*





NORMAN MANEA:  ''THE  WRITER  - THAT CONSCIENCE  IN WHICH  HIS  FELLOW  MAN  CAN  BELIEVE."

GHEORGHE GRIGURCU: Allow me, Norman Manea, if I may, to begin with a quote from Charles Dickens: "A man does not have the right to be a public person unless he makes himself the echo of public opinion." I would like to ask you, to what extent do you consider a writer to represent himself and to what extent is he a public person? Might there exist a conflict of interests here? (1)
(1) This interview, conducted in July 1981, appeared in the following form in Familia, Decemher 1981 as part of the journal's "Conversing with the Epoch" series. It was translated by Cornelia Golna.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện năm 1981, là một phần trong loạt bài có tên "Conversing with the Epoch", [Trò chuyện với Thời đại], của tờ Familia.

Norman Manea: "Nhà văn - Thứ lương tâm mà đồng loại có thể tin tưởng".

Vài dòng tiểu sử.

Sinh năm 1936, tại Bukovina, Romania, Norman Manea bị đầy tới trại tập trung ở Ukrainia khi mới năm tuổi. Những tác phẩm giả tưởng của ông, bận bịu với nỗi đau Lò Thiêu và cuộc sống thường nhật trong một thể chế độc tài toàn trị, đã được dịch ra trên muời ngôn ngữ.
Ông hiện là giáo sư văn chương tại Bard College.
Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của ông, được in trong cuốn Về những tên hề: Nhà độc tài và người nghệ sĩ, tiểu luận, nhà xb Grove Press, USA, 1992 

GHEORGHE GRIGURCU: Cho phép tôi bắt đầu bằng một trích dẫn Charles Dickens, nhà văn Anh: "Một người chẳng thể là một nhân vật của công chúng, chỉ trừ khi, anh ta làm cho mình trở thành tiếng nói của họ." Tôi muốn hỏi ông, tới mức độ nào, ông nghĩ rằng, một nhà văn tự coi mình là nhà văn, và tới mức độ nào, anh ta coi mình như là một nhân vật của công chúng? Liệu có sự tranh chấp quyền lợi giữa hai ông này chăng?

Norman Manea: Cái tên ở bìa một cuốn sách có lẽ là toan tính tối thượng của một con người, về "tình đoàn kết", solidarity, với đồng loại của nó, nhằm thách đố tử vong. Thế giới văn chương, cùng lúc, trình bầy sự chuyển hoá lạ kỳ, những đau khổ và hy họng rất ư là cô đơn, một mình, solitary, của từng cá nhân. Tiền đề kép, bề ngoài có vẻ trái ngược này, về việc làm nghệ thuật, cho thấy bản chất khá bất thường, không giống ai của nghệ sĩ .

”Nếu thật thâm sâu, thì, chạy trời không khỏi nắng: Nghệ sĩ sẽ tự bộc lộ về mình, về thế giới trong đó anh ta sống, và về phận người" ["If he si profound, the artist inevitably offers a confession about himself, about the world in which he lives, and about the human condition"], Ernesto Sabato, một nhà văn mà tôi cảm thấy gần gũi, đã nói như vậy. Ngay cả khi anh ta không biểu tỏ về mình một cách công khai, ngoại trừ qua tác phẩm, nhà văn thứ thiệt luôn luôn là  một bộ phận cảm ứng kỳ cực bén nhậy, an ultrasensitive sensor, một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.

Tuy nhiên, có những thời kỳ, ngay cả những nhà văn cô đơn nhất, cũng đành phải tìm cách vượt lên trên tính bi quan, sự hoài nghi, và chấp nhận hiểm nguy, làm một kẻ nhiều lời, thùng rỗng kêu to, lạm dụng tu từ. Nói cho cùng, ngay cả Emile Zola cũng đã từng làm như vậy... Ngay cả, nếu chúng ta hạn chế mình vào thời kỳ hậu chiến, chúng ta cũng nhận ra là, nhân loại đang rung động vì những lời chứng, testimony, và đang đòi hỏi những ý thức, lương tâm văn học lớn. Thật lầm lẫn, như một số người vẫn cố gắng làm cho chúng ta tin tưởng như thế, khi tin rằng, những nhà văn Romania xem ra cũng có tài đấy, talented, có tính vùng Balkan đấy...

