Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
Phỏng Vấn
|
Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: 'Chúng
ta đừng ru ngủ mình'
Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một
dải, nguyên thủ tướng
Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày
tiếp quản
Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải
nhanh
chân, đừng tự ru ngủ mình...
- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo
còn lại sau cuộc kháng
chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm
sao để không còn
những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa.
Chiến
tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền
lãnh đạo
cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực
sự phải
thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
- "Khép lại" là một khái niệm không
đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa
hiếu",
"khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30
năm qua,
tôi nghĩ mọi người Việt Nam
chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên
ngoài nữa,
chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam
sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một
cộng đồng
hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm
điều đó?
- Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì
nhìn những gì mà chúng
ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày
lịch sử
hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã
làm
trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần
người ta hiểu,
nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể
gây ra
sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu
điều cần
nói, biết bao việc cần làm.
- Theo ông, việc cần làm tiếp hiện nay
là gì?
- Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại,
nhưng chúng ta cũng đã
phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát.
Lịch sử đã
đặt nhiều gia đình người dân miền Nam
rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia,
ngay cả
họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh
khi
nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó
là vết
thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho
nó thêm
rỉ máu.
- Để lành được vết thương này phải có
sự tham gia của tất cả
người Việt?
- Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang
nắm quyền lãnh đạo
đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo
dựng thì
phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào
Sài
Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy
cảm xúc,
nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau
30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam
cảm nhận được điều đó.
- Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
- Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến
tranh chấm dứt, hòa
bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm
1975, đồng
chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này.
Đánh giá
cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo
lý và
truyền thống Việt Nam.
Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự
đóng góp
to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ
cũ,
hiện ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được
giao
tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến
tranh như
vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn
Minh và
các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan hệ với chính phủ
Dương
Văn Minh lúc bấy giờ.
- Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
- Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức
ngày 28/4/1975,
ngày mà một nhà quân sự
như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho
các tướng
dưới quyền "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà
nguyên vẹn và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa.
Tôi và
Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu
gọi
binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở
phào nhẹ
nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được
tầm quan
trọng của quyết định này
- Theo ông, từ đâu ông Minh lại có
quyết định như vậy?
- Thế thắng của ta trong năm 1975 là
không thể cưỡng lại
được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình
chiến sự
mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là
vị
tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó
đã không
chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh
lật đổ
ông.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của
"lực lượng thứ
ba"?
- Sự xuất hiện trở lại trên chính
trường của ông Minh chính
là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những
người đấu
tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng
tôi muốn
nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng
nhiều con
đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho
riêng mình
thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến
nhiều
hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong
giàu mạnh,
văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
- Ở thời điểm này nhìn lại, ông có
bằng lòng với những gì
chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
- Chúng ta đều có thể vui mừng khi có
một Việt Nam
thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày
hôm
nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi
thấy
tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải
qua những
năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
- Ông cho rằng bài học về những năm bỏ
lỡ cơ hội này là gì?
- Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh
xa sự tự mãn, tránh xa
bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ
được sự
tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý
rằng, với
một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng
trưởng
6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu
cầu hội
nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát
huy được
nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai
con số
trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so
với thế
giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một
chiến
thắng kỳ vĩ như 30/4/1975
mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng từng phải trả giá. Thế giới đã
đi rất
xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị
bỏ xa hơn
nữa.
(Theo Quốc Tế)
[Trích VN_Express]
Milosz, trong cuốn sách ABC của ông, dưới "đầu vào"
[entry] Koestler, đã nhắc tới nhà thơ Aleksander Wat,
và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old
Bolshevik Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên
đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubachov thú tội, ngay cả những tội mà họ
không hề phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ
những tội ác của họ. Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa,
chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past:
they each had so many crimes on their account, that it cost them
nothing to demean themselves once more and torture was not necessary].
Quanh ông Kiệt có rất nhiều thông tin “tiêu cực”. Lá
thư mười năm trước của ông gửi đến trung ương đảng đã là “chim mồi”,
khiến nhiều nhân sĩ bị bắt. Vợ ông là trùm buôn lậu. Con ông sở hữu
những cơ sở kinh tế “hoành tráng” nhất nước hiện nay. Những tài khoản
bí mật ở ngân hàng nước ngoài, v.v
[Trích bài viết của Hoằng Danh, trên talawas]
Gấu tui sợ
rằng, trường hợp "Thư Gửi Đảng" của mấy anh già sắp xuống lỗ cũng là
cùng lý do như trên.
|