|
Note: Bài điểm
này, ký Thư Trung, nhưng NDT viết, trên tờ Văn. Bài của Gấu, trên Văn
[phê bình]
Bài này đích
thị TPG. Cùng với bài viết Bông Hồng
hay Bông Cứt Lợn, để trả lời Nguyên Sa
viết Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ.
NS & DA
thực sự đánh GCC. TPG nhân danh tổng thư ký, trả đòn. Nhưng ông chủ báo
NDV bèn
ra lệnh, stop. Do đó, Gấu biết, nếu có trả lời NS, cũng khó được đăng.
Bèn
nín thinh suốt cả 1 năm trời, được Thương Sinh, tức DA, hàng ngày trên
tờ Sống, đánh.
Gấu cũng chẳng
thèm đọc. Sự thực là vậy.
Nhưng lần đến thăm 1 em, em này, do Gấu lấy
Gấu Cái,
nên bực lắm, bèn sưu tầm đủ hết những bài báo [nhà em đọc báo Sống].
Gấu tới,
em lôi ra bắt Gấu đọc, thay vì trực tiếp chửi!
Độc thật!
Ông anh nhà
thơ ngồi Quán Chùa, đọc, bật cười, phán, mày viết về bạn mày thì như
thế này,
mà mày viết về NS thì như thế kia, làm sao chúng không chửi. Mày viết
về bạn
mày đúng như mày viết về NS, thì thành nhà phê bình được đấy.
Ui chao
thổi bạn quí đến
như thế, nhờ thế mà vừa mới tới trại tị nạn,
bạn từ Mẽo,
nghe tin bèn bỏ hết công ăn việc làm qua thăm, nhét túi 10 đô, đi ăn
phở, nhớ những ngày chúng mình ở Sài Gòn!
NQT
& Ngọc Hoài
Phương, chủ báo Hồn Việt
Ông anh nhà
thơ ngồi Quán Chùa, đọc, bật cười, phán, mày viết về bạn mày thì như
thế này,
mà mày viết về NS thì như thế kia, làm sao chúng không chửi. Mày viết
về bạn
mày đúng như mày viết về NS, thì thành nhà phê bình được đấy.
Ui chao thổi bạn quí đến như thế, nhờ thế mà vừa mới tới trại tị nạn,
bạn từ Mẽo,
nghe tin bèn bỏ hết công ăn việc làm qua thăm, nhét túi GCC 10 đô, mày
đi làm
tô phở, nhớ những ngày chúng mình ngồi Quán Chùa ở Sài Gòn!
Già rồi mà còn
nói dóc quá xá!
Quả là nói dóc,
thật.
Thực sự bạn
quí đi làm phóng sự cho 1 tờ báo nào đó, và không phải đi một mình, mà
là với 1
em ký giả, hình như cũng non nước nước non lắm, [nước nôi nôi nước mới
đúng], ấy là trong trí nhớ
của GCC
muờng tượng ra như vậy.
Cô ký giả
cũng lịch sự, lảng ra 1 chỗ khác cho hai đấng bạn quí trùng trùng
[không phải trùng phùng] tâm
sự. Bạn
quí lấy ở trong túi ra 1 cái máy thu âm, nhỏ xíu, bằng bao thuốc lá,
phán:
-Mày
nói đí, nói với chúng bạn của chúng ta ở bên Mẽo đi, tao về sẽ cho tụi
nó nghe.
GCC, sao lạ
quá, biết ngay là bạn quí của mình bịp mình.
Và quả đúng
như thế. Sau này, GCC gặp lại bạn bè ở Mẽo, chẳng thằng nào được nghe
giọng của
người từ cõi chết trở về cả!
Bạn quí cũng chẳng
thèm viết một dòng.
Mấy trăm “bạt”,
ba trăm, tiền Thái,"bath", GCC nhớ rõ, thì bạn đợi hết cuộc thăm hỏi
& uý lạo, nhét
vô túi
Gấu, tao kẹt
quá, mày cầm đỡ!
GCC đọc cái
tin GCC đến Trại Tị Nạn, và yêu cầu đồng hương hỗ trợ, gửi thẳng về lều
trại, số
mấy, số mấy, trên tờ Hồn Việt,
và vài tờ nữa, và cắt hết, lưu vô hồ sơ
thanh lọc.
