Soljenitsyne, Nga
xô và những người Do Thái.
Năm 1994, Soljenitsyne, nhà văn chống đối nhà nước Cộng Sản, sau tám
năm tù gulag và hai mươi năm lưu đầy, đã trở lại quê hương, nơi mà ông
cống hiến suốt đời mình, chỉ để hiểu và viết về nó.
"Đã từ lâu, tôi cố cưỡng lại cái việc, ngồi vào bàn và viết nó," ông
nói, trong lời tựa cho cuốn sách mới nhất. Một cuốn sử luận (essai
historique) "Hai thế kỷ gộp lại" (Deux siècles ensemble, 1795-1995),
viết về sự sống chung bên nhau giữa những người Nga xô và những người
Do Thái, trong cùng một quốc gia. Bản dịch tiếng Pháp tập đầu, trong
một bộ gồm hai tập, trải dài từ 1795 tới 1916, đã được nhà Fayard xuất
bản. Nhân dịp nguyên tác ra mắt độc giả tại Nga, tác giả đã dành cho
tuần báo Tin Moscow một cuộc phỏng vấn.
Ký giả: Những độc giả của ông vẫn thường băn khoăn, cớ sao trong nhiều
năm viết lách như thế, ông không đẻ ra được một tác phẩm nào mang tính
khoa học?
Alexandre Soljenitsyne: Đúng ra là, khi viết Bánh Xe Đỏ, tôi đã nghĩ
rằng mình lao vào một việc làm mang tính khoa học. Nhưng tôi không làm
sao khai thác hết mớ tài liệu lịch sử mà tôi có trong tay. Cuốn này
(Dvesti
let vmestié 1795-1995, Hai thế kỷ gộp lại, tập I và II, nhà xb Rouski
Pout,
Moscow, 2001), được đẻ ra, không giản dị như là một cận kề của cuốn
trước.
Phải nói là chúng cùng máu huyết, ruột thịt. Bánh Xe Đỏ đã kéo tôi đi
quá
xa, tới ngày xửa ngày xưa, những năm tháng trước khi cuộc cách mạng xẩy
ra,
tới tận giữa thế kỷ 19, và tôi vớ được những tài liệu thật khó mà nhét
tất
cả vào trong tác phẩm. Tôi vốn luôn đau đầu với câu hỏi: người Nga,
người
Do Thái ăn ở với nhau ra sao. Cũng là tất nhiên thôi, ai mà chẳng để ý
tới
vấn đề này, nhất là kể từ cuối thế kỷ 19. Chi li về nó, trong Bánh Xe
Đỏ,
sẽ là một lỗi lầm lớn, bởi cuốn sách sẽ kênh kiệu, rởm đời, tham vọng
cùng
mình, ấy là chưa kể nó làm cho người đọc có cảm tưởng, đây là một cuốn
sách
soi mói vào một cõi Do Thái. Tôi không muốn như vậy, và cứ thế ôm trong
tay,
cả một mớ tài liệu chưa khai thác. Có thể nói, tôi đã mất ròng rã 54
năm,
với Bánh Xe Đỏ, và kết thúc nó vào năm 1990. Nhìn lại mớ ngổn ngang,
nào
là [vấn đề] những người bôn sê vích, cách mạng dân chủ, tự do, vấn đề
người
Do Thái, tất cả như là những nhánh cây mọc ra từ cái thân cây đó, tôi
[lại]
bắt tay vào làm việc với cuốn sách mới, liền ngay đó (1990).
Ký giả: Liệu tính cách khoa học của cuốn sách là do vấn đề nó đặt ra:
một câu hỏi làm cháy tay kẻ nào sờ vào nó, chính vì vậy cho nên không
thể đề cập tới, theo tư cách nhà văn – nghĩa là theo kiểu chủ quan, tùy
hứng -
?
