*


Phỏng Vấn

Trang Kertesz



En digne héritier de Kafka, l'auteur d'«Être sans destin» publiait en 1977, dans la Hongrie stalinienne, un roman où les bourreaux sont rois.
*
Đệ tử của Kafka, Kertesz, Nobel văn chương, vào năm 1977 đã cho ra lò, ngay khi còn chế độ Xì Tà Lỉn ở Hung, "Tiểu Thuyết Trinh Thám", trong đó, mấy ông đồ tể của nhà nước, là những ông dzua.

Imre Kertész: Thế giới thì “rất khó vạch rõ và rất nguy hiểm”

AFP -  08 – 02 -  2006 -

 

Tài liệu AFP -  Johannes Eisele

 

PARIS (AFP) – Trong một buổi phỏng vấn nhân dịp ra mắt quyển sách Tiểu thuyết trinh thám- Roman policier của ông tại Pháp, nhà văn người Hung Imre Kertész, giải Nobel văn chương năm 2002 cho rằng thế giới ngày nay “rất khó để vạch rõ trong toàn bộ của nó và rất nguy hiểm.”

 

Sinh năm 1929 ở Budapest, Imre Kertész bị đưa vào trại tập trung Auschwitz lúc 15 tuổi trong khi là “văn sĩ trong bóng tối” dưới chế độ cộng sản.

 

Hỏi: Câu chuyện trong Tiểu Thuyết Trinh Thám diễn ra ở Nam Mỹ la-tinh, ông viết năm 1976, một năm sau quyển tiểu thuyết đầu tiên Không Số Kiếp, đâu là tính thời sự của quyển này?

 

Trả lời: “Khổ thay lúc nào nó cũng mang tính thời sự. Ở Âu châu, ở Nam Mỹ, gần như ở khắp nơi lúc nào cũng có những chế độ độc tài áp bức dân chúng. Nam Mỹ là mô hình gần như bất biến của loại độc tài này nhưng cái dối trá mô tả trong quyển sách này là cái dối trá toàn bộ ở Hung (...) Ở Hung, không có kiểm duyệt trung ương. Những người kiểm duyệt là giám đốc các nhà xuất bản nơi tác giả có một vài cách để luồn lách.

 

Hỏi: “Tiểu Thuyết Trinh Thám” cũng tố cáo chủ nghĩa bài Do Thái mà vào năm 2002 ông đã gợi lại một tái tạo Âu châu. Bây giờ ông ghi nhận như thế nào?

 

Trả lời: “Đã thay đổi từ năm 2001. Với cuộc khủng bố quốc tế, đôi khi chủ nghĩa bài Do Thái được viết dưới lá bài chỉ trích thái độ chính trị của nước Do Thái. Bây giờ, điều này không còn là một chuyện hiển nhiên nữa. Người ta không thể nói một cách nhấn mạnh, hiển nhiên là người đó diễn tả một cách bài Do Thái ở Âu châu. Tôi nói đến những chính trị gia có trách nhiệm (...) Nhưng thế giới ngày nay “rất khó để vạch rõ trong toàn bộ của nó và rất nguy hiểm.”

 

Hỏi: Cuốn phim “Không Số Kiếp” chiếu vào tháng Tư ở Pháp, trong cuốn phim này ông mô tả chế độ tập trung ở Hung. Cuốn phim đó được người dân Hung đón tiếp như thế nào?

 

Trả lời: “Rất tốt. 500.000 người đi xem trong đó có rất nhiều người trẻ. Chủ đề trại tập trung - holocauste – dần dần được “bình thường” hóa. Người ta nói về nó, một viện bảo tàng vừa được mở ra ở Budapest. Không còn cấm kỵ như trước. Một yếu tố tích cực, nước Hung là thành viên của khối Âu Châu thống nhất. Không còn hay ho gì để nhắc đến bài Do Thái.”

 

Hỏi: Giải Nobel có làm ông thay đổi?

 

Trả lời: “Đời sống của tôi trở nên mất trật tự, nhưng tôi cố gắng để làm việc và viết. Năm 2004, tôi xuất bản quyển “Thải hết – Liquidation” mà tôi sợ là không viết xong. Rồi tôi đọc lại bản thảo quyển sách mới “Hồ sơ K – Dossier K (K là  Kertész), một tự truyện theo lối đối thoại sẽ xuất bản vào ngày 23-03 tại Hung.  Cả một tiến trình sống cho quyển sách này. Sau một thời gian dài vô danh, bỗng nhiên tôi trở thành người nổi tiếng. Đôi khi có cả đống chuyện hoàn toàn dựng lên nói về tôi, rồi thì nhà xuất bản của tôi muốn biết đích thực tôi là ai. Cùng với một người bạn, tôi thâu thanh những trích đoạn cuộc đời thật của Imre Kertész và khi được đánh máy lại tôi bắt đầu viết quyển sách này. Bỗng nhiên, tôi nhận ra tôi có một cuộc đời kỳ thú, trước đây tôi không bao giờ nghĩ như vậy.”

 

"Tiểu thuyết trinh thám - Roman policier ” Imre Kertész - Actes Sud - 118 trang