[Cái vụ này
là nhờ mấy đấng bạn "không" quí, Nguyễn Đông Ngạc, Viên Linh.... sốt
sắng lo cho vợ chồng GCC. Nếu không là bỏ mẹ rồi, bị trả về
cho VC rồi!]
Nhân đây, cám
ơn ông bạn Ngọc Hoài Phương một phát thật là sâu, dù quá muộn, nhưng
muộn còn hơn
không.
Note: Tối
qua, [26.3.2012], quá nửa đêm, [giờ Canada] bạn quí phôn. Sau khi hỏi
mấy giờ rồi, thấy khuya
quá, bạn
quí nói, sorry, ngủ tiếp đi, và cúp máy.
Hà, hà!
Mé sau Chùa
Long Vân, Parksé.
Gấu nằm ngủ trưa dưới tượng Quan Công.
Dậy, xuống mé sông Mekong tắm.
Loạt bài này, GCC viết,
theo tinh thần, nếu bạn ngồi quá lâu bên bờ sông, thì thể nào cũng sẽ
nhìn thấy xác kẻ thù lềnh bềnh trôi qua. Nhưng trong một lần, tắm sông
Mekong,
trong khi
chờ dịp qua Thái Lan, vô Trại Tị Nạn, Gấu nhìn thấy, không phải xác của
kẻ
thù, hay
của bạn quí, nhưng mà là của… GCC!
Borges viết,
đây là 1 đề tài xưa như trái đất: Kẻ Khác. Một đề tài mà Stevenson rất
mê, vẫn
theo ông. Lê Kim hay Hà Ích, thì cũng vẫn chỉ là một. Trong
tiếng
Anh, Kẻ Khác có tên là fetch,
hay dịch 1 cách văn vẻ, thì là wraith
of the
living. Và tôi [Borges] nghi ngờ, một trong những tên gọi,
désignation, của Kẻ
Khác, là “alter ego”. Cái bóng ma là kẻ khác đó, là hình ảnh của
chính bạn,
phản chiếu từ lưỡi dao [đâm sau lưng chiến sĩ], hay từ cái
mặt ao, lưu
cữu từ bao thế kỷ, ở 1 cái làng Bắc Kít, có một thằng cu Gấu Bắc Kít,
đầy
Cái
Ác Bắc Kít….
Nhân đang
nói chuyện tình oan nghiệt, nửa kia, nửa khác, tình cờ đọc bài sau đây,
của
Borges, thật tuyệt: The Double, trong "Cuốn sách của những sinh vật
tưởng
tượng", The Book of Imaginary Beings.
The Double
Suggested or
stimulated by reflections in mirrors and in water and by twins, the
idea of the
Double is common to many countries. It is likely that sentences such as
A
friend is another self by Pythagoras or the Platonic Know thyself were
inspired
by it. In Germany this Double is called Doppelganger, which means
"double
walker." In Scotland there is the fetch, which comes to fetch a man to
bring him to his death; there is also the Scottish word wraith for an
apparition thought to be seen by a person in his exact image just
before death.
To meet oneself is, therefore, ominous. The tragic ballad
"Ticonderoga" by Robert Louis Stevenson tells of a legend on this
theme. There is also the strange picture by Rossetti ("How They Met
Themselves") in which two lovers come upon themselves in the dusky
gloom
of a woods. We may also cite examples from Hawthorne ("Howe's
Masquerade"), Dostoyevsky, Alfred de Musset, James ("The Jolly
Corner"), Kleist, Chesterton ("The Mirror of Madmen"), and Hearn
(Some Chinese Ghosts).
The ancient Egyptians
believed that the
Double, the ka, was a man's exact counterpart, having his same walk and
his
same dress. Not only men, but gods and beasts, stones and trees, chairs
and
knives had their ka, which was invisible except to certain priests who
could
see the Doubles of the gods and were granted by them a knowledge of
things past
and things to come.
To the Jews
the appearance of one's Double was not an omen of imminent death. On
the
contrary, it was proof of having attained prophetic powers. This is how
it is
explained by Gershom Scholem. A legend recorded in the Talmud tells the
story
of a man who, in search of God, met himself.
In
the story "William Wilson" by
Poe, the Double is the hero's conscience. He kills it and dies. In a
similar
way, Dorian Gray in Wilde's novel stabs his portrait and meets his
death. In
Yeats’s poems the Double is our other side, our opposite, the one who
complements us, the one we are not nor will ever become.
