Michel
Foucault:
Nguồn gốc vấn đề người Việt tị nạn.
Lời người giới thiệu: Sau đây là chuyển ngữ, từ bản
tiếng Pháp, cuộc phỏng vấn đặc biệt triết gia người Pháp, Michel
Foucault, đăng trên tạp chí Nhật Bản, Shukan posuto, số đề ngày 17
tháng Tám 1979. Nhan đề tiếng Nhật: "Nanmin mondai ha 21 seiku minzoku
daiidô no zencho da." ("Vấn đề người tị nạn là điềm báo trước cuộc di
dân lớn lao mở đầu thế kỷ 21"). Người phỏng vấn: H. Uno. Người dịch ra
tiếng Pháp: R. Nakamura.
Người phỏng vấn: Theo ông, đâu là cội nguồn của vấn đề người Việt tị
nạn?
Michel Foucault: Việt Nam không ngừng bị chiếm đóng, trong một thế kỷ,
bởi những thế lực quân sự như Pháp, Nhật, và Mỹ. Và bây giờ cựu-Miền
Nam bị chiếm đóng bởi cựu-Miền Bắc. Chắc chắn, cuộc chiếm đóng Miền Nam
bởi Miền
Bắc thì khác những cuộc chiếm đóng trước đó, nhưng đừng quên rằng,
quyền
lực Việt Nam của Miền Nam hiện nay, là thuộc về Việt Nam của Miền Bắc.
Suốt
một chuỗi những chiếm đóng trong một thế kỷ như thế đó, những đối
kháng,
xung đột quá đáng đã xẩy ra ở trong lòng dân chúng. Con số những người
cộng
tác với kẻ chiếm đóng, không nhỏ, và phải kể cả ở đây, những thương gia
làm ăn buôn bán với những người bản xứ, hay những công chức trong những
vùng
bị chiếm đóng. Do những đối kháng lịch sử này, một phần dân chúng đã bị
kết
án, và bị bỏ rơi.
-Rất nhiều người tỏ ra nhức nhối, vì nghịch lý này: trước đây, phải hỗ
trợ sự thống nhất đất nước Việt Nam, và bây giờ, phải đối diện với hậu
quả của việc thống nhất đó: vấn đề những người tị nạn.
Nhà nước không có quyền sinh sát - muốn ai sống thì được sống, muốn ai
chết thì người đó phải chết - với dân chúng của mình cũng như dân chúng
của
người – của một xứ sở khác. Chính vì không chấp nhận một thứ quyền như
thế,
mà [thế giới đã] chống lại những cuộc dội bom Việt Nam của Hoa Kỳ và,
bây
giờ, cũng cùng một lý do như vậy, giúp đỡ những người Việt tị nạn.
-Có vẻ như vấn đề người Căm Bốt tị nạn khác với của người Việt tị nạn?
Chuyện xẩy ra ở Căm Bốt là hoàn toàn quái đản trong lịch sử hiện đại:
nhà cầm quyền tàn sát sân chúng của họ, theo một nhịp độ chưa từng có,
chưa từng xẩy ra, chưa từng đạt tới. Và số dân chúng còn lại, lẽ dĩ
nhiên, coi như là sống sót, và họ đang sống dưới sự đàn áp của một quân
đội chỉ lo việc hủy diệt, và tỏ ra tàn bạo. Hoàn cảnh như vậy không
giống Việt Nam.
Ngược lại, điều quan trọng ở đây là sự kiện này: trong những tổ chức,
lực lượng đoàn kết tương trợ, được thành lập trên khắp thế giới, nhằm
hỗ
trợ những người tị nạn vùng Đông Nam Á Châu, người ta đã bỏ qua, không
tính
tới sự khác biệt về những hoàn cảnh lịch sử và chính trị. Như vậy không
có
nghĩa là, người ta có thể tỏ ra rửng rưng, không thèm để ý tới những
nghiên
cứu lịch sử và chính trị của vấn đề người tị nạn, nhưng điều khẩn thiết
cần phải làm liền, là cứu những con người đang gặp nguy hiểm.
Bởi vì, vào lúc này, bốn chục ngàn người Việt Nam đang chới với trên
biển Đông, trước khi tới được đảo, cận kề với cái chết. Bốn chục ngàn
người Căm Bốt đang ngột ngạt tại Thái Lan, và cũng đang cận kề với cái
chết. Như vậy là không kém con số tám chục ngàn người đang ngày đêm cận
kề với cái chết. Mọi tính toán so đo, về sự cân bằng tổng quát những sứ
xở trên trái đất, những khó khăn chính trị và kinh tế đi cùng với sự
cứu trợ người tị nạn – tất cả những so đo tính toán như vậy không thể
nào biện minh cho việc những nhà nước [trên thế giới] bỏ rơi những con
người, ở ngưỡng cửa của cái chết.
