Phỏng
vấn Ilya
Prigorine
Trong bài Đối Thoại của Lê Đạt, mới đăng trên Talawas, có nhắc tới
Prigorin.
Như một món quà đáp ứng, xin có thêm một chút tư liệu về ông này.
Prigorine được Guy Sorman coi là một trong “Những tư tưởng gia thứ
thiệt của
thời đại chúng ta”, Les vrais penseurs de notre temps, [nhà xb Fayard,
tủ sách
Bỏ Túi]. Đây là nhan đề cuốn sách gồm những bài phỏng vấn của ông.
Sorman kể lại, khi còn là sinh viên ở Paris,
đã từng chiêm ngưỡng cặp tình nhân và cũng là cặp bài trùng tư tưởng,
hai đỉnh
cao của triết học hiện sinh, là Sartre và Simone de Beauvoir. Chiêm
ngưỡng chỉ
là chiêm ngưỡng mà thôi, ông thú nhận, và ân hận, vì đã không dám giáp
mặt để
làm một cuộc phỏng vấn. Thành thử với ông, Những tư tưởng gia... là một
trong
những giấc mơ thời niên thiếu đã được thực hiện. Một thứ thư viện sống,
như
trong bài tựa của cuốn sách của tác giả cho biết.
Ông cũng giải thích, theo ông, thế nào là một tư tưởng gia thứ thiệt.
Theo ông đây là người mà một khi người đó xuất hiện, người ta không thể
suy
nghĩ như là trước nữa, trong cái ngành nghề riêng biệt của tư tưởng gia
đó.
Ông lấy thí dụ: Lévi-Strauss. Sau khi ông này xuất hiện, người ta không
thể nào
suy nghĩ về môn nhân học (anthropologie) như trước nữa. Hay là Noam
Chomky, với
môn ngôn ngữ học. Đây là những nhà tư tưởng “cắt đứt truyền thống” [les
hommes
de ruptures: những con người của sự đứt đoạn], để lên đường, nhưng lên
đường và
đi tới nơi tới chốn hay không là còn tùy. Bởi vì chưa chắc mấy ông nội
này tất
cả đều có lý, khi cắt đứt [truyền thống], nhưng rõ ràng là tư tưởng của
họ mang
tính cách mạng. Những con người của cắt đứt này còn là những con
người
dám vượt bờ ngăn. Đa số họ là “những nhà xây cất hệ thống” [les
constructeurs
de système], chữ này Sorman cho biết, ông mượn của sử gia người Anh,
Isaiah Berlin.
So với thế kỷ
trước, chúng ta nghèo hơn, về mấy ông xây dựng ý thức hệ, nhưng lại
khấm khá
hơn, nếu nói về những nhà xây dựng những hệ thống khoa học.
“Một nghệ sĩ thứ thiệt là kẻ đối thoại với tác phẩm của mình, kẻ bịp
bợm, lo
mơn trớn đám đông”, câu nói của nhà sử học về nghệ thuật Ernst Gombrich
cũng là
một châm ngôn mà Sorman dựa vào đó lọc ra những nhà tư tuởng thứ thiệt,
bởi vì
ông tin rằng, câu nói trên đúng, với bất cứ một ngành ngề, một môn khoa
học
nào. Thành thử, trong những người mà ông phỏng vấn, có người được biết
đến,
hoặc không, nhưng không hề có những con người nổi tiếng (célèbres).
Ông thú nhận, trong khi mời chào những khách hàng để đưa vào “bảng
phong thần”,
có ông “nói thẳng” vào mặt ông, “Tớ đếch có ham!”, thí dụ như triết gia
Đức
Jurgen Habermas, một trong những trụ cột của trường phái Frankfurt. Bởi
vì tôi
[Sorman] không làm sao hiểu nổi những tác phẩm của ông, và tiếng tăm
của ông
thật là đáng kể, tôi nghĩ, một cuộc nói chuyện với ông sẽ soi sáng cho
tôi
nhiều vấn đề. Nhưng Habermas không bao giờ nói chuyện với những ai
không chia
sẻ những quan điểm chính trị của ông. Một người nữa, là Ivan Illich,
sáng lập
viên thần học về giải phóng [fondateur de la théologie de la
libérarion] của Mỹ
châu La tinh, kẻ thù của tiến bộ, của trường học, và của y học, một nhà
tư
tưởng ngược ngạo (paradoxal), nổi tiếng hai mươi năm trước đây [cuốn
sách của
Sorman xuất bản năm 1989], tôi nghĩ, có thể bây giờ là lúc kéo ông ta
ra khỏi
lãng quên, nhưng ông lắc đầu, “Đừng, đừng!”, ông giải thích thêm,
“Những tư
tưởng của tôi quá cơ bản để mà phổ biến” [Mes idées sont trop
fondamentales
pour être divulguées].
