|
The
Spy Who Loved Us: Tên Điệp
Viên Thươn[g] Chúng Ta.
Ẩn hả? Nhớ chứ!
3
"Khi Sài
Gòn rơi vào tay Cộng Sản, Ẩn, như những phóng viên
đồng nghiệp, hy vọng được di tản đi Huê Kỳ. Sở Quân Báo Việt Nam dự
tính cho
anh tiếp tục công việc của mình tại Mẽo. Bộ Chính Trị biết sẽ còn có
một cuộc
chiến tiếp theo một cuộc chiến, Đế Quốc Mẽo đau quá, sẽ tung ra
những chiến dịch quân sự không công khai và chủ trương cấm vận
nhắm vào
Việt Nam". Còn
ai trồng khoai xứ này, nếu không là Phạm Xuân Ẩn, người quá rành rẽ
những toan tính của Mẽo?
"Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, vợ
Ẩn, và
bốn người con của hai vợ chồng đều được máy bay bốc ra khỏi Việt Nam
tái
định cư ở Washington, D.C.
Ẩn nôn nóng chờ đợi chỉ thị tiếp theo, rồi có
tin từ Bộ Chính Trị đưa tới, không cho phép anh rời xứ sở."
Bass
Lần Gấu trở lại đất Bắc sau hơn
nửa thế kỷ xa cách, qua một lần nói
chuyện với ông cậu, cậu Toàn, đệ tử Nguyễn Khắc Viện, ông cho biết, hồi
đó, "ta" có
tóm được một tên Xịa cao cấp, và tên này quả quyết Mẽo sẽ không quay
trở lại Việt Nam, nhờ vậy, mới dám dốc toàn lực "chiếm" [ông dùng chữ
"cho"] Miền Nam. Cháu cứ giả sử như Mẽo đột nhiên quay lại, đánh thẳng
từ biển vào Bắc Việt chiếm luôn Hà Nội, thì sự tình sẽ ra sao?
Ông cậu Gấu vốn ưa đọc Tam Quốc, Thuyết Đường, và rất rành những kế
Điệu Hổ Ly Sơn, Không Thành...
*
"Bà xã biểu tôi, đã tới lúc
nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn, nhưng tôi
chưa thể chết". PXA ["My wife tells me it's time to make room for the
younger generation,
but I can't die yet"].
"Anh ta phải đau đầu với vấn đề, là một người Việt Nam, vào thời
bi thương nhất trong lịch sử của họ, khi chẳng có gì, nếu có chăng, thì
trần
một điều: sự phản bội".
David Halberstam, phóng viên Mẽo, làm
New York Times
, bạn của PXA, nói về PXA, qua bài viết nêu trên, của Thomas A.
Bass, trên tờ Người Nữu Ước,
số đề ngày 23 Tháng Năm 2005. Bass là giáo sư Anh ngữ tại University at
Albany, tác giả của bốn cuốn sách, trong có một viết về Việt Nam: "Vietnamerica: The War
Comes Home".
Chúng ta tự hỏi, tại sao Ẩn nói, "nhưng tôi chưa thể
chết"? Liệu việc
trả lời phỏng vấn, là nằm trong "chiến lược" có tên là "tôi chưa thể
chết"?
Gấu tui đã từng nhắc tới Ẩn, trước khi The New Yorker đăng bài viết
về
ông, khi mượn một câu nói của Feith, quân sư quạt mo Ngũ Giác
Đài, trả lời thay cho Ẩn, nhân bức mật điện hối VC Miền Bắc vô lẹ lẹ
chiếm Sài Gòn.
Tay Feith này, hiện cũng đang bực mình vì bài viết về ông ta, như trong
mục thư tín của tờ báo cho thấy. Nhất là về cái tít: Biết tí ti ["A
little learning"]. Feith khoe, tớ biết thừa cái tít đó là từ thơ
của
Alexander Pope ["A
little learning is a dangerous thing": Biết thì thưa thốt, không biết
thì dựa cột, biết một tí lại càng nên dựa cột]. Nhưng ông tự hỏi, liệu
một cái tít như thế sẽ trở thành một đòn gậy ông đập lưng ông, [Did
they
shoot at me and catch the arrow in their own backside?]
Liệu Ẩn cũng sẽ bực bội, vì cái tít bài: Tên điệp viên thươn[g] chúng
ta [Mẽo]?
Sự thực những
người Việt đầu tiên lăm le làm bồi Mẽo, ở những cơ quan báo chí của họ,
là đám chuyên viên Bưu Điện, trong có Gấu tui, chứ không phải ba anh VC
nằm vùng, như Phạm Xuân Ẩn. Đám báo chí cần họ, để điều hành và bảo trì
những mạch viễn ấn, vô tuyến viễn ảnh.... Gần như suốt cuộc chiến Việt
Nam, Gấu tui cầy hai jobs, một của Bưu Điện, một cho UPI, như một nhân
viên part time, đêm đêm, còn chút thì giờ nào, thay vì lo "phục vụ" Gấu
cái, thì lại lo "dziết dzăn" [viết văn!]. Gia đình đổ vỡ một phần là vì
vậy. May tới hồi nguy kịch, Gấu đực hối lại, cố gượng dậy, may cũng còn
kịp, cũng vớt vát được chút đỉnh, không đến nỗi tan hoang mỗi người mỗi
ngả.
Còn nhớ
khi còn ông Diệm, đám báo chí Mẽo không hề được ưu đãi, không hề được
ưu tiên về thông tin, và hơn nữa, nhà nước Việt Nam không hề sợ họ. Chỉ
sau khi ông Diệm chết, đám này mới làm trời. Có thể vì vậy, khi xẩy ra
chiến tranh Iraq, rút kinh nghiệm Việt Nam, giới nhà binh Mẽo cấm tiệt
đám báo chí tới gần họ. Nhờ vậy mà tin tức không lộ ra ngoài. Một phần
nào, Mẽo thua ở VN là do giới truyền thông Mẽo.