A.S: Tôi không thể tưởng tượng ra một cách nào khác để mà khai thác
những tài liệu lịch sử. Tôi muốn trình bầy sự kiện như chúng là. Rất
hiếm người biết tới những tài liệu này. Thật quái! Người ta tưởng đây
là một vấn đề cũ được mang ra xào nấu lại, nhưng cái lịch sử đó, chưa
hề được nghiên cứu, như thể nó chưa từng hiện hữu. Tôi cũng chẳng hiểu
tại sao nữa.
Ký giả: Tác phẩm của ông gồm một núi những ghi chú. Tất cả những người
nào lỡ vướng vào nó, đều tự hỏi, làm cách nào mà ông có thể cáng đáng
nổi một việc làm như vậy?
A.S. Thì cũng giống như [khi tôi làm việc với] cuốn Bánh Xe Đỏ. Tôi tạo
cho mình thói quen nhặt nhạnh, thu gom đủ thứ tài liệu, sách vở, và cả
một lô những mẩu báo được đưa vào vi phim. Lẽ dĩ nhiên, một khi biết là
mình đang lao vào một cuốn sách mới, tôi phải mở ra cả một chương trình
ghi chú. Vả chăng, ngoài nguồn tài liệu của riêng tôi, của những sử gia
đi trước, tôi
còn thường xuyên kêu gọi tới sự trợ giúp của những người đồng thời, có
cùng
quan tâm về những đề tài nói trên. Khi sống ở Vermont (Hoa Kỳ), trong
mười
năm ròng rã, tôi nhận không thiếu một số báo có tên là "22", một tạp
chí
Do Thái hảo hạng của mấy tay trí thức Nga dời qua Israel nhưng vẫn luôn
giữ
mối liên lạc với nước cũ. Tôi lấy được rất nhiều thông tin từ tạp chí
này.
Phần còn lại, là nhờ bà xã, và đứa con trai. Khi tôi trở về Nga, nó đã
giúp
tôi xục xạo những thư viện Mỹ tìm tài liệu mà ở Nga chẳng thể nào còn.
Ký giả: Rất nhiều người đọc đã khám phá ra ở trong tác phẩm của ông,
nhiều điều mà họ không thể ngờ được. Thí dụ như điều này: nhóm
Narodnaia
Volia đã là một trong số những kẻ, nhân danh ý thức hệ, gây ra những vụ
làm cỏ người Do Thái ở vào cuối thế kỷ 19.
A.S Vâng, điều này chính tôi cũng ngạc nhiên. Tôi đã khám phá cả lố
những việc tương tự như vậy, khi viết cuốn sách! Thí dụ như điều này
nữa: Trong thời kỳ chiến tranh với Nã Phá Luân, những người Do Thái đã
giúp đỡ quân đội Nga. Tình cờ, tôi đã đọc được một tài liệu cho thấy,
có sự hiện diện
của người Do Thái, tại vùng giao tranh khi quân Pháp vượt Berezina.
Ký giả: Trong phần đầu cuốn sách của ông, ông đã đề cập nhiều tới
Tolstoi. Người ta có cảm tưởng, nó giống như một cuộc tranh luận - qua
những tác
phẩm được đặt xen kẽ nhau - không phải về Tolstoi không thôi, mà còn
liên
quan tới quan điểm của ông ta về những liên hệ giữa người Nga và người
Do
Thái.
A.S: Tôi thường là không đồng quan điểm với Tolstoi. Về điều gọi là tâm
lý chiến (la psychologie de la guerre). Nhưng ông ta chưa hề viết một
điều chi đặc biệt về vấn đề người Do Thái. Có thể ông chưa có dịp để ý
đến đề tài này. Tuy nhiên, có những câu được nhắc lại bởi một vài người
đã từng bàn
luận với ông ta, "Tolstoi đã nói với tôi rằng...". Làm sao chứng minh,
ông
ta thực sự nói như vậy!