Thực ra, những lời của Dickens, tốt hơn hết, chỉ nên sử dụng như là một chỉ dẫn cho những chính trị gia. Bởi vì, muốn làm người của công chúng thì phải mang trong mình quan điểm đích thực của họ, phải là tiếng nói thực sự về những khát vọng phổ cập, đại chúng. Điều này, dưới bất cứ hoàn cảnh, không thể có được, bằng cách hạ thấp nhân phẩm của một cá nhân, mà do luôn hướng thượng, và để làm như vậy, chúng ta cần những thông tin, những hiểu biết đúng, ngày thêm mở rộng, chúng ta dám thảo luận cởi mở, biết tôn trọng tính tư riêng, sự chọn lựa của mỗi cá nhân...

Bất cứ một nhà văn, xứng đáng với trách nhiệm của mình, đều phải chiến đấu, để vượt lên khỏi cái ngõ cụt giữa cô đơn và có đoàn [solitude and solidarity], nếu nó thực sự hiện hữu.

-Mặc dù tôi biết, huyền thoại là một cái chi rất mơ hồ, [có người cho rằng, có thể định nghĩa nó bằng hàng trăm cách khác nhau], nhưng, liệu ông có tin rằng, một cuộc sống chính trị có thể được coi như một huyền thoại [if a political life can be treated as a myth]? Một định nghĩa như thế, làm sao theo, làm sao chống? Lucian Blaga có lần nói với tôi: Lênin thực hành một thứ chính trị nguyên chất, như những người khác thực hành một thứ thơ nguyên chất [pure poetry].... 

Norman Manea: Nhìn theo quan điểm nghệ thuật, có một số người đã tạo được những hiệu quả lạ thường, unusual spectacular effects, trong việc huyền thoại hóa đời sống chính trị. Riêng về phần tôi, cho tới giờ phút này, tôi thích 'giải hoặc', mang mọi chuyện trở lại cõi trần, cõi tục, và cặn kẽ soi mói nó, với hăm hở, và sáng suốt, như bất cứ một ai. Tôi không phải là một kẻ cổ võ nhiệt thành khuynh hướng của một số người, muốn tạo sự hoà nhập giữa thi ca và chính trị, trong khi vờ đi sự khác biệt lớn lao giữa chúng.

Về cái gọi là nguyên chất... trong nhiều năm, tôi làm việc trong ngành kiểm tra chất lượng nước, nước là một phần tử primordial, [hàng đầu, chủ yếu], biểu tượng, symbolic, như đối với một số người, nhưng sống còn, vital, đối với tất cả, của cuộc sống. Nước ô nhiễm tới mức bị phân huỷ, biến thái, và trở thành một chất, an agent, làm chết người, chứ không còn làm sống người nữa. Mặt khác, thứ nước được khử trừng nhân tạo, cũng không đáp ứng những nhu cầu bình thường, hàng ngày của con người: nếm nó thì quá chán, ấy là vì nó chẳng có một thứ mùi vị gì, và cái thành phần nuôi dưỡng con người, sự sống, thì cũng đã bị vắt kiệt. Khử trùng, sterilized, trùng ở đâu ra nữa!

Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta, kể luôn cả mấy ông chính trị gia, có đầu óc suy nghĩ sáng suốt, thẳng băng, đều ưa thích thứ nước sống, nhân bản, 'humanized', uống được, như là một phần của cuộc đời bình thường.

 -Bằng cách nào yếu tố chính trị đi vô phương trình cá nhân, như là một nhà văn, của ông? Như một cú hích, hay một trở ngại, đối với tiến trình sáng tạo?

