tài năng. Không liên can mắc mới gì tới tài năng. Nó liên can tới cái phần tâm linh của cả một miền đất. Nó giải thích, cơn hung hiểm của một miền đất, đã từng sống sót qua bao nhiêu tai ương, huỷ diệt, gặp kẻ thù nào cũng đánh thắng, và hiện đang đụng kẻ thù khủng khiếp nhất: chính nó!