-Cuốn sách của ông phá vỡ một giáo điều, về một nước Nga của những Nga
Hoàng: như là một nhà tù của những dân tộc, đặc biệt là dân tộc Do
Thái. Ông đưa ra một bức tranh thay đổi rất nhiều, tùy theo những triều
đại Nga Hoàng. Thí dụ như Nga Hoàng Alexandre Đệ Nhị đã đẩy cộng đồng
Do Thái tới với văn minh. Và như thế, ông đã tạo ra những cuộc tranh
cãi chung quanh
một nhận định như thế.
A.S: Hiển nhiên là như vậy. Có những người nói ngược lại với tôi, đó
là do họ chưa từng được đọc những tài liệu mà tôi dựa vào đó để đưa ra
nhận định trên; những người khác, thì là do định kiến. Điều làm bất cứ
ai bực bội
chỉ gây bất ngờ ở nơi tôi. Hãy lấy thí dụ, cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan
Denisssovitch.
Vừa mới xuất bản, lập tức có người đội cho tôi cái nón bài Do Thái.
Trong
Khu Ung Thư, vị y sĩ giải phẫu tuyệt vời Lev Leonidovitch của tôi còn
là
một con người rất thân ái, vậy mà hết nhà phê bình này tới nhà phê bình
khác
chỉ trích tôi, một kẻ bài Do Thái, bởi vì theo họ, trong cái môi trường
sinh
hoạt của giới y sĩ mà tôi miêu tả ở trong đó, chẳng có lấy một mống Do
Thái!
Quái nhất, là chuyện xẩy ra với cuốn Tháng Tám 1914, tức tập đầu của
Bánh
Xe Đỏ. Bản dịch tiếng Anh chưa xuất hiện ở Mỹ, vậy mà cả một chiến dịch
tố
cáo cuốn sách mang tính bài Do Thái đã nở rộ lên tại đó, chỉ vì tôi
không
hề giấu giếm một điều là, Bogrov, kẻ sát hại Stolypine [Président du
Conceil
vào năm 1906, và là tác giả những đạo luật nhằm xóa bỏ công xãõ mia (le
mir:
les collectivités villageoises], là một người Do Thái. Vào tháng Ba năm
1985
người Mỹ cũng đã đưa cuốn sách ra điều trần tại Thượng Viện nhằm gán
cho
nó tội bài Do Thái. Cũng vậy, ở Liên Bang Xô Viết: chẳng có ai đọc cuốn
sách,
nhưng tất cả đều đồng thanh, tác giả của nó là một tên chống lại chủ
nghĩa
yêu nước.
-Ông viết, vai trò của người Do Thái trong Lịch Sử là một bí ẩn
(mystère) đối với tất cả chúng ta. Ông có cảm tưởng, rằng chính ông, đã
phần nào
làm cho nó bớt bí ẩn?
A.S: Không. Tôi có vài giả thuyết. Có thể chúng lấp ló ở trong cuốn
sách, nhưng tôi không có được một lý giải cặn kẽ. Đây là một vấn đề
mang tính
siêu hình, và rất ư rối rắm. Tôi mong rằng, những chuyên gia về vấn đề
này,
không phải những người như tôi đâu nhe, cũng chẳng tìm ra lời giải đáp
tối
hậu. Nó - niềm bí ẩn - không muốn cho nhân loại nắm bắt được. Và nó cứ
mãi
như thế, một niềm bí ẩn. Một giả thuyết có thể như vầy: những người Do
Thái
đã hiện hữu như là một vật xúc tác trong cuộc sống xã hội. Một chất xúc
tác rất năng động. Như người ta biết đấy, chỉ cần một tí chất xúc tác,
là
có thể thay đổi cả một tiến trình, khiến nó sôi xục, tạo ra những phản
ứng
mãnh liệt. Chỉ là một lý thuyết thôi. Bởi vì làm sao chúng ta biết được
ý
Trời là như thế nào.
