Những
dòng sông
Cát
bụi nơi đâu cũng là cát bụi, hà cớ sao không mong, là
cát bụi ở chốn quê nhà?
Tặng TTKA
TT
Thành
phố quê hương có bao giờ phản bội: Tôi không nhớ mình
đã đọc câu văn này ở đâu, của ai, nhưng mỗi lần có ý định trở về là tôi
lại nhớ
đến nó.
Tôi
đã về Việt Nam
hai lần.
Lần
đầu, khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, sau
hơn mười năm xa cách, tôi, sau gần 24 tiếng đồng hồ ngồi trên phi cơ,
nhích
nhác, ngơ ngác, quýnh quáng, và thểu não, lạc mất một va ly hành lý.
Một thanh
niên thật trẻ, quần áo chỉnh tề chạy đến, hỏi han ân cần, cho biết anh
làm việc
ở đây, và nói sẽ tìm ra chiếc va ly thất lạc. Nó nằm chình ình ngay
trước mặt,
vậy mà tôi không nhìn thấy. Như một kẻ mộng du, tôi sực tỉnh khi nghe
tiếng nói
nhẹ nhàng, êm ái, ở bên tai, "Cô cho cháu xin chút tiền uống cà phê".
Mở xắc tay, tôi đưa anh tờ 20 đô, in hình nữ hoàng Elizabeth
đang mỉm cười với cả hai. Vội bỏ tờ giấy bạc vào túi quần, anh bỏ hai
cái va ly
lên xe đẩy, rồi chỉ tôi tới quầy hải quan.
Thủ
tục ra cổng có vẻ không rườm rà. Tôi thấy mọi người
trước tôi qua dễ dàng. Đến lượt tôi, người kiểm soát, một người đàn bà
cũng còn
trẻ, lật qua lật lại tờ khai, sau đó ngẩng lên nhìn, nói cho xem giấy
thông
hành. Một thanh niên đứng sau lưng tôi có vẻ sốt ruột, đập khẽ vào vai
tôi,
"Thủ tục cô". Tôi vội nhét tờ giấy có hình nữ hoàng vào cuốn sổ thông
hành đưa cho bà hải quan, và mọi việc kể như xong.
Tôi
đẩy chiếc xe chở hai cái va ly mang nặng tình thương
cùng tôi vượt nửa vòng trái đất về đến quê nhà ra bên ngoài, có ý tìm
người bạn
ra đón. Họ hàng tôi không có ở thành phố. Tôi thở phào khi nhìn ra
người bạn
gái, vẫn như xưa, tuy có già hơn một chút.
Việc
đầu tiên, sau khi đưa tay giữ cái xe đẩy hành lý, là
người bạn kéo cổ áo che sợi dây chuyền, quà sinh nhật của con gái tôi,
và kéo
luôn tay áo, che cái đồng hồ chỉ đáng giá 10 đô, tôi đeo để biết giờ.
"Trời ơi ở đây ghê lắm, một sợi dây chuyền nhỏ xíu mà nó cũng giết
người
được, đừng có dể ngươi mà mang họa."
Nước
mắt tôi như muốn trào ra. Chiếc taxi do người bạn thuê
chở chúng tôi đi ăn, sau đó đưa tôi về Thanh Hòa, Cai Lậy, quê nội của
tôi.
Tô
phở gà Hiền Vương, tôi thèm được ăn sau bao nhiêu năm xa
quê, không ngon như tôi mong muốn. Ngọt mùi đường và tanh mùi bột ngọt.
"Phở ở tiệm này là ngon nhất ở đây đó". Tôi không trả lời, sợ bạn
buồn. Xe chạy về phía ngoại ô, nhìn ra ngoài, tôi cố tìm lại những hình
ảnh
quen thuộc ngày xưa, nhưng chỉ thấy dòng xe cộ chóng mặt, người đông
nghịt,
chiếc xe taxi luồn lách, giành giựt từng kẽ hở nhỏ nhoi giữa trời nắng
như
thiêu, và tôi thở ra một cách nhẹ nhõm, khi xe ra khỏi thành phố.
Tới
Ngã Ba Trung Lương tôi kêu xe ngưng, cho ông tài nghỉ
ngơi, ăn uống. Còn tôi chỉ muốn đặt chân mình xuống mặt đất, nhìn Trung
Lương.
