Ẩn hả, nhớ chứ
[The
Spy Who Loved Us]
16
Bass nhắc tới Greene, coi PXA như từ tác phẩm của Greene bước thẳng
ra. Greene mới là người đưa ra cụm từ lực lượng thứ ba, mà ông cựu thủ
tướng VC Víp Ka Ka nói tới, trong bài phỏng vấn gây chấn động, và do
đó, bị thiến lên thiến xuống. Víp Ka Ka coi DVM thuộc lực lượng thứ ba,
nhưng với Greene, từ này là để chỉ Trình Minh Thế.
Lực lượng thứ ba là nhóm người mà tay Pyle, người Mỹ trầm lặng, muốn
gặp gỡ, hỗ trợ, coi, đây con ách chủ bài chống lại VC.
Nhân đọc bài trên tờ Người
Nữu Ước viết về "ông bạn cũ" Cao Bồi, tức
Phạm Xuân Ẩn, Hai Lúa tính vừa dịch, vừa viết bên lề, những kỷ niệm có
Cao Bồi ở trong. Nhưng bài này sau đó, được nhiều người dịch, thành thử
Hai Lúa cụt hứng, bỏ ngang.
Bài về Ẩn còn được "Wikipedia tiếng Việt" đưa lên net,
địa chỉ.
Xin giới thiệu bạn đọc Tin Văn.
Tuy nhiên, những bài dịch này, theo Hai Lúa, do người dịch không đọc
hay không coi James Bond, nên không "nắm được" cái trò chơi chữ của nó.
Tên Điệp Viên Yêu Mẽo, The Spy Who Loved Us mô phỏng The Spy Who Loved
Me, Tên điệp viên mê tui, câu chuyện một em KGB có người yêu cũng điệp
viên KGB, bị 007 làm thịt, bèn hứa với Đảng sẽ trả thù, nhưng thay vì
trả thù, bèn mê 007. Thành thử "us" còn có nghĩa là "chúng ta" nữa.
Tất cả những bài viết về PXA đều không chỉ ra được chiến công hiển hách
nhất của Ẩn, là bán đứng Miền Nam, qua bức điện khẩn gửi Bắc Bộ Phủ,
báo tin cửa đã mở, cứ việc vô, đừng sợ Mẽo quay lại.
Bài trên Người Nữu Ước, có hàm ý điều này, khi cho biết rõ tông tích
của dòng họ Ẩn: Bắc Kỳ di cư từ đời thuở nào, nhưng vẫn không thể nào
quên đất Bắc.
Thành thử cái tít còn muốn chửi xỏ Ẩn nữa. Mày mê Mẽo, mày mê Chúng
Tao, Chúng Ông, nhưng mày đâu có
quên được cái xứ Bắc Kỳ khốn khổ, khốn nạn, khốn kiếp của mày, hỡi
tên... Yankee này?
Điều trên, chính Ẩn cũng tự thú nhận, khi tâm sự, đã từng mê một em
Mẽo, nhưng đành gạt nước mắt trở về quê hương!
Cái tít The Spy Who Loved ... còn làm liên tưởng tới Tên điệp viên đến
từ miền đất lạnh, của Le Carée. Cuốn này, Người Thứ Tám đã từng phóng
tác. Ông cho siêu điệp viên của VNCH là Tống Văn Bình ra Hà Nội đấu trí
với Bắc Bộ Phủ ngay tại Trái Tim Của
Bóng Đen.
Thành thử VC có Phạm Xuân Ẩn, còn "ta" chỉ có một nhân... vật giả tưởng!
*
-Bà ta có phải là
cộng sản không?
-Tôi không tin bà ta
thích những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà
muốn xây dựng một thế giới có thể sống mà không có tranh chấp… Hoà bình
là một
từ dơ dáy, hiện nay, có phải không? Tôi nghĩ, bà muốn hoà bình.
(I don’t think she
liked labels. I think she wanted to help
build one society which could live without conflict. Peace is a dirty
word now,
isn’t it? I think she wanted peace.)
-Còn Dieter?
-Trời biết Dieter
muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một
thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà bình và tự
do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
-Trời đất!
Cái nhân vật Dieter đó, có thể cũng là... Phạm Xuân Ẩn.
Khi Nguyễn Hoàng sợ Trịnh
Kiểm làm thịt, bỏ chạy đất Bắc, tin theo lời ông thầy bói Trạng Trình,
Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân.... và thành lập ra Đàng Trong,
ông không hề có ý định trở về thăm Đàng Ngoài, nhưng Đàng Ngoài không
hề quên ông, và lẽ nhiên, không thể không thèm nhỏ nước miếng, ấy chết,
nước rãi, cái
miền đất phì nhiêu này.
Chính lý do "kinh tế" đó đẻ ra cuộc chiến Trịnh Nguyễn ngày
nào.