Vào năm 1938 và 1939, người Do Thái chạy trốn khỏi Đức Quốc và Âu Châu,
nhưng do chẳng có ai đón tiếp họ, cho nên đã có những người trong số đó
bị chết. Bốn chục năm đã qua, kể từ đó, không lẽ bây giờ người ta lại
đem
cái chết đến cho hàng trăm ngàn người?-Về một giải pháp mang tính toàn
cầu
đối với vấn đề người tị nạn, những quốc gia gây ra tình trạng này, đặc
biệt
là Việt Nam, phải thay đổi đường lối chính trị.
-Nhưng bằng cách nào, theo ông, người ta có thể có được một giải pháp
toàn cầu?
Trong trường hợp Căm Bốt, tình hình bi đát hơn là so với Việt Nam,
nhưng lại hy vọng có được một giải pháp, trong tương lai gần. Người ta
có thể tưởng tượng ra, sự thành lập một chính quyền có thể được dân
chúng Căm Bốt chấp nhận, và từ đó, giải pháp ló ra. Nhưng với Việt Nam,
vấn đề phức tạp hơn
nhiều. Quyền lực chính trị đã được tạo dựng, thế nhưng mà, quyền lực
này
coi là ngụy (exclure: đuổi, khai trừ) một phần dân chúng, và lẽ dĩ
nhiên, những con người bị khai trừ này không muốn điều đó. Nhà nước đã
tạo ra một tình trạng là, những con người bị khai trừ bắt buộc phải
chọn cái tình thế bấp bênh, hiểm nghèo như là một cơ may sống sót, tức
là trao thân cho biển cả quyết định, thay vì ở lại Việt Nam. Rõ ràng là
phải tạo áp lực để cho Việt
Nam thay đổi đường lối chính trị. Nhưng "tạo áp lực" nghĩa là gì?
Tại Genève, trong hội nghị của Liên Hiệp Quốc về vấn đề người tị nạn,
những quốc gia thành viên đã đưa ra áp lực đối với Việt Nam, áp lực
theo
nghĩa đòi hỏi, yêu cầu, hoặc gợi ý, cố vấn (conseil). Nhà cầm quyền
Việt
Nam do đó đưa ra một số nhượng bộ. Thay vì bỏ rơi những con người muốn
ra
đi, trong những điều kiện bấp bênh, và có thể mất mạng, nhà cầm quyền
Việt
Nam đề nghị xây dựng những trại chuyển tiếp, để gom lại những người
muốn
ra đi: những người này sẽ ở đây hàng tuần, hàng tháng, và hàng năm, cho
tới khi có quốc gia nhận họ.... Nhưng đề nghị này tương tự, lạ lùng làm
sao, với những trại cải tạo.
-Vấn đề người tị nạn đã từng xẩy ra nhiều lần trong quá khứ, nhưng, giả
dụ như có một khía cạnh lịch sử mới mẻ, trong trường hợp những người
Việt tị nạn, theo ông, khía cạnh này mới mẻ này là gì?
Thế kỷ 20 xẩy ra nhiều vụ diệt chủng và bách hại sắc tộc. Tôi nghĩ là,
trong một tương lai gần, những hiện tượng này lại tái diễn, dưới những
hình thức khác. Bởi vì, thứ nhất, những năm mới đây, con số những nhà
nước độc tài cứ tăng lên mà không giảm đi. Bởi vì tự do diễn đạt tư
tưởng chính trị là điều không thể có được tại những quốc gia như vậy,
và lại chẳng làm sao có được một lực lượng kháng chiến, những con người
bị khai trừ bởi chế độ độc tài đành phải chọn cách trốn khỏi địa ngục.
Thứ hai, trong những xứ sở cựu thuộc địa, người ta tạo nên nhà nước
bằng cách tôn trọng biên giới như là đã có từ hồi còn thuộc địa, đến
nỗi, những sắc dân, những tiếng nói, những tôn giáo cứ thế trộn lẫn vào
nhau. Hiện tượng này tạo nên những căng thẳng nghiêm trọng. Trong những
xứ sở như vậy, những đối kháng ở trong lòng dân chúng có nguy cơ bùng
nổ, đưa đến tình trạng
di chuyển một số lượng lớn dân chúng, và sự sụp đổ cơ chế nhà nước.
Thứ ba, những sức mạnh kinh tế tại những xứ sở phát triển, do cần lực
lượng lao động từ thế giới thứ ba, và từ những xứ sở đang trên đà phát
triển, đã kêu gọi di dân từ Bồ Đào Nha, Algérie, hay Phi Châu. Nhưng,
ngày nay, những xứ sở này, do kỹ thuật tiến bộ, đã không cần tới lực
lượng lao động chân tay, và lại tìm cách xua đuổi di dân.
Tất cả những vấn đề trên đẻ ra cơn lũ di dân, hàng trăm hàng triệu
người. Và thật bi thảm, thật nhức nhối, với những người chết, những vụ
sát nhân. Tôi sợ rằng, chuyện xẩy ra tại Việt Nam không chỉ là một tiếp
nối của quá khứ, mà nó tạo nên một điềm báo cho tương lai.
Jennifer Tran chuyển ngữ.
|