*


Phỏng Vấn





Questionnaire de Proust : Kenzaburô Ôé
Lire, avril 2006
 «J'aime le bricolage et Lévi-Strauss»

Tôi thích cái thú loay hoay, rị mọ và Lévi-Strauss
*
Gérard Genette, trong bài "Cơ cấu luận và phê bình văn học", in trong Hình Tượng I (Figures I, nhà xb Seuil, tủ sách Essais, 1966), đã nhắc tới một chương trong cuốn Tư Tưởng Hoang Sơ (La Pensée Sauvage) theo đó, Lévi-Strauss đã coi tư tưởng huyền thoại như là "một kiểu loay hoay về tinh thần" (une sorte de bricolage intellectuel). Chúng ta có thể mượn quan niệm trên đây của Lévi-Strauss, để giải thích tại sao Đỗ Long Vân lại dựa vào cơ cấu luận, khi viết "Vô Kỵ giữa chúng ta". Từ đó, chúng ta có thể đi đến kết luận: Vô Kỵ là ai? (Qui est Ky?, mượn lại câu hỏi của de Gaulle, khi hoà đàm về Việt Nam đang diễn ra tại Paris; Ky ở đây là Nguyễn Cao Kỳ). Biết đâu, nhân đó, chúng ta có thể xác định vai trò của một người viết, như Đỗ Long Vân, ở giữa chúng ta.
Thế nào là một tay loay hoay, hí hoáy (le bricoleur)?
Vô Kỵ giữa chúng ta
*
Hạnh phúc hoàn toàn, theo ông?
Ôé: Từ khi thằng con trai của tôi ra đời, cứ mỗi lần nhìn cu cậu, là tôi nói với tôi rằng thì là mình đang sống trong hạnh phúc.
Điều gì làm ông thức giấc buổi sáng?
Trước đây, vừa ngủ dậy, là vội vội vàng vàng đọc, ghi chú… Nhưng giờ, già rồi. Thế là bèn, ngủ dậy, và chẳng thèm nghĩ đến nó nữa.
Lần mới nhất, bật cười khoái trá?
Đó là lần chúng tôi tham dự show TV Takeshi Kitano, rất tiếu lâm và rất phổ thông ở Nhật, nhân dĩa nhạc CD của thằng con trai ra lò.
Tính tình chính của ông?
Nhi nhô như con nít.
Khuyết điểm chính?
Đáng lý ra nên cố học hành thêm, thì đã vớ được cái bằng tiến sĩ rồi.
Lần khóc mới nhất?
Đó là khi nghe Edward Said chết, tôi khóc suốt cả đêm.
Nhân vật lịch sử nào gần với ông nhất?
Tôi không dám nói đâu. Đó là Ambroise Paré.
Người hùng hiện nay của ông?
Noam Chomsky. Ông ta đã làm một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học. Tôi có lần ngồi kế bên ông ta trong một hội nghị kéo dài hơn bốn tiếng, vậy mà chẳng lúc nào cảm thấy phiền muộn, dù chỉ một tí.
Ông thích du lịch đâu nhất?
Chuyến đi Paris này. Đã hai mươi năm rồi mới gặp lại nó, Tuyệt.
Những nhà văn ông thích?
Pierre Gascar, Thomas Mann, Günter Grass.
Ông thích tính gì nhất ở người đàn ông?
Đẹp, nhưng coi chừng, không phải theo nghĩa ‘đồng tính luyến ái’.
Còn ở phụ nữ?
Cũng vậy. Đẹp. Vừa tức thì, tôi được chiêm ngưỡng một nhan sắc. Một thiếu nữ. Tuyệt. Tôi bèn nói với cô bé. Ở tuổi tôi, tôi cho phép mình làm điều đó.
Nhà soạn nhạc nào ông thích?
Beethoven. Và Messiaen.
Bản nhạc nào vừa tắm vừa hát?
Le temps des cerises, [Thời anh đào], (Kenzaburô Ôé hát điệu nhạc)
Cuốn sách gối đầu giường?
La divine comédie. [Thần Khúc, Kịch Trời...]
Phim?
La belle équipe, [một kíp, một nhóm đẹp], của Julien Duvivier (ông hát nhạc phim).
Họa sĩ?
Francis Bacon. Bữa nọ, tới Kundera, thấy có một bức nhỏ của Bacon, tôi cảm thấy ghen tức với ông ta.
Mầu ông thích?
Mầu xanh da trời.
Thành công nhất của ông?
Sự kiện ông con trai của tôi thành nhà soạn nhạc. Tài nhạc của nó làm tôi bàng hoàng.
Đồ uống ông thích?
Một thứ của Đức, pha bia và “eau de vie” [rượu trắng]. Tôi không thích, lúc mà người ta uống, nhưng thích cái hoàn cảnh từ đó người ta uống. Chắc ông hiểu ngụ ý của tôi.
Nỗi ân hận lớn nhất?
Không học tiếng Đức để đọc, và thưởng thức tới nơi tới chốn Thomas Mann.
Ông ghét gì nhất?
Tôi ghét mấy bà cứ ‘pụp' một cái!
[Je hais les femmes qui pouffent. Pouffer: Cười phá lên]
Khi không viết ông thích làm gì?
Tôi thích loay hoay, rị mọ. Nếu tôi thích Lévi-Strauss, chính là do lý thuyết của ông về sự loay hoay, rị mọ.
Ông sợ nhất…?
Sợ trở nên khùng, điên.
Ông nói dối, khi nào?
Khi gặp một thằng chả cùng tuổi, và giở giọng, như thế này: Bạn ơi, bạn chẳng có lý do chi để mà tuyệt vọng!
Một lời khuyên của ông?
Phải luôn luôn tóm ngang lưng sự vật.
Ông thích chết như thế nào?
Lặng lẽ.
Nếu gặp Thượng Đế, ông muốn Ngài nói gì với ông?
Chẳng nói gì. Ngược lại, tôi có chuyện để nói với Ngài. Thí dụ: “Tôi không cần đến Ngài”. Có thể Thượng Đế sẽ trả lời: “Ta cũng đâu cần con, con đâu có ích lợi chi… “
*

