|


Nguồn
Tks
NQT
Hồi đó đó,
nick của GCC là Sơ Dạ Hương, tên của một nhân vật, một nữ bá tước, trong Lâu Đài họ Hạ, truyện
Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch, trong đó chỉ mỗi 1 từ có nghĩa, Hương, từ
Lan Hương,
tức Bông Hồng Đen!
GCC còn nhớ,
lần ghé báo Nghệ Thuật, Mai
Thảo vừa cho ra lò cuốn Viên Đạn
Đồng Chữ Nổi. Bèn
ký tặng, và hỏi, cậu lấy đâu ra cái nick [bà] Sơ này?
Vậy mà gần
như không bao giờ GCC viết về MT, cho đến khi ông ngắc ngoải ở trong 1
nhà
thương Cali,
bèn vội đi một đường kỷ niệm gấp, emergency. NMG mang vô tận giường ông
nằm, đọc, ông gửi lời
cám ơn, phán, bây giờ nó viết dễ đọc, ngày trước, không làm sao đọc nổi
văn của
nó!
Sở dĩ MT không
chịu nổi TTT, một phần cũng là vì cái đám “thế hệ tiếp nối”, còn
được gọi
là nhóm” tiểu thuyết mới”, của Sài Gòn hồi đó, chỉ chịu có mỗi TTT.
Mỗi lần ông ra Quán Chùa
là cả bọn xúm lại, chuyện rôm rả.
Cứ thử tưởng
tượng cái cảnh, MT đọc bài viết của GCC, trên Văn, về TTT, và nghĩ đến
“phận mình”,
là đủ hiểu!
Hà, hà!
TTT 2012

[Trích báo Văn 1967/9] (1)
Mắt Bão
Sài gòn,
8.3.1973
Thư trước
báo cho em biết đi dậy học từ ngày 15.2, thư này báo đã bỏ dậy học
28.2. Bất định
quá. Vào lớp chán quá, mặc dầu được học trò thương. Chắc anh khó có thể
trở lại
nghề cũ. Xem bộ anh thấy mình khá hơn xưa : chẳng còn cần đến những ánh
mắt, nụ
cười ngưỡng mộ tôn kính nữa. Khỏi khoác một bộ vó chẳng ra gì. Chẳng
hiểu đúng
không? Hết là thứ "ông giáo làng" phải không em?
Còn gì nữa ?
Anh nghĩ đến Mắt Bão. Hồi đầu
anh tưởng tượng người đàn ông chết, người đàn bà
mất tích. Hôm qua anh tưởng tượng câu chuyện sẽ được kể lại sau khi
người đàn
ông chết bằng chính người đàn ông. Trước mặt mọi người, người đàn ông
chết hẳn
hòi, có đám táng linh đình, đông đủ bà con thân hữu. Nhưng đó là trò
lừa của
hai người. Sau khi người đàn ông đã chết, do người đàn bà giết, hai
người trở lại
ngôi nhà cũ bên hồ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời nhìn lại
quãng đã
qua. Chương mở đầu gọi là Hẹn nhau sau khi chết. Anh còn đang phân vân
nên để
cho người đàn bà đến nơi hẹn chăng. Hay từ đầu chí cuối quyển tiểu
thuyết là sự
chờ đợi. Bởi khu nhà của người đàn bà ở trong cái khu như cù lao phía
bên kia hồ.
Hồi anh viết Cát Lầy, anh đã có
ý ấy nhưng sau bỏ vì nghĩ nó tàn nhẫn, trêu cợt người ta
quá. Trong Cát Lầy, Người đàn
bà tên Thuận tự tử nằm bên trong ngôi nhà khóa
trái cửa một đêm giông mà Trí kêu gào bên ngoài trước khi ra bến xe đi
với Diệp
sáng hôm sau, thực sự không chết. Anh định kết Cát Lầy bằng đoạn Trí tìm thấy
Hiệp và Thuận ở nơi khác, lại đến thăm ngồi với hai người này một buổi
tối,
xong mới đi hẹn với Diệp, nhưng rồi sau anh bỏ ý ấy, "kỳ" quá phải
không em ? Vì Trí còn trẻ, Diệp còn trẻ
…..
Sinh Nhật
13.3.1973
Hôm nay sinh
nhật anh đây. Nhận được một lúc 3 thư. Mở đọc chẳng biết cái nào trước
cái nào
sau. Đọc ào ào. Rồi chiều đọc lại. Coi như món quà mừng. Yên tâm vì thư
không
thất lạc. Mình đã là thứ thất lạc rồi, mà thư của mình thất lạc nữa thì
là thất
lạc của thất lạc...
Chỉ biết hôm
nay sinh nhật, anh đến ngồi hai buổi ở sở. Không làm gì. Nghe những
chuyện lẩm
cẩm chật ních cả hai tai. Buổi sáng gặp một anh chàng làm thơ trẻ ngoài
Pagode,
hắn cho biết mới ngã ngửa ra là hai câu thơ "trời còn đêm nay còn mãi
mãi" mà anh tưởng không có đoạn tiếp hóa ra anh đã làm một bài từ hồi
nào,
có đăng rồi mà quên .......
Thư gửi Đảo
Xa
|
|