Note:
Bài viết này, nhờ Thư Quán của thi sĩ THT mà có được.
Lấy từ internet. Tks. NQT
Lần
đầu đăng trên Tập san Văn chương. Sau
Văn đăng lại khi ra số đặc biệt về TTT. Nhờ vậy mà còn.
Bài đăng trên TSVC có tên là Bếp Lửa
trong văn chương.
Không có khúc viết về thơ TTT.
Joseph Huỳnh Văn, tổng thư ký TSVC, thú bài này lắm.
Mày
viết bài này là vì tao là TTK, nếu không, đếch viết có phải không?
Đúng như thế. Lúc đó, Gấu mê Cô Ba quá, chán mọi chuyện, không chỉ văn
chương.
Nay đăng lại, để nhớ bạn hiền, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
Anh biểu, với một thằng đàn em, cũng nhà thơ: Tội thằng Trụ, nó nhiều
tình cảm quá mà lụy một đời!
*
Bà Trẻ Gấu, người đã nuôi Gấu ăn học, đã cấm Gấu không được làm cái
nghề đánh người, cũng nhận xét y chang về thằng cháu: Mày đi tu được
đấy, nếu không quá lụy vì tình!
Thì BHD cũng phán y chang, thứ tình yêu đầy những passion, [em xài
tiếng Tây], của anh đó, em không có.
Em "iêu" anh vì tội anh quá!
Ui
chao, sao có người ngu như thế, cô bạn "chửi": Vừa nghe đến tên tui,
vậy mà đã mê rồi, đã yên chí, đây là "cô bạn" của mình rồi, thì đúng là
cù lần!
Chờ đợi hàng hàng kiếp kiếp, chỉ để gặp tui, nhìn thấy tui, vậy là bõ
công chờ rùi, thì đúng là đại cù lần
*
Biển
Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt
trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả
Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát.
Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên
trời
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
Gấu viết bài Bếp Lửa trong văn chương, đúng
là vì
Joseph Huỳnh Văn là tổng thư ký Tập San Văn Chương, để kỷ niệm sự gặp
gỡ,
nhưng nếu không gặp Đỗ Long Vân, không thể viết được bài này.
Trong một lần lèm bèm về bài thơ Biển, Gấu có
khoe,
lần được đi thăm bãi biển Wasaga, và anh bạn dẫn đường đã nói về sự
tích bãi
biển giả của nó. Người ta đem cát ở đâu đến chỗ này đổ xuống, thế là
thành cái
bãi, để móc tiền cư dân thành phố Toronto.
Bài thơ được thành hình ở trong đầu Gấu, khởi từ ý
tưởng đó.
Bài Bếp Lửa cũng vậy. Lần đó, theo Joseph đi
gặp Đỗ
Long Vân, khi đó là anh lính truyền tin tại Đài Phát Tín Phú Lâm, xin bài viết Truyện Kiều ABC. Hình như Gấu
đứng ngay đó, đọc loáng thoáng, vớ được câu này:
Cái mới nếu có chẳng qua là ở trong một cách
đọc…
Và Gấu biết, bài viết kể như xong: Ta sẽ đọc
Bếp Lửa ở
mức không độ của nó, vứt mẹ tất cả vào xọt rác, nào ý thức lạc loài,
nào thân
phận nhược tiểu, nào Malraux...
Trong một lần đi cùng NTiV lên Montreal, nhậu
với một
tay chuyên về điện ảnh, tay này cho biết, có một người bạn không hề bỏ
một bài
Tạp Ghi nào của Gấu [khi đó viết cho NMG, trên tờ Văn Học], nhưng Gấu
đoán, ông
bạn này là chính ông ta.
Trong lúc nhậu, chủ nhà hỏi Gấu, anh viết một
bài viết
như thế nào. Và Gấu trả lời, tất cả những bài viết của Gấu đều là cóp
nhặt, đều
là kết hợp của đủ thứ hầm bà làng, cho đến khi Gấu có được một cái
"vision" choàng lên tất cả.
Với bài Biển, "vision" của nó, là chi tiết
về cát.
Với bài Bếp Lửa, cái vision của Gấu chiếu về cuốn của
Barthes: Độ không của cách viết.
Bài viết Bếp
Lửa kết thúc bằng câu:
Người ta có thể đọc hoài một cuốn sách, nhưng không chỉ có một cách đọc
cuốn sách đó.
Nếu người viết có một "viễn ảnh" về bài viết, khi viết, thì người đọc,
cũng có
một viễn ảnh, về bài viết, khi đọc.
Đọc một bài thơ, bài văn, như thế nào?
Hãy đọc nó, như là một viễn ảnh, của riêng bạn, về nó.
Và như thế, viễn ảnh còn là chìa khoá, password của riêng bạn, để mở ra
bài viết
Có lẽ, chẳng ai có thể dậy bạn, đọc một bản văn.
Có thể, có những gợi ý, nhưng đọc nó như thế nào, là tùy ở bạn.
*