Câu nói của ông làm người viết nhớ tới một giai thoại về Hegel, theo
đó, khi
ông sắp đi, đệ tử xúm xít chung quanh coi thầy có dặn dò gì không. Thầy
nói,
“Trong đám ngươi, có một thằng hiểu ta.” Đệ tử hồi hộp, chờ thầy phán
tiếp.....
“Tội nghiệp cho nó, và luôn cả cho ta, nó hiểu sai!”
Rồi đi luôn!
Ilya Prigorine được Nobel hóa học năm 1977, vì đã “đem lại sức sống cho
khoa
học, nhờ những lý thuyết mầu mỡ nhằm nghiên cứu nhiều vấn đề, từ lưu
thông xe
cộ, những xã hội của những loài côn trùng, tới sự phát triển những tế
bào ung
thư...”, qua lời khen tặng của hội đồng Nobel khi trao giải.
Nhà bác học Bỉ sinh tại Moscow
năm 1917. Gia đình ông di sang Berlin
vào năm 1922. Biến cố Nazi khiến họ phải chạy qua Buxelles. Mê đủ thứ,
âm nhạc,
văn chương, triết, thế rồi, bị “chấn động” [frappé] bởi quan niệm về
thời gian
của triết gia Pháp Bergson, ông quay qua khoa học. Ngay từ năm 1939,
nghiên cứu
của ông xoáy vào định luật thứ hai của môn thermodynamique [nhiệt-động
lực học],
theo đó, sự mất trật tự [le désordre] tăng lên trong một hệ thống
khép kín,
với bất cứ loại năng lượng nào, cho tới lúc năng lượng biến mất... Từ
định luật
này, có thể suy ra rằng, vũ trụ có khuynh hướng tiến tới một sự cân
bằng “thê
thảm” [mortel: chết người], khi mà tất cả năng lượng bị nướng hết
[gaspillé:
phí phạm]. Đây là [hiện tượng] “mũi tên của thời gian” [la flèche du
temps].
Prigorine nghiên cứu những điều kiện thật cách xa cân bằng nói trên, và
vào năm
1946, đã có ý nghĩ, rằng, những hiệu quả của thời gian có thể đẻ ra
những cơ
cấu mới.
Năm 1954, ông cho xuất bản cuốn Dẫn nhập vào môn nhiệt động lực học của
những
tiến trình không thể nghịch đảo [des processus irréversibles]. Những
cân bằng
nhiệt động lực mà ông gọi là “mù” [aveugle] thì thật hiếm trong vũ trụ.
Và
những hệ thống mất cân bằng, thí dụ như những thành phố, hay là những
tế bào,
có thể sống sót trong những môi trường kém tổ chức [moins organisé].
Prigorine
chứng minh, trong những điều kiện cách xa [éloigné] của diểm cân bằng,
những
biến động [fluctuations] có thể tự ổn định. Những cơ cấu mà ông coi là
vung
vãi, hoang phí [srtuctures dissipatives], chẳng hạn như Cuộc Sống, đích
thị nó,
là một thí dụ, có thể kéo dài, bằng cách chôm chĩa năng lượng cần thiết
cho môi
trưởng hỗn mang của nó, rồi lại hoang phí tiếp ra bên ngoài [...
peuvent ainsi
durer, captant l’énergie nécessaire de leur environnement chaotique,
puis la
dissipant à nouveau à l’extérieur].
