Cái “ý thức sáng
suốt là một bệnh hoạn”, cái “ý thức khốn
khổ” của tác giả Hồi Ký, của
Dos sau này đã đè nặng lên toàn thể khí hậu văn chương,
triết học Âu châu, nhất là ở những tác giả thuộc chu kỳ hiện sinh như
Sartre,
Camus. Chúng ta có thể thấy rõ ràng, cuốn tiểu thuyết La Chute, Sa đọa, đang được
dịch trên Văn, của Camus, như một cuốn Hồi Ký được viết lại bằng giọng văn
của
thế kỷ hai mươi, và gã Clémence, nhân vật chính trong La Chute, trốn chui trốn
nhũi đến một góc tận cùng trái đất, rồi cứ thế mà tự sỉ vả mình, sỉ vả
thế giới,
chỉ là hậu thân của tác giả thiên
Hồi Ký viết dưới hầm. Hơn nữa, cái tâm trạng
tôi là một người riêng biệt, còn họ là “tất cả mọi người”, của gã đã
trở nên một cas chung, một phénomène cho
tất cả những nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết
thuộc loại lớn, những tác phẩm đặt nặng
vấn đề ý thức hệ, thời đại tính, ý thức, thời đại, lịch sử…. G. Lukacs
gọi đó là
những “héros poblématiques”, theo nghĩa,
những nhân vật này bị đẩy đến những cảnh ngộ khốn khổ, bị du vào cái
thế “trên đe
dưới búa” (chữ của ông Vũ Khắc Khoan trong “Thần Tháp Rùa”]…
GCC đọc Hồi
Ký Viết Dưới Hầm của Dos, bản dịch tiếng Việt của Thạch Chương.