 Norman Manea: Văn chương, lẽ dĩ nhiên, có thể giải thích theo tính cách chính trị: đây là một sự bó rọ, làm hạn hẹp, giản trừ, và như thế, không thể coi là một biện minh cho nó. Trong trường hợp văn chương với đề tài hoàn toàn chính trị, nó vẫn có thể đem lên bàn mổ văn học, nếu nó là văn chương. Tại Romania, có lúc, chúng tôi có thể nhận ra cái hiện tượng mau lẹ, định chế hóa một số sách với đề tài chính trị [we have some time been able to observe the rapid 'institutionalization' of certain books with a political theme] và những toan tính bỏ qua, bypass, những đòi hỏi khắc nghiệt về tính văn học, ở một số tác giả.... Những cuốn sách thuộc loại này được đem đóng hộp, để vô tủ lạnh, và được bảo vệ bởi những nhà phê bình của nhà nước, qua những tiêu chí phê bình nhà nước của họ, và như thế, chúng tách ra khỏi thực tại sống của văn chương. Một vài tác giả, tự dán cho họ ba đồ trang trí làm sẵn, từ những hình tượng nổi tiếng, bèn lập tức tạo khoảng cách, giữa chính họ và những đồng nghiệp, ra cái điều, chỉ có ta đây mới là kẻ tự đóng đinh vào thập tự thơ, chỉ ta đây, bảnh, chẳng những ngang hàng, mà có thể còn hơn, cả Nguyễn Du! [Tại sao lại phải khóc, lại phải năn nỉ hậu thế, cái anh già lẩm cẩm này!].

Hậu quả là, chính họ cũng chẳng làm được gì cho văn chương, nói chung, và cũng chẳng giúp được cho những nhà văn bận bịu với đề tài chính trị, nói riêng; bởi vì chỉ làm tăng thêm sự nghi kỵ, và gây căm phẫn, bực bội. Trong một cuộc thăm dò, survey, trên tạp chí hàng kỳ Amfiteatru [Đại Hý Viện], một tác giả khẳng định, viện dẫn thứ tiểu thuyết chính trị phổ thông, "những cuốn sách được xuất bản gần đây, bầy ra một thứ can đảm nửa vời, nghĩa là, được xuất bản, với sự cho phép của công an, with the permssion from the police! [Tác giả nhấn mạnh].

Quả là một bước ngoặt khá lạ lùng, bizarre, của lịch sử, không phải bởi vì nó chưa từng xẩy ra trước đây, nhưng mà là bởi vì có một tác giả, chính ông ta, đã từng sử dụng tới nó, trong một việc làm có lợi cho ông ta (1)

(1) Đây là Norman Manea nhắc đến trường hợp nhà văn, triết gia nổi tiếng ở nước ông, Mircea Eliade, một thần tượng quốc gia, và sự tấn công ông này, của ông, đã gây ra một làn sóng căm phẫn ở Romania.

Chúng ta tin tưởng rằng, văn chương chính trị chẳng thể có hơn những quyền hạn, rights, của chúng, nhưng mà là bổn phận, sự rằng buộc, những đòi hỏi, obligations. Chúng bắt buộc phải nỗ lực bằng tất cả những cố gắng của chúng [của nhà văn], để đem sự vật tới bực thềm nhân bản, to the human level, - không còn là bọ nữa! - trong khi vẫn hoài vọng để làm sao đạt được những đòi hỏi của nghệ thuật chính hiệu con nai vàng, chính hiệu Bà Lang Trọc, về cái mỹ cái thiện [to meet major aesthetic criteria], để thực hiện một thành quả có giá trị toàn thế giới: một chứng liệu đích thực về chủ nghĩa ái quốc thực sự [an authentic testimony to true patriotism] - một từ cần phải được bảo vệ bởi ba cái trò tầm phào, bố nếu bố náo, ba cái trò ma nớp khốn kiếp.

Văn chương tốt, lẽ dĩ nhiên, có thể được viết ra, về bất kỳ đề tài. Tất cả những gì tôi vừa nói ra, có thể sử dụng, như là câu trả lời, có lẽ gián tiếp, cho những câu hỏi mà ông đặt ra cho tôi. Tôi có thể nói thêm, một khi đời sống chính trị có thể động viên những nguồn sáng tạo của xã hội, thì, nghệ sĩ là người đầu tiên cảm thấy, khi nào thì đời sống chính trị trở thành sức mạnh của sự sợ hãi, của sự cấm cản, hạn chế, của sự lèo lái, làm chệch hướng, tiềm lực sáng tạo của quốc gia.

 -Nói một cách tổng quát, ông nghĩ sao, về chuyện, một nhà văn của thể văn xuôi đương thời có thể tham dự vào một diễn đàn công chúng? Làm cách nào người đó có thể đưa ra những ý kiến, quan điểm, về những khía cạnh của cuộc sống công chúng đương thời, mà không ngưng là nhà văn, theo nghĩa, không phải dự phóng cái cụ thể chống cái tuyệt đối [without projecting the concrete against the absolute]?