Làm sao đếm được, thời thơ ấu, tôi đã đi qua lại ngã ba này bao nhiêu
lần: đi
học, đi về quê những kỳ hè, đi lên Sài Gòn... Đám cưới tôi, xe cô dâu
phải dừng
ở đây, vì năm đó nước lụt xoá luôn con lộ, qua khỏi Cua Ông Cọp mới có
xe đi
tiếp.
Chợ
Cai Lậy, Chùa Phật Bửu Ni Tự, Cầu Kinh và sau cùng là
căn nhà của nội. Căn nhà tôi đã sống và lớn lên như một cây tầm gởi. Cô
Năm Vân
đón tôi trong nước mắt, "Tao tưởng không bao giờ còn gặp lại mầy".
Tấm bảng Đông Y Sĩ treo trước cửa không còn. Căn nhà cũng chỉ còn một
nửa. Cô
Vân cho biết, sau khi ông nội tôi mất, căn nhà được phân làm hai, cho
Cô Vân và
Cô Tư. Cô Tư đã bán phần của mình cho người khác, và sau đó dọn về Bình
Phú.
Nửa căn nhà xiêu vẹo, rách nát, tơi tả. Nơi nầy đã có một thời thịnh
vượng. Ông
bà nội tôi đã nuôi nấng, giúp đỡ biết bao nhiêu người sa chân lỡ bước,
dân
trong làng đã từng gọi, đây là viện mồ côi. Cô Vân có hai người con
trai lớn,
đã đi làm nhưng không đủ ăn, lấy đâu mà sửa nhà. Nhìn ảnh nội trên bàn
thờ, tôi
muốn khóc và tưởng chừng như trong tay mình đang còn cầm những tờ giấy
bạc
phẳng phiu, nội dành dụm từng đồng để đầu tháng đưa cho tôi đóng tiền
cơm trọ
học, tôi quay mặt, và những giọt nước mắt cố kìm giữ từ khi vừa mới đặt
chân
xuống phi trường bây giờ mới đổ xuống nửa căn nhà còn lại của nội.
"Mầy
ở đây hay về Hưng Long"?
Thật
khó trả lời, bởi vì nửa căn nhà không có chỗ cho tôi,
hay cho bất cứ một người nào khác. Hai vợ chồng Cô Vân, hai trai, hai
dâu, hai
cháu nội chen chúc trong một khoảng bề ngang chừng 3 mét, bề dài có lẽ
được 10
mét. Nhà không làm sao có nổi cái cầu tiêu. Muốn đi, phải ra chợ Cai
Lậy đi cầu
tiêu công cộng. Tôi muốn ở lại đây ít nhất cũng một vài ngày, để đi
thăm mả ông
nội bà nội, để đi chùa và để tìm lại chút kỷ niệm tuổi thơ. Tôi cứ thế
lặng
thinh và nhìn ra phía bên ngoài. Cây Cầu Kinh lát gỗ bây giờ là cây cầu
xi
măng, nó làm sao nhận ra tôi, vậy mà sao tôi vẫn nhớ nó? Nắng vẫn còn,
chợ chưa
tan, bà con láng giềng chạy lại hỏi han, mừng rỡ, và tôi tíu tít với
người với
cảnh.
Tôi
đã rời nơi này có lẽ đã hơn 20 năm. Sau ngày theo chồng,
tôi có về một lần khi bà tôi mất. Sau ngày hòa bình, lại về một lần để
cầu cạnh
cậu tôi, đã từng đi tập kết, để lo cho chồng đang ở tù cải tạo.
Cây
mai chiếu thủy trước cửa nhà đã chết vì nước lụt. Con
sông nhỏ vẫn còn, và như thế tuổi thơ của tôi cũng vẫn còn, ở trong nó.
Nơi
đây, tôi đã tập bơi khi vừa lên bảy tuổi. Đã nhào xuống tắm mỗi buổi
chiều đi
học về, khi nước đầy, và đã có lần tưởng chết hụt ở đó. Cũng trong con
sông
này, lần đầu tiên tôi thấy mình có kinh, khi 15 tuổi, vào một dịp hè
bãi trường
trở về nhà, tôi vẫn giữ thói quen cởi quần áo nhảy xuống sông tắm cho
kịp con
nước vừa lớn vào buổi chiều. Khi tắm xong, tôi bỗng cảm thấy có một
giòng nước
ấm ấm, và nhìn xuống, thấy mầu nước hồng hồng, chảy xuống đùi, tôi la
hoảng,
tưởng con sông làm tôi đau. Từ đó ông tôi không cho xuống sông tắm nữa.