-Ngay từ những trang đầu, ông đã nói với độc giả, rằng mục đích của ông
là tìm cho ra, bằng cách nào, trong những thế hệ tương lai, người Nga
và người Do Thái có được những tương quan bình thường. Bằng cách nào,
theo ông.
A.S: Trước hết, là một thái độ ý thức, cả ở bên này lẫn bên kia, cả ở
trong lẫn ở ngoài, về quá khứ cũng như về chính mình. Trong đời thường,
con
người vốn có thói quen dễ dãi với bản thân, và ưa buộc tội người khác.
Phải
có thái độ bao dung...
-Ông đã trình bầy, rằng trong một thế kỷ rưỡi, những Nga Hoàng đã muốn
người Do Thái chỉ là những người nông dân, nhưng đã không thành công.
Nhưng ông cũng đưa ra ý kiến, rằng, với sự thành lập quốc gia Israel,
không đất, không nước, họ đã tạo ra một nền nông nghiệp tuyệt vời...
A.S: Nghịch lý chỉ là bề ngoài. Tạo cho mình có được một mảnh đất cắm
dùi là cả một niềm đam mê, một tình cảm sâu sa bám chặt vào đất, vào
quê hương xứ sở của mình.... Một điều thiêng liêng, một niềm đam mê
mãnh liệt như vậy, chẳng ai làm giùm cho mình, và lẽ dĩ nhiên, chẳng có
ai muốn người khác làm giùm.
-Ông có ngạc nhiên không, khi nhận ra rằng, mặc dù hai ngàn năm bị phân
tán rải rác, tất cả những người Do Thái đều không bị đồng hóa...
A.S: Đúng là một đặc tính khác thường, gây kinh ngạc. Chưa từng có một
nhóm người nào làm được như vậy. Bị phân tán, một dân tộc sẽ mất rất
nhanh sợi dây liên lạc với gốc rễ của nó. Thế hệ thứ ba của những di
dân Nga,
thí dụ vậy, đã không còn là Nga nữa. Thế hệ thứ hai đã khó gọi là Nga
rồi.
Cái đặc tính đáng kể gây kinh ngạc kể trên của người Do Thái lại là một
niềm bí ẩn nữa của họ. Tôi cho rằng chính họ cũng chẳng cắt nghĩa nổi,
nói
gì chúng ta. Cái sự ương bướng cứ bám chặt lấy cội rễ của mình, mặc kệ
mọi
tang thương dâu bể, mọi biến cố hãi hùng, bách hại, tàn sát, bất kể
thời
kỳ, nơi chốn, khoảng cách... Tại sao đồng hóa lại khó khăn đến thế, đối
với họ? Cứ như thể, một người Do Thái đụng đầu với vấn nạn đồng hóa, đã
biến
họ thành hai: về mặt lô gíc mà nói, thì đồng hóa là chuyện đẹp quá, tốt
quá, lợi lộc quá... nhưng có cái gì ở trong họ cứ năn nỉ, này đừng,
chết đấy
nhá! Cái tình cảnh tiến thối lưỡng nan này có một gốc rễ siêu hình. Tại
sao có những người khác không gặp tình cảnh như vậy? Tại sao người Do
Thái
cảm thấy thật cay đắng, thật xấu xa nếu bước qua ngưỡng cửa này? Tại
Nga,
những thí dụ như trên thì hằng hà sa số: cứ cải đạo đi, qua Ky Tô, đặc
biệt
là qua Tín Lành đi, tha hồ mà lợi lộc. Vậy mà họ cũng lắc đầu bai bải!
Soljenitsyne, Nga xô và những người Do Thái. (2)
Ký giả: Còn bí ẩn này nữa, mà ông bàn tới nói lui trong cuốn sách:
những người Do Thái là hạt mầm của cách mạng.
