Nhà văn Tô Hoài: Tôi tập đang dượt để viết
hồi ký
TTO - Nhà văn Tô Hoài vừa chuyển nhượng 17
tác phẩm
cho công ty Văn hoá Phương Nam.
Tuy nhiên, phát biểu tại lễ ký kết chiều 4-1, ông khẳng định: "mảng đề
tài
hồi ký, tôi không chuyển nhượng cho bất cứ đơn vị xuất bản nào”. Chúng
tôi đã ngồi
lại nghe ông nói về chuyện viết….
Nhà văn Tô Hoài có bốn mảng đề tài lớn trong
các sáng
tác của ông: đó lá các truyện thiếu nhi, truyện miền núi, viết về Hà
Nội và các
tập hồi ký của ông. Tại buổi ký kết tác quyền với Phương Nam
chiều 4-1,
ông cho biết:
Mảng đề tài thiếu nhi tôi đã chuyển
nhượng cho
NXB Kim Đồng, đây là nhà xuất bản mà tôi đã gắn bó sâu sắc, chính tôi
đặt tên
cho NXB Kim Đồng từ ngày đầu thành lập, và dĩ nhiên, những truyện thiếu
nhi của
tôi không chuyển nhượng tác quyền cho đơn vị nào khác.
* Thế nhưng, thưa bác Tô Hoài, bác cũng
không có
ý định chuyển nhượng tác phẩm hồi ký cho đơn vị xuất bản nào. Tại sao
vậy?
- Mảng đề tài hồi ký của tôi, tôi sẽ
không chuyển
nhượng cho bất cứ đơn vị xuất bản nào. Có thể tôi chưa suy nghĩ hoàn
chỉnh
chăng, mà khi quyển Cát Bụi chân ai
tôi viết xong thì bị phản đối, đến khi tôi viết Chiều chiều
thì lại bị cấm. Cho nên, tết vừa rồi tôi có viết 2
truyện đăng trên báo Người Hà Nội và
báo Công An nhân dân, về đề tài các
nhà văn Việt Nam
đi uống rượu lủi như thế nào. Đó cũng là tập dượt về cách viết, xem
viết như vậy
đã được chưa, có ai trách gì không?
* Đọc hồi ký của bác, như tập Cát bụi chân ai, thấy các nhà văn được
bác khai thác ở khía cạnh đời thường, nhiều khi họ hiện lên với đầy đủ
những
nét tầm thường, đó là chủ ý bác muốn viết về những nét lạ của nhà văn,
hay bác
cho rằng đấy mới là những cái thực của họ?
- Viết hồi ký là một cuộc đấu tranh tư
tưởng để
thấy ra sự thực. Nhưng thấy ra sự thực được hay không còn tùy vào tài
năng của người
viết. Sở dĩ nói đấu tranh tư tưởng là vì phải nói ra sự thực trong
trang viết hồi
ký của mình. Thế nhưng như quyển Mười năm
của tôi, tôi bị phê bình, và tôi rút kinh nghiệm.
* Thế khi sách của bác bị cấm, bác nghĩ như
thế nào về
kết quả việc “đấu tranh tư tưởng để nói ra sư thực”?
- Có thể các anh ấy cho tôi viết không
đúng
chăng. Ví dụ tôi có học 2 năm ở trường Nguyễn Ái Quốc, tôi viết về
trường
Nguyễn Ái Quốc như thế, nhưng các anh ấy cho là tôi không đúng.
* “Các anh ấy” là ai vậy, thưa bác?
- Là những người có trách nhiệm đối với
trường
Nguyễn Ái Quốc
* Và bác sẽ tiếp tục viết hồi ký như
một cuộc
đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thực chứ?
- Tôi sẽ tiếp tục viết như thế và rút
kinh
nghiệm. Tôi viết văn cũng như làm công tác vậy, cũng cần rút kinh
nghiệm.
* Có nhiều nhà văn hiện nay ngại nói
lên sự
thực, có người mượn thủ pháp viềt hồi ký để khoe mình, bác nghĩ sao về
những
việc đó?
- Có lẽ ít ai biết được sự thực như thế
nào.
Người viết chỉ biết đấu tranh tư tưởng và chân thực. Nhiều người muốn
khoe mình
thì khách quan là rất khó. Nhưng trước mười người đọc, sẽ có mười suy
nghĩ khác
nhau về cuốn hồi ký của tôi, không lo người đọc không nhận ra cuốn hồi
ký nào
là chân thực hay không chân thực.
Các nhà văn hiện nay viết đáo để như Vàng Anh
cũng là
nói lên sự thực đấy, hay viết mơ màng như Ngọc Tư cũng là nói lên sự
thực. Nói
thế để thấy tôi vẫn đọc văn của các bạn viết bây giờ, cũng là học hỏi
đấy (cười).
* Trong các tác phẩm bác chuyển nhượng
tác quyền
lần này, có quyển Giăng Thề, bác ghi
là viết tại Dầu Tiếng năm 1941. Chuyến vào nam của bác lúc đó có gì ấn
tượng
không?
- Tôi đi lang thang chơi thôi, đây là
lần đầu
tiên tôi vào Nam.
Sau khi tôi viết Dế Mèn xong, người
ta thuê tôi viết nhiều truyện. Tôi hẹn người ta tôi sẽ vừa đi vừa viết,
thế là
người ta gửi tiền trọ cho tôi, tôi đi khắp trung nam bắc và cả Lào. Với
quyển Giăng Thề viết tại Dầu Tiếng, tôi nghĩ
cốt truyện từ trước rồi, đến Dầu Tiếng viết xong thì ghi là viết tại
Dầu Tiếng
thôi.
Ấn tượng nhất là lúc ấy hầu hết công
nhân làm
phu đồn điền cao su ở Dầu Tiếng đều là người quê tôi: Sơn Tây, Hà
Đông.
Cho nên, tôi gặp cả bạn bè, có cả người trong họ. À này, bởi thế cho
nên khi
chống Pháp, trung đoàn Miền Đông có nhiều người Bắc là vì vậy đấy.
* Thế còn quyển Kẻ cướp
Bến Bỏi, nghe lạ, bác viết lúc nào?
- Quyển này tôi viết về các học trò của
Cao Bá
Quát đi báo thù cho thầy. Bến Bỏi là ngay chỗ cầu Chương Dương. Địa
danh này
tên chữ là Khải Bối. Quyển sách này đã xuất bản cách đây mấy nắm, nay
chuyển nhượng
cho Phương Nam
trong loạt đề tài viết về Hà Nội.
Nguồn