Plutarch
writes that the Greeks gave the
name other self to a king's ambassador.
Kẻ Kép
Ðược đề xuất,
dẫn dụ, huých huých bởi những phản chiếu từ gương soi, từ mặt nước, từ
cặp song
sinh, ý tưởng về Kẻ Kép thì thông thuộc trong nhiều xứ sở. Thí dụ câu
này “Bạn
Quí là một GNV khác”, của Pythagore, và cái tư tưởng Hãy Biết Mình của
trường
phái Platonic được gợi hứng từ đó. Trong tiếng Ðức, Kẻ Kép được gọi là
Doppelganger, có nghĩa, “người đi bộ sóng đôi, kép”. Trong tiếng
Scotland thì
là từ fetch, cũng có nghĩa là “bạn quí”, nhưng ông bạn quí này đem cái
chết đến
cho bạn. Còn có từ wraith, tiếng Scottish, có nghĩa là hồn ma, y chang
bạn, và
bạn chỉ vừa kịp nhìn thấy, là thở hắt ra, đi một đường ô hô ai tai!
Thành ra cái
chuyện “Gấu gặp bạn quí là Gấu”, ngồi bờ sông lâu thể nào cũng thấy xác
của
mình trôi qua, quả đáng ngại thật. Ðiềm gở. Khúc “ba lát” bi thương
"Ticonderoga" của Robert Louis Stevenson kể 1 giai thoại về đề tài
này. Bức họa lạ lùng của Rossetti [Họ gặp chính họ như thế nào, "How
They
Met Themselves"], hai kẻ yêu nhau đụng đầu trong khu rừng âm u vào lúc
chạng
vạng. Còn nhiều thí dụ nữa, từ Hawthorne ("Howe's Masquerade"),
Dostoyevsky, Alfred de Musset, James ("The Jolly Corner"), Kleist,
Chesterton ("The Mirror of Madmen"), and Hearn (Some Chinese Ghosts).
Những người
Ai Cập cổ tin tưởng, Kẻ Kép, the “ka”, là cái phần đối chiếu đích thị
của 1 con
người, kẻ đối tác có cùng bước đi, cùng chiếc áo dài. Không chỉ con
người mà thần
thánh, thú vật, đá, cây, ghế, dao, đều có “ka” của chúng, vô hình, trừ
một vài
ông thầy tu là có thể nhìn thấy Kẻ Kép của những vị thần và được thần
ban cho
khả năng biết được những sự vật đã qua và sắp tới.
Với người Do
Thái, sự xuất hiện Kẻ Kép không phải là điềm gở, [tới giờ đi rồi cha
nội, lẹ
lên không lỡ chuyến tầu suốt, rồi không làm sao mà đi được, như Cao
Bồi, bạn của
Gấu, như Võ Ðại Tướng, vừa mới chợp mắt tính... đi,
là đã thấy 3 triệu oan hồn hau háu, đau đáu chờ
đòi mạng, thì đi thế
đéo nào được?]. Ngược lại, họ tin đó là bằng chứng bạn tu luyện đã
thành, đạt
được những quyền năng tiên tri. Ðó là cách giải thích của Gershom
Scholem.
Một giai thoại
được ghi lại trong Talmud kể câu chuyện một thằng cha GNV, suối đời tìm
hoài
Thượng Ðế, và khi gặp, hóa ra là… GCC!
Trong
“William Wilson” của Poe, Kẻ Kép là lương tâm của nhân vật trong
truyện. Anh ta
thịt nó, thế là bèn ngỏm theo. Cũng cùng đường hướng như vậy, Dorian
Gray,
trong tiểu thuyết của Wilde, đâm bức hình của anh ta, và bèn gặp gỡ
Thần Chết.
Trong những bài thơ của Yeats, Kẻ Kép là phía bên kia của chúng ta, kẻ
bổ túc,
hoàn thiện chúng ta, kẻ mà chúng ta không, và sẽ chẳng bao giờ trở
thành.
Plutarch viết,
người Hy Lạp gọi, “cái ngã khác”, bằng cái tên, viên “đại sứ của hoàng
đế”.
J.L. Borges
Source
Hồi GCC lấy
vợ, thì bà cụ còn cái nhà ở trên Phú Nhuận. Hai vợ chồng với thằng cu
Tuấn ở
căn nhà nhà nước cấp ở cư xá Bưu Điện số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn,
gần Sở
Thú.