Questionnaire de Proust : Kenzaburô Ôé 

Lire, avril 2006

 «J'aime le bricolage et Lévi-Strauss»

 Kenzaburô Ôé est né en 1935 sur l'île de Shikoku. Après des études de littérature française, il publie plusieurs recueils de nouvelles. Dès ses premiers textes, il trouve son style, naturaliste, et une vision du monde très personnelle, entre psychologie et analyse sociopolitique. Son roman Une affaire personnelle obtient un grand succès au Japon en 1964, puis dans le monde entier. Spécialiste de Dante et de William Blake, ce critique littéraire est également connu pour son engagement politique à gauche. En 1994, Kenzaburô Ôé reçoit le prix Nobel de littérature. Son recueil de nouvelles, Le faste des morts, a paru en décembre dernier chez Gallimard. 

Le bonheur parfait, selon vous?

Depuis la naissance de mon fils, à chaque fois que je le vois, je me dis que je vis dans le bonheur.

Qu'est-ce qui vous fait lever le matin?

Auparavant, je me dépêchais de me lever pour lire, prendre des notes, etc. Mais j'ai passé l'âge. Alors je me lève pour ne plus y penser.

La dernière fois que vous avez explosé de rire?

Pour la promotion du CD de mon fils, nous avons participé au show TV de Takeshi Kitano, comique très populaire au Japon.

Quel est votre principal trait de caractère?

Puéril, enfantin.

Votre principal défaut?

J'aurais dû davantage pousser mes études. Si je pouvais, je ferais un doctorat.

La dernière fois que vous avez pleuré?

Lorsque j'ai appris la mort d'Edward Said, j'ai pleuré toute la nuit.

A quelle figure historique vous identifiez-vous le plus?

Je n'ose pas vous le dire. C'est Ambroise Paré.

Qui sont vos héros, aujourd'hui?

Noam Chomsky. Il a révolutionné la linguistique. Je me suis retrouvé à côté de lui lors d'un colloque, qui a duré près de quatre heures. Et je ne me suis pas ennuyé un seul instant.

Votre voyage préféré?

Ce voyage à Paris. Je n'étais pas venu depuis quinze ans. Notre-Dame, c'est magnifique.

Vos écrivains préférés?

Pierre Gascar, Thomas Mann, Günter Grass.

Quelle est la qualité que vous préférez chez un homme?

La beauté. Mais attention, pas dans un sens «homosexuel».

Et chez une femme?

La même chose. Tout à l'heure, j'ai croisé une jeune fille tout à fait magnifique. Et je le lui ai dit. Avec l'âge, je me le permets.

Votre compositeur préféré?

Beethoven. Et Messiaen.

La chanson que vous sifflez sous la douche?

Le temps des cerises (Kenzaburô Ôé chantonne cet air).

Votre livre culte?

La divine comédie.

Votre film culte?

La belle équipe de Julien Duvivier (il entonne la chanson du film).

Votre peintre préféré?

Francis Bacon. L'autre jour, je suis allé chez Kundera, et il y avait une petite œuvre de Bacon. J'étais très jaloux.

Votre couleur préférée?

Le bleu ciel.

Que considérez-vous comme votre plus grande réussite?

Le fait que mon fils soit devenu compositeur. Son talent musical me bouleverse.

Votre boisson préférée?

C'est une boisson allemande. Un mélange de bière et d'eau de vie. Je n'aime pas le moment où l'on boit; en revanche, j'aime la situation lors de laquelle l'on boit. Vous comprenez la nuance?

Votre plus grand regret?

Ne pas avoir appris l'allemand, afin de pouvoir pleinement apprécier Thomas Mann.

Que détestez-vous par-dessus tout?

Je hais les femmes qui pouffent.

Quand vous n'écrivez pas, quelle est votre occupation préférée?

J'aime bricoler. Si j'aime Lévi-Strauss, c'est certainement à cause de toute sa théorie sur le bricolage.

Votre plus grande peur?

Devenir fou.

A quelle occasion mentez-vous?

Quand je vois quelqu'un de mon âge, et que je lui dis: «Vous n'avez pas de raison de désespérer.»

Quelle est votre devise?

Il faut toujours prendre les choses à bras-le-corps.

Comment aimeriez-vous mourir?

Tranquillement.

Si vous rencontriez Dieu, qu'aimeriez-vous qu'il vous dise?

Rien. En revanche, j'aurais des choses à lui dire. Par exemple: «Je n'ai pas eu besoin de vous.» Peut-être me répondrait-il: «Mais toi non plus, tu ne m'as pas été très utile...»