A.S: Tuổi trẻ Do Thái đã gia nhập cách mạng, từ lâu, từ trước. Và khi
nó bùng nổ vào năm 1917, đám trẻ đó, trở nên vô thần, đã cắt đứt với
thế hệ trước họ, cắt đứt với tôn giáo tín ngưỡng. Người ta đã chứng
kiến biết bao là thảm kịch, rạn nứt gia đình. Những người trẻ tuổi
không chỉ từ bỏ mái
ấm gia đình, dòng dõi, gia thế... mà còn phỉ nhổ, nguyền rủa nó. Những
người
già không tham gia, nhưng con cái của họ đã nổi loạn, cho dù phải chấp
nhận
những thảm kịch cá nhân. Ngoài ra, còn vai trò của những người
bôn-sê-vích nữa. Phải nhấn mạnh một điều ở đây, là vấn đề Do Thái
thường xuyên bị lợi dụng, giật dây bởi chính trị gia, những người chủ
trương tự do. Đây là lá bài họ dùng để chọi lại vua chúa, quan lại.
Những người bôn-sê-vích cũng
làm như vậy. Khi nắm được quyền lực, họ đã đụng phải sự phá hoại do
tầng
lớp công chức chủ trương, khi từ chối không chịu tới sở. Nhà nước gần
như
bị tê liệt. Và Lênin đã phải kêu gọi tới tầng lớp trí thức và tiểu tư
sản,
trung lưu Do Thái thay thế những công chức ngang ngạnh. Đây đúng là một
vận
động mang tính lớn lao, qua đó, những người Do Thái đã hiện diện khá
sâu
ở trong guồng máy chính quyền trong khắp xứ sở.
-Người Do Thái đã tạo ra hợp đồng thuê mướn nhà đất, một hình thức được
coi là tiến bộ tại đồng quê. Họ cũng làm cho tiền bạc lưu thông, lập
ngân hàng, chợ búa trao đổi những thực phẩm, hàng hóa, dầu lửa... như
ông đã kể ra. Những tương quan kinh tế như thế đó liệu đã góp phần làm
thay đổi hệ
thống hiện hữu?
A.S: Bạn biết đấy, chủ nghĩa tư bản không phải đang thay đổi cơ cấu
nước Nga. Không phải chỉ riêng người Do Thái, mà cả người Nga nữa, đã
làm cho đất nước tiến lên. Và nước Nga sẽ trở nên tư bản mà chẳng cần
nổ tung, vỡ vụn ra. Có cạnh tranh, đụng độ, nhưng không ở mức độ toàn
quốc.
-Ông có nhắc tới chủ nghĩa ái quốc được cổ võ vào thời điểm xẩy ra trên
600 vụ tàn sát tập thể những người Do Thái vào năm 1905, do tổ chức bài
Do Thái cực đoan Cent Noirs khởi xướng. Hình như có một sự tương tự vào
lúc
này khi những người chủ trương tự do từ chối không dính vào vấn đề đó.
A.S: Đúng như thế. Bạn vừa mới đưa ra câu trả lời. Những người chủ
trương tự do từ chối bàn về vấn đề chủ nghĩa ái quốc. Họ bỏ chạy, bán
nó bán rao. "Ái quốc" trở thành một từ lăng nhục, mạ lỵ. Và nó rơi vào
tay đám cực
đoan, cực kỳ cực đoan, trình độ trí thức hạn chế.
-Và trong cuộc sống của ông, vốn rất ư rắc rối, đa đoan, và cũng rất
ư cay đắng, chai sạn, những tương quan giữa ông và những người Do Thái,
là như thế nào?
A.S: Tôi có những liên hệ cá nhân tuyệt hảo với rất nhiều người Do
Thái. Tôi hiểu sự tinh tế, tế nhị và tính tốt, tôi muốn nói thiên
lương, vốn
là những đặc tính của sắc dân này. Nhờ vậy giữa tôi với họ có một sự
thông
cảm ở mức độ rất cao.