Hồi nhỏ, thằng bé Bắc Kỳ là Hai Lúa đọc những truyện ngắn của Tô Hoài,
và thật là thèm, như ông Tô Hoài, và những nhân vật của ông thèm, cái
thiên đường, nơi chỉ có nắng ấm, mưa rào thật nhanh và tạnh cũng thật
nhanh, và hơn thế nữa, cơm đầy đường, hay nói như ngay sau ngày 30
tháng Tư 1975, TV
- TV chứ không phải Honda - chạy đầy đường.
Giấc mộng lớn đó, biến ước mơ thành hiện thực, sỏi đá thành cơm gạo,
nhờ những người như Cao Bồi, sau bao nhiêu năm xâm
nhập miền nam, không nằm gai nếm mật, mà ăn uống thỏa thuê, nếm toàn
xâm banh với rượu vang đỏ, đã hoàn tất, kể như là từ ngày 30 Tháng Tư
năm 1975. Nước Việt Nam từ nay là một.
Những người như Cao Bồi, khi họ làm chuyện này, là mong cái điều thật
là tuyệt vời: Biến cả nước Việt Nam thành thiên đường, như thiên đường
Miền Nam.
Than ôi, giấc đại mộng của họ bị đảo ngược: Cả nước biến thành một xứ
Bắc Kỳ, còn khốn nạn, đen tối, thê thảm hơn tất cả những thời đại Bắc
Kỳ đã từng có, kể từ khi miền đất này được thành lập, từ bùn đỏ sông
Hồng.
Chiều đó ông tới quán La Cigale..
Cái quán La Cigale này, sự thực là quán Givral, tổng hành dinh của ông
tướng tình báo.
Nhưng thú vị là, có quán La Cigale thiệt, ở Sài Gòn hồi đó.
Bạn Chất, ông em nhà thơ TTT rành quán này lắm. Hai Lúa cũng rất rành
nó, vì ở gần nhà Hai Lúa. Quán nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, khu Đa
Kao. Chất và Hai Lúa gọi nó bằng cái tên thú vị hơn nhiều: Con Ve Sầu.
Cũng gần đó, còn có một cái snack bar rất nổi tiếng là Con Bò Khùng.
Khu này là lãnh địa của Hai Lúa. Dưới chút nữa, là đường Phạm Đăng
Hưng, đầu cầu Sài Gòn, có quán Chả Cá Thăng Long, nơi Hai Lúa đã từng
làm bồi bàn. Quán sau đổi tên là Kontiki.
Hay một
London của Dickens, một buổi chiều đầy sương mù, chú bé Oliver Twist
đói lả người, như tôi, một ngày trong chuỗi ngày cắp sách đến trường,
đêm đêm làm bồi bàn, thời người Mỹ chưa đổ quân ào ạt vào Việt Nam.
Thành phố chưa có xa lộ, chưa có cầu Sài-gòn. Và tiệm chả cá Thăng-Long
nơi tôi tối tối bưng xoong mỡ sôi đổ lên dĩa chả cá, nghe tiếng mỡ kêu
xèo xèo, chưa biến thành nhà hàng Kontiki ở ngay đầu đường Phạm Đăng
Hưng, nơi dành riêng cho đám quân nhân Hoa Kỳ.
Ngày mai trời
sẽ mưa trên thành phố Bouville
Demain il pleuvra sur Bouville
(Sartre, La Nausée)
Ôi Sài-gòn,
một Sài-gòn hư tưởng, một Bouville, một London, của riêng tôi đó!
Lần Cuối Sài Gòn
Con Ve Sầu dọn cơm Tây, vừa ăn vừa nhìn người ta nhảy... Đầm, trên một
cái sàn nhỏ. Hai Lúa, tuy cũng nhẩy nhót, nhưng lùn quá, nhẩy dở quá,
chỉ đi được một điệu đi chợ, đạp xích lô, là điệu slow. Lâu lâu cũng
bầy đặt tí tango bốn bước!
Ôi chao, một thời mê em... Lệ!
Chủ quán là một anh Tây già chiều chiều dắt thằng con thả bộ. Quán sau
không địch lại mấy snack bar kế bên, đành dẹp.
Ngay gần quán, là Thư Viện Đa Kao, trong có quán Làng Văn.
Nào, đâu, thư
viện Gia Long, thư viện Văn Hóa Bình Dân, Đa-Kao,
nơi có câu lạc bộ, có quán cà phê Làng Văn, đêm nào đang bữa tiệc bỏ ra
về, chẳng thể làm thơ, và cũng chẳng bao giờ là thi sĩ, và Du Tử Lê khi
đó chưa làm giùm hai câu:
Em đi áo lụa mềm
lưng phố
Có động lòng
thương kẻ cuối đường...
Thế giới thư viện