Và đột
nhiên tôi nhớ ra mối tình con nít, lãng mạn, của tuổi mới biết mình là
thiếu nữ
đó, nhưng dòng sông giờ đã cạn, như con người tôi đã cạn, đã dạn dầy....
Tôi
gặp chàng tại tiệm chụp hình của Cai Lậy. Chàng hơn 30
tuổi, độc thân, mê thơ, mê nhạc, mê lý tưởng, mê làm cách mạng, là
chính trị
viên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,
hoạt động nội thành. Tôi và chàng chép cho nhau những dòng thơ, những
bản nhạc.
Hai đứa tôi không gặp nhau thường xuyên và cố giữ mối tình trong sáng
cho đến
khi chàng ra đi. Phụ trách đưa một đoàn thanh niên học sinh miền nam ra
bắc,
trên đường trở về, chàng đã chết, đâu đó, giữa núi rừng Trường Sơn.
Năm
cuối trung học, một người quen đã tìm gặp và đưa cho
nàng một quyển vở học trò rách bìa, nhàu nát, ghi đầy những vần thơ,
chữ của
chàng, một chiếc nón tai bèo, trên vành nón có ghi tên nàng, và đó là
những kỷ
niệm vật chất, độc nhất, và cũng là cuối cùng của chàng.
Hạnh
phúc hay đau khổ đều có nước mắt: Tôi không bao giờ
nghĩ rằng có ngày mình còn được trở lại nơi này. Con lộ từ ngã tư Cai
Lậy về
Hưng Long, từ quê nội về quê ngoại, trước trải đá nay tráng nhựa, không
còn ghồ
ghề lởm chởm, và tôi không nhận ra Bờ Su Đũa của tôi, không nhận ra con
đường
dẫn vô nhà ngoại. Những hàng dừa cao lả ngọn cũng không còn, sự thiếu
vắng của
chúng làm tăng cơn thèm mong, được uống một trái dừa tươi khi về đến
quê ngoại,
thèm nhìn lại những cây cầu chỉ là những thân dừa, thân tre, thèm lập
lại những
buổi chiều ngồi bờ sông Trà Tân, nước sông vẫn đục ngầu phù sa, mấy dề
lục bình
vẫn trôi dật dờ, chở theo những cánh hoa màu tím, bên kia bờ cát vẫn
bồi và
dòng sông đã uốn cong chảy về hướng Thục Đẹp, nên sóng càng vỗ mạnh vào
bờ bên
lở. Cậu tôi bảo, nó lở vô nhanh lắm, mới đó mà đã thấy gần tới nền nhà
cũ của ngoại
rồi. Con sông rồi sẽ đổi hướng và đứng ở đây, có thể nhìn tới ngoài Vàm
Ngũ
Hiệp, nơi cha tôi bị Tây bắn chết rồi thả trôi sông. Cậu tôi nói có lẽ
phải 100
năm nữa thì đất bờ bên này sẽ được bồi trở lại...
Cậu
tôi khóc, "Tưởng không bao giờ còn gặp con
nữa". Những người thân yêu của tôi đã nói một câu giống nhau, bởi vì
cùng
nghĩ như nhau: sông chảy ra biển sẽ mưa về nguồn. Ai cũng thương tôi,
đứa cháu
mồ côi cha khi vừa hai tháng tuổi và mẹ cũng đã rời bỏ từ khi mới lên
hai, các
cậu cũng không cưu mang nổi, người chạy tản cư qua cù lao, người tập
kết ra
bắc, người đi lính quốc gia, Ngoại già yếu, phần phải chạy giặc, nên
đành đưa
tôi về Nội. Tôi rời bỏ dòng sông quê ngoại khi vừa sáu tuổi, thỉnh
thoảng được
ngoại rước về chơi một hai ngày, dù vậy tôi vẫn thương quê ngoại nhiều
hơn và
mỗi lần về như thế, tôi lại thấy Ngoại cằn cỗi thêm lên, cùng mảnh đất
ngày
càng nhiều bom đạn đổ xuống, bởi vùng này là vùng xôi đậu, ngày quốc
gia đêm
cộng sản. Khi ngoại mất tôi không được nhìn mặt lần cuối vì tôi ở quá
xa, và
cũng không ai biết tôi ở đâu để mà báo tin.