Đám bạn bè vẫn
thường xuyên kéo tới đánh phé, như khi chưa lấy vợ.
Một bữa, một
đấng bạn quí, thua sạch túi, bèn hỏi mượn chủ nhà là Gấu Cái, để đánh
tiếp.
Bả từ chối.
Thế là anh ta đi vòng vòng quanh phòng, nhìn thằng bé đang nằm ngủ
trong nôi kế
đó, nói:
-Nè Gấu, sao
thằng bé chẳng giống mày tí nào!
Cái ông bạn
quí này, sau xin GCC tiền cọc mua căn nhà ở cư xá báo chí trên Thủ Đức.
Gấu Cái kể
cho bà cụ nghe. Cụ nói, sao không tống cổ nó ra khỏi nhà!
Ông anh nhà
thơ ngồi Quán Chùa, đọc, bật cười, phán, mày viết về bạn mày thì như
thế này,
mà mày viết về NS thì như thế kia, làm sao chúng không chửi. Mày viết
về bạn
mày đúng như mày viết về NS, thì thành nhà phê bình được đấy.
Ui chao thổi
bạn quí đến như thế, nhờ thế mà vừa mới tới trại tị nạn, bạn từ Mẽo,
nghe tin
bèn bỏ hết công ăn việc làm qua thăm, nhét túi GCC 10 đô, mày đi làm tô
phở, nhớ
những ngày
chúng mình ngồi Quán Chùa ở Sài Gòn!
Cái vụ 10
đô, đúng ra là 300 bath, tiền Thái này, cũng rất ư là thê lương, bởi là
vì Gấu
đếch được xài, ngay khi trở về Trại Cấm là bị mấy chủ nợ của Gấu Cái
lột sạch.
Chúng gần như lột trần Gấu ra, để kiếm tiền.
Thất vọng
quá, chúng bỏ đi, chửi, và có vẻ như chính chúng cũng không làm sao
hiểu nổi,
tại làm sao mà bạn quí, nhà văn lớn, đi từ Mẽo qua thăm bạn ở trong tù
[trại cấm
Thái Lan còn quá nhà tù], mà chỉ thí cho bạn 10 đô?
Bạn phải hiểu
là mấy ngàn người ở trong Trại Cấm sửng sốt cỡ nào, khi mấy cái loa la
lớn tên
GCC, yêu cầu trình diện gấp Bộ Chỉ Huy Trại, để ra ngoài đời, gặp bạn
quí từ bên
Mẽo qua thăm & uý lạo!
Phải đến khi
nhìn thấy và "được" sờ vào cái quan tài để kế ngay bên, tức là chỉ ngày
mai ngày
mốt là có thể chui vô đó, làm 1 chuyến đi xa, thì GCC mới hiểu ra được
lòng dạ
của mấy đấng bạn quí của GCC!
Cynicism is an unpleasant
way of saying the truth.
Lillian Florence Hellman (20 June 1905 – 30 June 1984). American
playwright.
[Xì níc là cách chẳng đặng đừng, để nói ra sự thực]
Sự thù hận của các đấng bạn
quí của Gấu, nhìn ở một mức độ khác, có thể coi như, sự thù hận đối với
bất cứ
ai sống sót một tai họa.
Lần đầu tiên qua Cali, trong
những bạn cũ gặp lại, có hai ông thực tình mừng,
vì cái sự vẫn sống nhăn của Gấu. Đó là VL, và DTL.
DTL phán, vậy là mày tái sinh.
Còn VL, thì bèn gật gù: Nhờ H. mà thằng Trụ mới lại có ngày hôm nay!
Lần đầu tiên Đào Nương gặp Gấu
Cái tại một bữa tiệc đám cưới của con một người
bạn học của Gấu Cái, Đào Nương hỏi, sao bảnh thế, nghĩa là, sao chịu
đựng giỏi
như thế, Gấu Cái phán, thằng cha Gấu đó, có lần đã làm được một việc
cho tôi,
đúng lúc tôi rất cần, và, sau đó, nó có làm bất cứ điều gì làm cho tôi
đau
lòng, thì cũng kể như pha.
