Gần nửa thế kỷ phân tích thời cuộc
Lâm Tuyền
Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn sinh năm
1927, người Biên Hoà -
Đồng Nai; 1947 bắt đầu hoạt động ở Sài Gòn, vào Đảng năm 1953;
1960-1975 phóng
viên của Tạp chí Time (Hoa Kỳ), cộng tác với các tờ: New York Herald
Tribune,
The Christian Science Monitor; 1976 ông được Nhà nước phong tặng danh
hiệu
AHLLVT; được thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng; 3.2002 chính
thức
nghỉ hưu ở tuổi 75.
Hơn 20 năm là phóng viên của Tạp chí
Time (Hoa Kỳ) tại Sài
Gòn, cũng là thời gian ông thu thập, phân tích nhiều thông tin quý báu
về chiến
lược chiến thuật của đối phương - những thông tin vô cùng hữu ích cho
công cuộc
giải phóng đất nước. Ông thuộc lứa đầu tiên của ngành tình báo chiến
lược Việt Nam.
Ông là Anh hùng Lực lượng vũ trang (AHLLVT) - Thiếu tướng Phạm Xuân Ấn.
I. Tôi lần đầu được giáp mặt ông tại
lễ tang nhà báo Lý Quý
Chung chiều 4.3. Ông đi viếng ông Chung cùng những đồng nghiệp từng làm
ở tờ
Tin Sáng.
Ông Ngô Công Đức -
nguyên Chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Tin Sáng
nói với lớp nhà báo hậu sinh chúng tôi: "Với giới làm báo trước giải
phóng, ổng là một ký giả nhà nghề được nể trọng". Thấy ông thở hào hển,
tôi hỏi: "Bác có còn hút thuốc không? Sao bác không thử tập khí công
dưỡng
sinh?". Ông cười, nheo mắt nhìn tôi vẻ rất... đề phòng "bộ lại định
mời tôi hút thuốc sao? Bác sĩ bắt tôi bỏ thuốc, bệnh quá thì bỏ. Tôi
lười lắm,
không tập khí công được!".
Nhà báo Lý Quý Chung
biết ông từ năm 1966. Trong cuốn
"Hồi ký không tên" dày 478 trang, nhà báo Lý Quý Chung đã dành các
trang 221 và 222 viết về ông, gọi ông là
"một vị tướng cộng sản tình báo nổi tiếng trên thế giới". Chuẩn bị
cho cuộc gặp Tướng Phạm Xuân Ẩn, để có thêm tư liệu, tôi đã viện tới sự
giúp đỡ
khẩn cấp của cô bạn đồng nghiệp Tạ Bích Loan - người dẫn chương trình
"Người
đương thời" - VTV1. Loan lập tức, từ Hà Nội gửi cho tôi một xấp
photocopy
các bài báo ông Ẩn viết từ những năm 1960, trích đoạn những trang sách
một vài
nhà báo nước ngoài viết về ông Ẩn những năm sau giải phóng...
Mấy ngày sau, tôi ghé
qua nhà thăm ông, người vợ hiền của
ông nhỏ nhẹ: "Mấy hôm nay ông ấy mệt nhiều, phải thở ôxy. Thôi, để qua
dịp
lễ 30 tháng tư này, nghe cháu...".
II. Chiều 22.3 trong
cuộc họp báo nhân dịp lễ 30 tháng tư
giữa lãnh đạo UBND TPHCM với hàng trăm phóng viên báo chí nước ngoài,
có sự
tham dự của những người có công trong kháng chiến giải phóng miền Nam,
hình như
ông Ẩn là người đến sau cùng. Ở hàng ghế sau cùng, ông ngồi lặng lẽ.
Trong bộ
veston vải flannel màu hạt dẻ, ông mang vẻ phong lưu lại vừa ngang tàng
của một
anh Hai Nam Bộ. Người phiên dịch chính buổi họp báo là anh con trai
trưởng của
ông. Tôi hỏi:
- Ông thấy con trai
mình làm việc thế nào?
- Thằng con tôi nó giỏi hơn tôi. Nó
học thông
dịch 5-6 năm ở Mátxcơva, qua Mỹ
học thêm 5-6
năm nữa. Nghe nó kể, tụi Mỹ
khen người
Nga đào tạo hay.
- Công việc của ông trong 23 năm (từ
1952 đến 1975), theo
như bản tóm tắt thành tích khi ông được phong AHLLVT năm 1976 là "cùng
ăn
ở, làm việc với địch". 30 năm sau giải phóng, công việc của ông trong
quãng thời gian này như thế nào, thưa ông?
- Thì tôi tiếp tục làm nghề của mình,
phân tích, nghiên cứu
thời cuộc.
- Được biết, một
trong những Huân chương Chiến công hạng
Nhất mà Đảng và Nhà nước tặng thưởng cho ông là vì, năm 1974 ông đã gửi
cho cấp
trên của mình câu trả lời "Mỹ dứt khoát không đưa quân trở lại miền
Nam". Đó là một trường hợp hy hữu của ngành tình báo Việt
Nam?
- Cấp trên phân tích, xử lý thông tin
giỏi, nhận định giỏi!
- Có một vấn đề là,
hiện nhiều doanh nghiệp phàn nàn, nhiều
trường hợp họ thất bại trên thương trường vì thiếu thông tin, không
biết tìm
thông tin ở đâu. Ví dụ: Chắc ông cũng biết, cuộc gặp giữa các tham tán
thương
mại
Việt
Nam
với các DN Việt
Nam
hồi đầu tháng 3 năm 2005? Nhiều ý kiến lại cho rằng thông tin thì
nhiều, nhưng
họ lại bị nhiễu thông tin. Giữa "rừng" tin, rất khó
chọn
cái gì?