Nhóm nghiên cứu của ông ở Bruxelles, gồm sáu chục nhà khoa học, từ
nhiều môn
khác nhau, hiện đang thử nghiệm quan niệm về cơ cấu hoang phí trong
nhiều bộ
môn: xã hội học, sinh học....
Những tác phẩm của ông gồm có:
Cơ cấu, sự ổn định và những biến động, Structure, stabilité et
fluctuations,
nhà xb Masson, 1971.
Vật lý, thời gian và sự trở thành, Physique, temps et devenir, Masson,
1982.
Liên Minh Mới: Hóa thân của Khoa học, La Nouvelle Alliance:
Métamorphose de la
Science (cùng với Isabelle Stengers), Gallimard, 1986.
Giữa Thời Gian và Thiên Thu (với Isabelle Stengers), Fayard, 1988.
Trật tự hay Hỗn mang: Prigorine vs René Thom
Quan niệm của chúng ta về thế giới bị ảnh hưởng bởi khoa học vật lý.
Một khi
chúng ta cho rằng vũ trụ giống như một cái đồng hồ tuân theo những qui
luật bất
biến, như vậy chúng ta là những đứa trẻ của Newton và của môn cơ học của ông. Và
chúng ta
thật dễ dàng cho rằng những môn khác như chính trị, kinh tế... chúng
cũng tuân
theo những định luật bất biến.
Một cái nhìn mang tính cơ học như thế về vũ trụ là không có tính khoa
học, theo
Ilya Prigorine. Đây chỉ những lý thuyết nẩy sinh từ thế kỷ 17 và đã bị
vượt
qua, và bất hạnh thay, vẫn được đem ra giảng dạy tại trường lớp. Phải
thay thế
nó bằng môn vật lý học đương thời, được thành lập trên cơ sở của lý
thuyết về
xác xuất (la probabilité). Điều mà chúng ta tưởng như là một trật tự đã
an bài,
và bất biến, thật ra chỉ là hỗn mang, bất định (indéterminé): Chẳng hề
có đồng
hồ, người làm ra đồng hồ, chẳng hề có thần thánh, trần tục, thế giới là
một hỗn
mang, không thể tiên đoán, mang tính đột xuất. Như mọi môn khoa học
nhân văn,
những môn vật lý học, chúng chỉ là tổng số những ngẫu nhiên, bất ngờ!
Đâu phải như vậy, nhà toán học người Pháp René Thom đáp lại. Hỗn mang
ngự trị
khoa học hiện đại chỉ là tạm thời. Đừng bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm
những định
luật bất biến của vũ trụ. Thế giới có trật tự, thông minh, theo nghĩa
có thể
hiểu được nó. Thảm họa của khoa học hiện đại là do nó từ bỏ việc tìm
hiểu vụ
trụ, thế giới, khoa học hiện đại chỉ là một nghĩa địa của những sự
kiện, một sự
tích tụ những thông tin trên những máy tính, chẳng có một lý thuyết dẫn
giải
chúng. Khoa học hết suy tư, chính vì thế mà nó đang bị trục trặc, Thom
kết
luận.
Có một điều giống nhau, là cả hai đều tỏ ra thù nghịch với tính tản mạn
của tri
thức, và đều tin rằng, khoa học nhân văn và khoa học chính xác bị kết
án phải
giầu sang lên mãi mãi, nếu không muốn cùng theo nhau chìm xuồng.
Theo Ilya Prigorin, chúng ta đừng tin rằng những lý thuyết khoa học là
những
định luật được giấu diếm đâu đó, để chờ những nhà tìm kiếm tình cờ khám
phá ra
được. Vẫn theo ông, sáng tạo khoa học thì cũng hiện hữu y chang (au
même titre)
sáng tạo nghệ thuật. Lovelock có lý, khi cho rằng những nhà bác học,
vật lý,
hóa học, họ là những tác giả, đúng như ý nghĩa của từ này, khi dùng để
chỉ
những nhà văn.