Bước
ra vườn, cây trái xum xuê, toàn là nhãn, mộ của ngoại
cũng nằm dưới gốc một cây nhãn già, không còn những cây dừa, cây ổi sẻ
của tôi
ngày xưa. "Mấy chục năm rồi làm sao còn mà kiếm, nó già quá hết trái,
cậu
mới đốn bỏ, vẫn còn cái gốc đây nè". Nào đâu những trái cóc, ổi, vú
sữa...
nhiều trái còn xanh, ngoại cũng nhặt nhạnh, mang lên nội cho tôi, vì
đâu dễ đi
hoài, dù lúc nào ngoại cũng muốn lặn lội, tay xách nách mang xóm làng
cây trái
lên cho tôi, tôi nắm chặt bàn tay mình để khỏi bật khóc.
Cậu
mợ Ba tôi già đi nhiều, nhất là mợ Ba, người đã nuôi
dưỡng tôi, khi má tôi bỏ đi, nói là đi buôn bán nhưng sau đó thì không
trở về,
bỏ lại quê nhà đứa con thơ chưa đầy thôi nôi cho đứa em dâu vừa mới
bước chân về
nhà chồng, mợ Ba tôi kéo khăn lau nước mắt, "Mợ nhớ con, nhắc con hoài,
tưởng con chết rồi"
Bữa
cơm trưa ngày hôm sau là bữa cơm cúng ông bà. Quây quần
quanh, ngoài cậu mợ tôi, là mấy đứa em, con của mấy cậu tôi, đứa nào
cũng có
chồng có con lớn, sắp làm xui hết rồi, hình như tôi có gần ba chục đứa
cháu.
Tôi không ăn, nỗi mừng vui, tíu tít đã làm tôi no. Bữa cơm trưa ngày
hôm sau
thì thật là hợp khẩu. Mấy đứa em nấu cho tôi một nồi canh khoai mỡ với
tôm bằm
vò viên, nêm chút nước mắm, rắc chút tiêu bỏ chút rau ôm, và một con cá
trê
vàng chiên dầm nước mắm gừng. Tụi nó nói cá trê bây giờ không còn cá
lớn như
hồi xưa, người ta săn bắt nhiều quá, mà cá lớn thì không ngon vì là cá
nuôi.
Mọi người nhìn tôi ăn, và tôi thực tình muốn là một thượng khách được
săn sóc
chiều chuộng, tại quê hương của mình, giữa những người bà con ruột thịt
như thế
này. Dì Út tôi, ngày nào bò qua cây cầu dừa trước cửa nhà ngoại kêu
khóc, khi
tôi bỏ dì dể về nội ở, hai dì cháu xấp xỉ tuổi nhau, chơi với nhau như
bạn bè,
bây giờ tóc đã bạc, vẫn gầy gò còm cõi như hồi xưa, dì vỗ vỗ lưng tôi,
nói
không ra lời, "Dì tưởng không bao giờ có được ngày hôm nay, dì nghe nói
con đã chết" rồi dì bật lên khóc nức nở, tiếng khóc của dì khiến mợ Ba
tôi
khóc theo, rồi cậu Ba, cậu Tư cũng rưng rưng nước mắt, còn tôi để mặc
cho những
giọt nước mắt của mình mặc tình chảy dài. Như tôi đã nói, hạnh phúc hay
khổ đau
đều cần tới chúng.
Đi
thăm bạn bè, tứ tán mười phương, chỉ còn lại một vài ba
người sống rải rác ở cái thị trấn nhỏ bé này. Ngôi trường Cai Lậy, nơi
tôi trải
qua những năm đầu trung học, không còn, khu đất nằm ở ven bờ sông, dưới
chân
cây Cầu Đúc dã trở thành chợ mới, sầm uất, ghe xuồng dưới sông tấp nập,
con
sông Cái Lớn nước đục ngầu, và tôi, cánh bèo trôi dạt, may thấy mình
được như
một giống cá hồi, đi tứ phương biển cả, vẫn tìm được lối về.
Buổi
chiều chợ tan, tôi lang thang dưới chân cầu với một đứa
cháu, ngó về phía chân trời, mỏi mắt tìm cây cầu vồng của tuổi thơ.
Nắng
vẫn chang chang, khung trời vẫn xanh ngắt mà lòng kẻ
tha hương khi trở về cố quận nghe quặn đau như người thiếu nữ dậy thì
mới ngày
nào nhìn giòng nước mầu hồng chẩy xuống đùi, biết rằng mình vừa mới ra
khỏi
tuổi thơ, và bây giờ, về có nghĩa là trở về với cát bụi.
Cát
bụi nơi đâu cũng là cát bụi, hà cớ sao không mong, là cát
bụi ở chốn quê nhà?
Thảo
Trần
Tháng
3/2003