-Một câu hỏi bên lề cuốn sách: Tôi biết, chỉ ít lâu sau khi được bầu
làm tổng thống [tháng Ba, 2000], vị nguyên thủ quốc gia Nga đã cùng phu
nhân tới tư gia của ông để viếng thăm. Chắc chắn là ông đã đưa ra những
lời cố vấn. Tổng thống có chịu lắng nghe khi đó? Và bây giờ, ông có thể
đưa ra một vài ý kiến cố vấn ông ta hay không?
A.S: Tôi có đưa ra một vài ý kiến, nhưng tôi nhận ra là ông ta chẳng
nghe theo một lời nào cả. Hiển nhiên là, như tất cả mọi người, ông ta
chấp
thuận ý kiến quản lý đất đai tự động [đây là một quan điểm chính trị
của
Soljenitsyne, khi đưa ra một giai đoạn chuyển tiếp được gọi là tự động
quản lý đất đai, cũng như hệ thống hành chánh]. Mọi người đều đồng ý
với
một đề nghị như vậy, và chẳng có gì để mà phản bác nó, nhưng chẳng có
ai
làm một điều gì tốt cho nó, ngược lại, người ta bóp nghẹt nó.
-Cuốn sách của ông khép lại vào năm 1995. Nếu ông phải hoàn tất nó,
nghĩa là viết thêm 5 năm còn lại của thế kỷ, ông sẽ viết gì?
A.S: Điều này vượt quá sức tôi. Tại sao tôi dừng lại vào năm 1995? Tôi
đã trải qua hai trăm năm Lịch Sử. Phải làm một dấu chấm hết một ngày
nào đó. Lịch Sử chẳng thể nào được bàn tới một cách toàn diện, cho dù
viết
tới chết.
[Jennifer Tran lược dịch, từ báo Đọc, Lire, số tháng Ba, 2002]
Ghi chú: Alexandre Issaievitch Soljenitsyne sinh năm 1918 tại
Kislovodsk thuộc vùng Caucase. Mồ côi cha, ông theo học trường tôn giáo
và gia nhập đoàn thanh niên cộng sản, học toán tại đại học Rostov, học
hàm thụ những
môn văn chương, triết học, và lịch sử. Vào năm 1940, ông kết hôn với
Natalia
Rechetovskaia (vợ chồng ly dị vào năm 1953). Năm 1941, Hitler xâm lăng
Nga,
ông gia nhập quân đội với chức sĩ quan. Ngày 9 tháng Hai 1945 bị bắt vì
chỉ
trích Staline. Bị tống vào tù, ở đó, bị công an hành hạ, ông khám phá
ra
thế giới của dân anh chị. Được thả tháng Hai 1953, ông dậy toán. Từ
1963
tới 1973, ông sống cuộc đời một nhà văn khuôn mẫu, cho tới khi lao vào
cuộc
chiến đấu mang tính chính trị, và tác phẩm bị cấm xuất bản. Trong thời
gian
này, ông quen biết Natalia Svetlov và hai người có được ba người con
trai.
Năm 1970 ông được trao giải thưởng Nobel văn chương. Năm 1971, ông bị
cơ
quan KGB cho nhân viên ám sát bằng mũi kim tẩm thuốc độc. Năm 1973, ông
bị
tước quyền công dân và trục xuất khỏi Nga. Sau một thời gian ở Cologne
và
Zurich, ông định cư tại Vermont (Mỹ), vào năm 1976. Trở lại Moscow năm
1994.
Năm 1997, ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Moscow, vì "những đóng
góp
đáng kể cho văn học thế giới".
Ông hiện sống ở Troitse-Likovo, cách Moscow 30km.
Tác phẩm chính: Một Ngày Trong Đời Ivan Denissovitch, Khu Ung Thư, Tầng
Đầu Địa Ngục, Quần Đảo Gulag, Bánh Xe Đỏ, Quyền Nhà Văn....
|