Được thế giới biết đến qua những nghiên cứu về những cơ cấu không-cân
bằng
(structures non-équilibres), đồng tác giả với Isabelle Stengers, cuốn
sách gây
chấn động vì tính ngược ngạo của nó, Liên Minh Mới, Ilya Prigorine gốc
Bỉ, di
dân từ Nga, năm 1921, khi mới 4 tuổi. Học Bruxelles. Những gốc rễ như
vậy, cùng
cái tên của ông, khiến cho báo chí, vào lúc ông được Nobel hóa học vào
năm
1977, đã coi ông là dân Nga. Cực kỳ thông minh, nhìn biết liền, đúng
như cảm
tưởng của tôi [Sorman], về “tư tưởng gia thứ thiệt”, khác biệt hẳn với
thứ dởm,
ở cái vẻ khiêm tốn và giản dị của họ.
Khám phá lớn lao, là để dành cho thiên tài.
[Il n’y a pas de grandes découvertes sans un auteur de génie]
Đúng là trong những thời kỳ bình thường, nhất là với những môn học đã
đạt tới
sự trưởng thành, bước tiến của khoa học gần như “vô ngã”
(impersonnelle), mang
tính năng nhặt chặt bị [cumulatif: tích lũy], và thêm nhà nghiên cứu
này, hay
bớt đi nhà nghiên cứu nọ, chẳng làm thay đổi thành quả. Nhưng với những
khám
phá mang tính cách mạng, luôn xuất hiện thiên tài, không chỉ một, mà là
“quần
hùng tụ hội”, “Hoa Sơn luận kiếm” [“constellations de génie”]: Đây là
trường
hợp xẩy ra ở đầu thế kỷ 17, thiên tài xuất hiện như “lá mùa thu”:
Copernic,
Kepler, Galilée. Gần đây thôi, là Einstein, Broglie, Heisenberg và
Schrodinger.
Thiếu Einstein, làm sao chúng ta có lý thuyết tương đối? Bộ dễ kiếm ra
một
Einstein thứ nhì? Từ đó suy ra: Tiến bộ khoa học không thể nào là thành
quả của
một định mệnh thuyết mang tính lịch sử. Cứ giả sử nhân loại một ngày
đẹp trời
nào đó, tiến tới chủ nghĩa CS, theo nghĩa, không còn người bóc lột
người, do
quá thừa mứa cái ăn cái mặc cái chơi, như vậy cũng không thể có cái
chuyện ai
cũng như ai, rằng, anh “mê gái” cũng nhiều như... tui được! Những lý
thuyết vốn
chỉ là những giả thuyết tạm thời, những công thức, kết luận mang tính
cá nhân,
qua thử thách của thời gian, những lý thuyết thí dụ như của Copernic,
Newton,
hay Einstein, ngày càng trở nên “xác định” [définitives] hơn. Chân lý
khoa học,
như vậy, không mang tính toàn thể. Thí dụ như môn cơ học cổ điển. Nó
vẫn còn có
giá trị vào thời buổi bây giờ, nhưng chỉ trong miền (domaine) của những
vật thể
nặng nề (objets lourds), thí dụ như là những hành tinh! Ngược lại, khi
phải
diễn tả sự tiến hóa của những vật thể “nhẹ” của thế giới tiềm-nguyên tử
(subatomique), Newton
chịu thua! Phải đưa vào đó môn cơ học lượng tử, một sáng tạo của thế kỷ
20.
Khoa học là một chuỗi những giả dụ có thể bị phản bác, và giả dụ như có
một giả
dụ vượt lên khỏi mọi phản bác, một “chân lý” như vậy sẽ thuộc vào miền
của ma
thuật, huyền thuật, chứ không phải của khoa học.
Khoa học đẻ ra từ Tây phương.
[La Science ne pouvait naitre qu’ en Occident]
Nếu chúng ta chấp nhận, cùng với Prigorine, rằng, bác học là những
người đối
thoại với Thiên nhiên, như vậy tại sao, có những thời kỳ, những nền văn
minh,
thiên tài xuất hiện khá xôm tụ, cùng với họ, là những khám phá lớn lao,
so với
những thời kỳ khác, những nền văn minh khác? Tại sao, nền khoa học được
thành
lập bởi Descartes và Galilée, xuất hiện ở Tây phương mà không ở nơi
khác? Câu
trả lời, theo Prigorine, không nằm ở sự thông minh của những dân tộc
hay những
cá nhân, mà chỉ kiếm thấy ở trong những hoàn cảnh lịch sử hay văn hóa.