- Tôi vẫn thường đọc báo. Phân tích
thông tin kinh tế khó
lắm! Phân tích đúng thì
mới có nhận
định, dự báo tình hình phát triển đúng. Để làm được việc này, cần
nghiên cứu,
đọc sách, giỏi ngoại ngữ, quan hệ rộng. Học dữ lắm.
- Viết về một sự kiện
lịch sử, thường có khá nhiều
hồi ký, sách
báo. Những thông tin trong
những
ấn phẩm đó đôi khi lại trái chiều
nhau. Người đọc, nhất là
lớp hậu sinh
như chúng tôi, biết thế nào là đúng?
- Cái này khó! Nhiều chuyện được viết
chỉ trên cơ sở nghe kể
lại...
- Vì sao ông không
viết hồi ký?
- Không có ai giúp tôi.
Hơn hai mươi năm
tôi hoạt động đơn thương độc mã.
Giúp tôi có tài liệu
là những người bạn, viết về họ rất khó. Thôi thì làm thinh cho rồi.
- Ngành tình báo,
có
những chuyện sau
5, 10, 20, thậm
chí
30 năm sau mới được công bố. Lại
cũng có những chuyện được
để lộ dần dần
theo như kiểu... bóc lá bánh chưng vậy, năm này nói một ít, năm sau nói
thêm
một ít? Câu chuyện của ông thuộc dạng nào?
- Mỗi nước có quy định riêng về chuyện
này. Chuyện nào được
nói, chuyện nào không, nói với liều lượng ra sao. Những người hoạt động
như các
ông
Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ thì có
thể nói...
- Xin hỏi ông một
câu, cảm xúc của ông ra sao, khi mỗi khi
dịp lễ 30.4, cánh
báo chí lại tới tìm
ông như một chứng nhân lịch sử?
- Tìm cách né thôi.
- Nhưng, từ năm 1978
nước ngoài bắt đầu biết ông là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam; tính ra gần chục cuốn sách của các nhà báo
nước
ngoài viết về ông hay về chiến tranh ở Việt Nam, ít nhiều đều nhắc tới
tên ông;
loạt
ký sự về ông đăng trên Báo
Thanh
Niên tháng 10-11.2002 cũng đã được NXB Thế giới dịch ra tiếng
Anh và tiếng Tây Ban Nha, in thành sách.
Người gọi ông là "nhà tình báo dễ thương", người gọi ông là "một
trong những nhà tình báo vĩ đại của Việt Nam thế kỷ 20", hoặc "người
sinh ra để làm tình báo"...
- Chữ nghĩa tự nó giựt
gân vậy đó, chớ
việc làm của tôi không có gì giựt
gân. Giựt gân phải là
chuyện của cậu Trung (đại tá Nguyễn Thành Trung - AH LLVTND, Phó Tổng
Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam -
NV)
hai lần bỏ bom, một ở sân bay Tân
Sơn Nhứt, một vào Dinh Độc Lập. Những người như điệp báo, tình báo
chính
trị
mới giựt gân. Tôi chỉ là một nhà
phân tích tin bình thường. Tình báo chiến lược chúng ta có nhiều, tôi
chỉ là
một đầu mối.
- Trong những cuốn
sách viết về ông, cuốn nào
ông cảm thấy
hài lòng hơn cả?
- "Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc
đời" của
Nguyễn Thị Ngọc Hải tương đối đúng.
- Nhìn lại những năm
tháng đã qua, ông có hài lòng với
cuộc
đời của mình?
- Nếu tính từ năm 1947, thì
đã 58 năm tôi
đóng góp cho tổ quốc. Tôi không bị
bắt; một năm sau giải
phóng (1976) tôi vẫn còn làm cho tờ Time, vậy là tốt số rồi. Tử vi của
tôi như
vậy là tốt lắm đó.
- Ông cũng tin...
tử
vi?
- (cười) Tin chớ. Như tử vi của cậu
Trung là phải tốt lắm!
Sau một cuộc chiến, những người còn sống không phải là những người may
mắn sao?
Thấy tôi làm việc
bằng cả... hai tai và hai tay, vừa tốc ký
ghi nội dung họp báo, vừa "tranh thủ" phỏng vấn ông, ông Ẩn thi
thoảng lại giúp tôi ghi lại cho chuẩn xác những từ tiếng Anh, câu tiếng
Việt mà
tôi nghe chưa rõ hay bị bỏ qua.
Cuộc họp báo kết
thúc, trò chuyện vài câu thăm hỏi những
người đồng nghiệp của con trai mình, ông chậm rãi và lại lặng lẽ ra về.
"Tôi 78 tuổi tây, 79 tuổi ta rồi", ông cười nhẹ. "Lớp người như
các ông ngày một ít dần đi", tôi nói khẽ. "Có báo đăng, 70% dân số
Việt
Nam
sinh
sau 1975", ông nói. "Vậy, ông nhìn nhận và có thể đưa ra... dự báo
nào, từ con số này?". "Với lực lượng lao động trẻ như vậy, đất nước
nhất định phát triển?". "Sẽ phát triển được! Nếu biết cách dùng
người. Một sinh viên 22 tuổi, tốt nghiệp đại học là dùng được rồi. Phải
biết
cách dùng người, biết cách dùng người...".
[Trích Lao Động online]