Cái chuyện Gấu biếu một ông
bạn quí ba ngàn đồng để ông ta đặt cọc mua nhà ở Làng Báo Chí Thủ Đức,
là
chuyện có thực, vào cái lúc Gấu lên voi, và, khi xuống chó, khổ quá,
chẳng hề
nhớ tới. Hoàn toàn quên hẳn. Chỉ đến khi nghe ông ta lèm bèm về cái
chuyện cho
Gấu một cái áo cụt tay, cũ, ông đang mặc, và cho mượn cuốn Những
Linh Hồn
Chết, để đọc, 'cuốn này mày phải trả tao', và sau đó, đi rêu rao,
đã dặn nó
trả lại, mà nó cũng nỡ đem bán, nghe một lần thì cũng được, chỉ đến khi
ông lập
đi lập lại mấy lần, Gấu đau quá, bèn nhớ ra cái vụ ba ngàn đồng biếu
ông ta.
Thảm thế đấy.
Chỉ đến khi đọc Sebald, thấy ông trích một câu của Léon Bloy, Gấu mới
ngộ ra:
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et
où la
douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến
khi đau
thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
*
Đầu năm khai bút! NQT
*
Site của anh là một trong những site mà người viết thư
này hay vào. Tuy
không quen, không biết anh, người viết cũng đánh bạo mà xin anh cho vài
câu trả
lời dùm : Làm cách nào mà anh đọc nhiều, viết thật nhiều, maintain cái
site của
anh, giữ mối liên lạc bằng hữu và người thân…
Cái thư này, Gấu nhận được
trong lúc đang giang hồ vặt, thăm mấy đấng bạn hữu cùng học thời trung
học ở
Tiểu Sài Gòn.
Đọc thấm nhất là cái khúc “giữ mối liên lạc bằng hữu”.
Ui chao cả đời Gấu mê bạn, chỉ đến chót đời, mới nhớ ra, và mới nhín ra
được một
chút thời gian cho người bạn đời của Gấu, có còn hơn không!
Gấu hình như đã có lần kể câu chuyện hồi học Hà Nội, có thằng bạn thân
di cư vô
Nam. Gấu đâu có tính đi, nhưng sau đó, đành phải đi, và suốt cuộc hành
trình
dài suốt chiều dài đất nước đó, chỉ nghĩ đến cảnh gặp lại đấng bạn
thân, chắc
là sướng lắm!
Gặp, trên đường phố Sài Gòn, anh bạn "Hi" một tiếng rồi dọt mất tiêu,
để Gấu tiu nghỉu giữa đường phố.
Nhưng, nói gì thì nói, vẫn mê bạn, nhưng hết mê bạn quí!
Còn
đây là mail của… Thầy Cuốc, thời GCC mặt dầy viết cho băng đảng HV, khi
vừa xuất
hiện.
Y chang khi Chợ Cá vừa xuất hiện.
Có Gấu đi hàng đầu, liền tức thì!
Anh NQT kinh,
Toi da doc lai, ky hon, ban dich anh gui. Rat thich. Thich noi dung bai
viet va
cung thich cach dich rat bay buom cua anh. Doc ban dich, co cam tuong
nhu doc
van sang tac.
Ban dich ay chac chan se gop phan lam cho Viet so 3, ve Cai Moi trong
Van
Chuong, phong phu hon. Va cung sau sac hon.
Khi nao dich xong cac title sach tu tieng Tay Ban Nha xong, xin anh gui
cho som
de toi bat dau lay-out.
Xin cam on anh va kinh chuc anh va gia dinh an manh.
Note: Cái này gọi là 'thanh
toán quá khứ' trước khi cửa mở (1)
(1) Mở giùm tôi cánh cửa này, tôi đập, và khóc ròng.
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant.
Apollinaire
Vĩnh Biệt BHD
Source
Đám cưới Gấu,
Gấu tự biên tự diễn. GCC mua 1 cái
hụi, đem tiền xuống nhà gái, lo đám cưới, chẳng thèm nhờ cậy ai. Gia
đình
họ hàng
chẳng ai bằng lòng. Cả họ không bằng
lòng. Rồi cả
họ vô nhà đẻ, coi, thằng bé có giống thằng Gấu không.
Gấu Cái đau
lòng lắm, nhưng sau này, mỗi lần nhớ lại, thì một lần gật gù, đúng rồi,
không
thằng nào làm được chuyện như mày làm hồi đó.
Mày lấy tao, bị tất cả bạn
bè, họ hàng từ bỏ. Vậy mà vẫn khăng
khăng... chọn tao, trong khi thừa sức lấy “con nhà lành, con nhà giàu,
con nhà tử
tế….”.