Khoa học xuất hiện cùng với [en fonction de] ý nghĩ, tư tưởng con người
về vũ
trụ. Nếu một dân tộc tin rằng có một đấng Sáng Tạo là cội nguồn của thế
giới,
và đấng Sáng Tạo đó sẽ quyết định tương lai của họ, từ một niềm tin như
vậy sẽ
là những luật lệ, và cùng những luật lệ, là một tương lai được phân
định
(discernables). Vào thế kỷ 17 những định luật về Thiên Nhiên qui chiếu
về một
Nhà Lập Pháp tối thượng. Phần việc của những nhà bác học, là giải mãi
(décoder)
những luật thiêng, và những nhà bác học như thế có thiên hướng trở
thành những
người biết hết hiểu hết. Sự xuất hiện của một nền khoa học Tây Phương
vào thế
kỷ 17 là một hiện tượng cộng hưởng [résonance] với thần học của thời kỳ
đó.
Đó là cái mẫu mã khởi đầu của khoa học Tây Phương được nhập thân bởi
hai nhà
bác học của họ, là Newton và Leibnitz. Quan niệm cổ điển về khoa học
như thế,
coi Thượng Đế là một đảm bảo cho những luật lệ thiêng liêng, vĩnh cửu.
Người
đại diện cuối cùng của nền khoa học cổ điển nói trên, là nhà bác học
Einstein,
theo Prigorine. Công thức nổi tiếng của Einstein, “Thượng Đế không chơi
xúc
xắc” [Thượng Đế không đổ xí ngầu], khẳng định một sự thực thiêng liêng
về Vũ
Trụ và những luật lệ độc lập đối với cuộc sống ngẫu nhiên, tùy tiện của
con
người.
Nhưng một niềm tin về một Thượng Đế vạn năng và rất ư là thuần lý
(rationnel),
như là một điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của khoa học, chưa đủ.
Cần phải
có một ông Trời mạnh, theo Prigorine, chống lại một ông vua “yếu”,
chống lại
cái “trò chơi” (jeu) chính trị, và xã hội từ đó nẩy sinh nỗi âu lo về
tinh
thần, và đây là nguồn cơn đưa đến những cuộc tranh luận thuờng trực ở
thời Trung
Cổ tại Âu Châu, giữa những giáo hoàng và những vua chúa, chính từ đó mà
tư tưởng
độc lập đã nẩy sinh. Một trong những “trò chơi” trí tuệ đáng kể đã xẩy
ra vào
thế kỷ 19 tại Vienne, nhờ nó mà những cấu tạo lý thuyết tuyệt vời nhất
của thời
đại chúng ta đã nảy nở, phát triển, nhất là môn cơ học lượng tử và
thuyết tương
đối.
Một bên là sơ đồ Âu Châu như trên, một bên là Trung Hoa: Tại sao khoa
học hiện
đại không nẩy sinh từ Trung Hoa? Theo Prigorine, câu trả lời vẫn là về
một trật
tự văn hóa. Quyền lực vua chúa trấn áp, triệt tiêu mọi tư tưởng đổi
mới, một
khi nó ló mòi làm loạn, nghĩa là làm xáo trộn trật tự xã hội. Ngoài ra
còn là
vấn đề này: những quan niệm thần học của Trung Hoa phù hợp với một viễn
ảnh toàn cầu, toàn tiến (holiste), của Vũ Trụ. Một quan niệm như
thế sẽ
tỏ ra thờ ơ trước một nghiên cứu những định luật cơ học. Ngược hẳn với
Âu Châu,
Trung Hoa mạnh về khả năng, quyền năng (pouvoir fort), nhưng yếu về
thiên tính
(divinité faible), chính vì vậy mà họ đã có những khám phá cơ bản thí
dụ như la
bàn, thuốc nổ, bánh lái (gouvernail), nhưng chúng không được đưa vào
thực hành,
thành thử không gây những đột phá quan trọng thay đổi hẳn bộ mặt xã hội.