*
Virtue, after all, is far from being
synonymous with survival;
duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
(Sống sót do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh).
Ông [PXA] được phong Anh Hùng của Quân Đội Nhân Dân, được tưởng thưởng
bốn cái mề đay nhà binh, lên đến chức tướng. Ông cũng được đi cải tạo,
và được cấm không được gặp khách Tây Phương. Gia đình ông được đưa trở
về Việt Nam, một năm sau khi được Mẽo bốc đi. Vấn đề với PXA, theo Đảng
Cộng Sản, là, anh ta yêu nước Mẽo, và người Mẽo, những giá trị dân chủ,
và tính khách quan trong ngành báo chí. Anh ta coi Mẽo chỉ là một kẻ
thù tình cờ, như một tai nạn lịch sử mang tới, và sẽ trở thành bạn, một
khi nhân dân Việt Nam giành được độc lập. Ẩn là một Người Việt Trầm
Lặng, một khuôn mặt đại diện cả đời dâng hiến cho cách mạng đồng thời
là một fan của Hoa Kỳ. Ông nói, ông chưa hề nói dối với bất kỳ một ai,
và ông đưa, cùng những bản phân tích chính trị, cho cả hai, Time và
HCM. Ông là một người hai mặt của một sự toàn vẹn đến tột cùng: một kẻ
sống một dối trá và luôn luôn nói ra sự thực.
Bass: Tên Gián Điệp Thươn[g] (1) Chúng Ta [Mẽo].
(1): Người Miền Nam nói thương thay vì yêu. Anh" thươn" em lắm. Ẩn, như
báo trong nước cho biết, sinh năm 1927, tại Biên Hòa. Nhưng bài của
Bass cho biết, ông người Hà Đông.
Khoan nói chuyện Ẩn, Người Việt Trầm Lặng, theo nghĩa Greene sử dụng.
Trong bài viết của Bass, Greene và cuốn sách của ông, Người Mỹ Trầm
Lặng, được nhắc tới nhiều lần, và đều hàm ý, "Ẩn làm nhớ tới Greene".
Ngay bản thân Ẩn, khi được hỏi, trong những cuốn sách viết về ông, cuốn
nào ông cảm thấy hài lòng hơn cả, đã trả lời, "Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời"
của Nguyễn Thị Ngọc Hải, là tương đối đúng.
Nếu tên người như cuộc đời, và nếu PXA
ưng ý một cuốn sách viết về mình
như thế, thì cái bóng ma thoắt ẩn thoắt hiện đó khó mà "luôn luôn nói
sự thực", như Bass nhận định về Ẩn, được.
Gấu đã từng ngồi Quán Chùa với Cao Bồi một đôi lần, vào buổi sáng, bên
ly cà phê, chỉ có hai đứa, nói chuyện tào lao, như bây giờ còn nhớ lại,
ông là một người ít nói, kín đáo, với một bề ngoài rất dễ chịu. Chính
Ẩn cho Gấu biết, Time tính làm số đặc biệt về Việt Nam, sẽ có hai bài
phỏng vấn hai nhà văn của hai miền. Cũng chính ông cho biết, ngoài Bắc,
là Nguyễn Tuân. Còn trong Nam, Ẩn nói tên một người, và Gấu cũng được
chính người này xác nhận chuyện này, nhưng cuối cùng, dự tính trên đã
không được thực hiện.
Vả chăng, cái tên là... định mệnh. Tuy Greene, trong lá thư mở ra cuốn
sách của ông, cho biết, ông chọn Phượng, là tình cờ, nhưng, cũng chính
ông, khi phải giải thích ý nghĩa của Phượng, cho chúng ta thấy,
không phải vậy.
Theo Gấu tui, khi gặp một cái tên như thế, là kể như, ông đã viết xong
cuốn sách, đúng như viễn tượng của nó ở trong đầu ông, qua cái tên
"Phượng", một loài chim bất tử, nhưng, mỗi lần muốn tái sinh, là phải
lao vào lửa.
Nên nhớ, Phượng còn làm người đọc nhớ tới một chiến dịch truy tìm và
tàn sát VC sau đó, chiến dịch Phượng Hoàng.
Ẩn, tên người như cuộc đời. Thú thiệt.
"René và Phượng thân mến, Tôi xin phép được tặng cuốn sách này cho các
bạn, không chỉ để tưởng nhớ những buổi chiều hạnh phúc mà chúng ta đã
cùng trải qua tại Sài Gòn, trong hơn năm năm qua, nhưng còn bởi vì tôi
cảm thật hổ thẹn đã mượn căn hộ của các bạn, làm chỗ trú ngụ cho một
nhân vật của tôi, và tên của bạn, Phượng, để độc giả dễ dàng theo dõi,
bởi vì đây là một cái tên giản dị, đẹp, và dễ phát âm, so với những tên
đàn bà khác, của đồng bào bạn."
"Phượng có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là
huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó".
"Người Mẽo trên đường tới Việt Nam đều lận lưng một cuốn Người Mỹ Trầm Lặng. Cuốn sách được
coi là rất đáng tin cậy, the most reliable account, về chuyện quái quỉ
gì xẩy ra ở đó [what it was like in Viet Nam]: nó còn mang tính tiên
tri, [it was also prophetic]. Những người Mẽo sau khi tháo chạy, viết,
họ cảm thấy những nhà làm chính trị ở Mẽo đã không chịu lắng nghe
Greene."
Norman Sherry: Cuộc đời Greene, Tập III
Phượng
Phượng Hoàng
Rợp
Bóng Greene
|
|