Lần về lại Sài Gòn, lần
đầu, 2001, gặp lại bà cụ C, cụ còn nói, thằng
Tg
nó bỏ, nếu không, đâu có đến lượt mày!
Gấu Cái thì cũng nói như
thế.
Phải chi mi bỏ ta hồi
đó, thiếu gì thằng cưới ta!
Hà, hà!
Đó cũng là sự thực. Ở nhà
quê, làm gì có nhiều cô đậu Tú Tài 2
như Gấu Cái!
Thiệp cưới, là Gấu Cái
“năn nỉ”, ta cần cho chúng bạn.
Gấu chẳng báo cho ai Gấu lấy vợ, nhưng cả Sài Gòn biết. Ông Thư Trung,
tức TPG
còn đi 1 đường Tin văn vắn trên Văn, chắc để “thông báo” cho đám nữ độc
giả chăng?
Nhưng rõ ràng là ông này chẳng có thiện ý, nhưng Gấu Cái lại thật là
hài lòng về
mẩu tin. Chỉ để khoe, [hay rửa mặt] với bằng hữu, họ hàng, cái này thì
để hỏi lại.
Hà, hà!
Hồi GCC lấy
vợ, thì bà cụ còn cái nhà ở trên Phú Nhuận. Hai vợ chồng với thằng cu
Tuấn ở
căn nhà nhà nước cấp ở cư xá Bưu Điện số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn,
gần Sở
Thú.
Đám bạn bè vẫn
thường xuyên kéo tới đánh phé, như khi chưa lấy vợ.
Một bữa, một
đấng bạn quí, thua sạch túi, bèn hỏi mượn chủ nhà là Gấu Cái, để đánh
tiếp.
Bả từ chối.
Thế là anh ta đi vòng vòng quanh phòng, nhìn thằng bé đang nằm ngủ
trong nôi kế
đó, nói:
-Nè Gấu, sao thằng bé chẳng giống mày tí nào!
Cái ông bạn quí này, sau xin GCC tiền cọc mua căn nhà ở cư xá báo chí
trên Thủ
Đức.
Gấu Cái kể
cho bà cụ nghe. Cụ nói, sao không tống cổ nó ra khỏi nhà!
V/v nhà thơ
& đầu nậu sách, và cuốn "Khiêu Vũ Với Tử Thần".
Ông này mướn
GCC dịch. Đưa trước 1 tí tiền, Dịch xong, ông chê dịch dở.
GCC cũng
bỏ qua, không bỏ qua thì làm gì nhau?
Thế rồi một
bữa đẹp trời, Gấu nhìn lên sạp báo của mình, mình đang đứng bán ở trước
cổng cư
xá số 29 NBK Sài Gòn nhà mình, thì thấy cuốn sách của mình dịch, trong
số những
cuốn Gấu Cái mới mang về.
Thế là bèn
chỉ cho bả thấy.
Thế là bà bèn
tức tốc xuống nhà xb Văn Học, nơi anh đầu nậu kiêm thi sĩ làm việc,
dưới quyền
nhà văn VC Hoàng Lại Giang.
Bả cũng lịch
sự mời ông đầu nậu ra quán nước phân bày.
Vừa nghe anh
ta nói, “cái thằng Gấu ghiền xì ke…” là Gấu Cái bèn phát điên
lên, đang cầm
ly nước
trà nóng quạt hết vô mặt anh ta, mày là thằng nào mà dám gọi chồng tao
là thằng
xì ke? Mày mướn chồng tao dịch sách cho mày, mày chê không in, sao bây
giờ cuốn
sách nằm chình ình trên các sạp sách báo?
Hóa ra là
anh ta không in, nhưng bạn anh ta lại thấy dịch được quá, đem in, cả
hai đều đếch
thèm biết đến thằng dịch, là Gấu Xì Ke!
Ông bạn của
anh đầu nậu, nghe chuyện, hoảng quá, bèn lập tức tới nhà đưa tiền cho
Gấu Cái,
xin lỗi rối rít.
Chuyện tới
tai HLG, ông cho mời Gấu Cái tới, và trước mặt ông, ông bắt tên người
làm, tên Ngụy,
đầu nậu kiêm nhà thơ, phải xin lỗi.
Hà, hà!
Tay HLG
này cũng
được lắm, theo nhận định của GCC. [Sẽ viết sau].
|
|