“Bạn thấy đấy,” Prigorine bảo tôi, “Những nhà bác học không phải là
những con
người không chút dây mơ rễ má (déincarné), mà là một phần tử của bộ lạc
mà
người đó sống. Văn hóa môi trường hướng dẫn những nghiên cứu tìm tòi
của nhà
bác học, giống như mùi vị của tiền bạc và quyền lực.” Những mũi nhọn
chĩa vào
môn sinh học, thí dụ vậy, là hậu quả của nỗi lo sợ về bệnh ung thư, hay
nhắm vào
môn vũ trụ học, là do nỗi lo âu, hoặc nghi ngờ, có hay không, một đấng
Sáng Tạo.
Đây là môi trường lịch sử và văn hóa nẩy sinh nền khoa học cổ điển của
chúng
ta, nhưng một hình ảnh như vậy về khoa học đã trở nên lổi thời, không
chỉ lỗi
thời, mà còn sai lạc (fausse).
Vũ Trụ không còn là đồng hồ, mà là hỗn mang.
Trong kiểu mẫu cổ điển của khoa học vẫn tiếp tục được giảng dậy ở lớp
học,
những định luật của Vũ Trụ thì đơn giản, đối xứng, tất định, và không
thể đảo
ngược được, và cái đồng hồ có thể coi như một biểu tượng của nó, với sự
chuyển
động bất biến, và có thể thấy trước được. Trong cái bản vẽ (schéma) như
thế đó,
vật chất tuân theo những định luật, nhưng con người, ngược lại, thì tự
do. Đây
là thế luỡng nguyên (position dualiste) của Descates, và nó đã đánh
dấu, chỉ
danh triết học Tây Phương, là như thế đó. Từ đó đẻ ra sự phân chia văn
hóa của
chúng ta [Tây Phương], giữa, một bên là khoa học nhân văn [thí dụ như
lịch sử,
hay tâm lý học], và một bên là những môn khoa học chính xác. Với môn
nhân văn,
thời gian và biến cố giữ một vai trò thiết yếu. Với khoa học chính xác,
những
định luật của chúng thì vô thời [intemporelles].
Vào những năm đầu của thập niên 1920, thế giới khoa học xẩy ra một cuộc
cách
mạng bản vẽ trên, với sự xuất hiện của môn cơ học lượng tử. Người ta
hiểu ra
rằng, ở mức độ của những điện tử, khoa vật lý cổ điển chẳng có một chút
giá
trị, và chúng ta bước vào một thế giới khác, thế giới của những điều
bất trắc,
không thể tính trước được. Rằng cái cấu trúc của vật chất không còn có
thể định
nghĩa bằng những định luật xác định, mà bằng những kiểu mẫu của xác
xuất
(modèles de probabilité). Thoạt đầu, những nhà bác học giải thích,
những biến
động (perturbations) ở trong Vũ Trụ là do sự đo đạc của con người mà
ra. Người
ta tin rằng, quan sát viên, tức con người, gây ra sự bất ổn định. Nhưng
tới
cuối thế kỷ 20, Prigorin khẳng định, chúng ta biết rằng vật chất thì
không bền
(instable), và Vũ Trụ, mà chúng ta nghĩ rằng bất biến, chính nó cũng có
một
lịch sử. Thế giới vật lý của chúng ta không phải là một cái đồng hồ mà
là một
hỗn mang không thể nào tiên đoán trước được. Tất cả những lý thuyết
theo kiểu
xâu chuỗi bắt buộc, nguyên nhân như thế, thì đưa đến hậu quả như thế
này, chúng
lần lượt được thay thế bằng những bài tính về xác xuất. Lẽ dĩ nhiên,
người ta
luôn luôn có thể biết trước, từ những bản vẽ cổ điển theo kiểu Newton,
vị trí
của trái đất ở một thời điểm 5 ngàn năm sau, nhưng Prigorin nhấn mạnh,
những
chuyển động tuần hoàn, ổn định như thế đó, là ngoại lệ: phần lớn những
hệ thống
động lực thực sự luôn ở trong trạng thái không ổn định. Một thí dụ thật
đơn
giản, những cũng thật ấn tượng mà Prigorin đưa ra, là [môn] khí tượng
(météo).
“Hiệu ứng bướm” khiến con người khó tiên đoán về Trái Đất.
Làm sao con người có thể tiên đoán, suốt cả một thế kỷ, đường đi nước
bước [le
passage] của một ngôi sao chổi, vậy mà không làm sao tiên đoán, thời
tiết ngày
này tuần sau, sẽ ra sao? Môn khí tượng, theo Prigorin, chỉ tiên đoán
[giả
thuyết] khí hậu thời tiết không quá con số 4 ngày. “Dư luận” cho rằng,
nếu
trang bị cho những nhà khí tượng những máy móc tân kỳ, hiện đại hơn, họ
có thể
tăng con số 4 nói trên thành 8, hoặc 30, tức là một tháng. Sai!
Prigorin trả
lời. Thời gian là không thể tiên đoán, theo như định nghĩa về nó. Nó là
kết quả
của một tổng số những bất trắc: Đây là một hệ thống động lực không ổn
định. Nói
như vậy, có nghĩa, rằng một sự thay đổi nhỏ bé (moindre variation) ở
một nơi
chốn nào đó, có thể gây ra [entrainer] những hiệu quả đáng kể. Người ta
gọi đây
là “hiệu ứng bướm”: một tiếng đập cánh của một con bướm tại Bắc Kinh có
thể gây
ra một luồng hơi nhẹ (un souffre léger), và cái làn hơi nhẹ nhè nhẹ
này, cứ thế
cứ thế [de proche en proche] đẻ ra [donnera naissance] một trận bão, ở
California.
Một thí dụ cơ bản nữa, về hệ thống của Prigorin, là: đồng tiền. Khi
chúng ta
chơi trò sấp hay ngửa, bằng thống kê học, người ta tính đuợc, tới một
lúc nào
đó, đồng tiền “thích” phô ra, chỉ một mặt, hoặc hay sấp, hoặc hay ngửa
[hình
như mấy ông hay chơi sóc dĩa quá rành chuyện này, mà họ gọi là hiện
tượng
“rền”, nếu tôi không lầm?] Hãy tưởng tuợng chúng ta có trong tay một
cái máy
điện toán, và tính được tất cả những giai đoạn, rền sấp hoặc rền ngửa
đó, như
vậy chắc chắn chúng ta sẽ tiên đoán được, bỏ qua trường hợp tiền múa
chúa cười
của Trạng Quỳnh (?) khi đánh bạc với bà Chúa Liễu (?), chuyến này, là
chẵn hay
là lẻ. Hoàn toàn sai!, Prigorin trả lời. Không làm sao tính nổi, bởi vì
đồng
tiền bắt buộc sẽ trải qua những vùng bất trắc, những bước ngoặt [của
lịch sử],
những “bifurcations” [chỗ rẽ]. Trong một hệ thống động lực không bền,
một điều
kiện tiên khởi [condition initiale], đưa tới một kết quả “sấp”, thì
cũng thật
là gần gụi với một điều kiện tiên khởi đưa tới một kết quả “ngửa”.
Từ những”giai thoại” như thế đó – Progorin tránh không đưa ra những
giai thoại
quá rắc rối, cho thấy: một cái nhìn mang tính định mệnh [một định mệnh
thuyết
về cuộc đời], kể như hoàn toàn sụp đổ. Nói ngắn gọn, cái gọi là ngẫu
nhiên,
tình cờ tham gia hết mình vào trong thực tại vật lý. Vật chất, y chang
Cuộc
Đời, có tính đột nhiên, bất thuờng, đỏng đảnh, như là một biến cố [Làm
sao anh
biết, lần đó về HN, là gặp Em, thí dụ vậy?]. Ngược hẳn với niềm tin của
Einstein, Thượng Đế chơi xí ngầu, và chơi rất cừ, [nếu không làm sao có
chuyện
Anh gặp Em, ở quán gì gần bờ hồ, nhỉ.....]
Jennifer Tran