 Cho dù nguồn cảm hứng, gốc sáng tạo của nhà văn rắc rối đa đoan, mê cung tối mò tới cỡ nào, cho dù bất cứ những ngoại lệ đặc biệt tới đâu đặt ra trước tôi, thì, tôi vẫn tin chắc một điều là, nhà văn phải chu toàn những đòi hỏi mang tính nghệ thuật, ở trong tác phẩm của người đó; phải nghiêm khắc, với chính anh ta và với cái gọi là thiên hướng của anh ta; như là một người của công chúng, anh ta phải tuân thủ sự đòi hỏi của chính mình và của xã hội, bất kể giá nào; anh ta phải trở thành luơng tâm lương thiện, qua đó, đồng loại của anh ta có thể tin tưởng. Trong toan tính tuyệt vời, siêu phàm, để nắm bắt cho được yếu tính đời đời của con người và của vũ trụ, văn chương có thể bịa đặt  ra những luật lệ của riêng nó, vượt ra khỏi quyền năng ở bên ngoài những phạm trù về sự hoàn hảo, của riêng nó. Ý thức nghệ thuật phải khám phá ra tiếng vang, sự đáp ứng của nó, so với ý thức đạo đức. Đừng phát khùng: không dễ gì mà tuân theo một qui tắc [code] tinh thần cao cả phong nhã như thế. Nghèo đói, cô đơn, thiếu hiểu biết... những thứ đó vậy mà còn dễ chịu hơn, so với việc không có tiếng nói của mình tại một diễn đàn công chúng, hay là, chẳng ai thèm quan tâm, để ý tới quan điểm, hay thiện ý mà nhà văn ôm khư khư trong mình.

 -Liệu có một tương quan đáng kể, có ý nghĩa, giữa hài hước và đạo đức? Là một người luôn suy tư về "tên hề", có khi nào ông bỏ qua, tôi thí dụ vậy, hoặc, ý nghĩa của khuôn mặt giận dữ của nhà thơ, đằng sau cái mặt nạ thô kệch mà người đó mang, hoặc, những hậu quả hư ruỗng, huỷ hoại của mặt nạ, như một sự chạy làng cái lý tưởng [an 'abdication' from the ideal]? Trong "Portrait de l'artiste en satimbanque" [Chân dung nghệ sĩ trong kẻ làm trò rong], Jean Starobinski nói tới trò chơi hài hước, như là "a ridiculous epiphany of art and the artist" [lễ hiện thân lố bịch về nghệ thuật và nghệ sĩ], "a self-criticism directed against the aesthetic vocation itself" [một trò tự kiểm quất ngược lại, chính cái gọi là thiên hướng mỹ học]. Cái quan niệm tự cấu xé, self-devouring, [ít ra là], một trong những phạm trù văn học, như vậy, làm phiền ông?

 Cái thú đau thương, tự cào cấu xé ngấu nghiến chính mình đó, quả có làm phiền tôi, tôi thừa nhận như vậy, nó có vẻ như là một trong những điểm trọng yếu về căng thẳng sáng tạo trong tất cả những gì mà tôi viết. Qui chiếu về Jean Starobinski có thể tìm thấy, trong bất kỳ trường hợp, trong cuốn sách mới nhất của tôi, mà cái tít và đề tài chứa đựng - tôi muốn nói huỵch toẹt ra ở đây - một nền móng hài hước, an ironical substratum... (1)
(1) Đây là Manea muốn nói tới cuốn Những Năm Học Nghề của Tên Hề Auguste.

Nghệ sĩ không phải là tên hề, ngay cả khi người đó được nhìn như thế, bởi những người khác, ngay cả khi xã hội xô đẩy, ép buộc anh ta biến dạng, méo mó dưới lớp hoá trang và trò diễu cợt.  Cái mặt nạ mà người nghệ sĩ mang đó, không phải là chấp nhận, mà là rũ bỏ, ngay cả khi rũ bỏ chỉ là giả đò, nhằm đánh lừa lũ bọ, và anh ta đang sửa soạn cú giáng trả. Nghệ sĩ không thể nào "dignify", ["vinh danh"], ông nhà nước, ngay cả trong cái chuyện chống đối nó, nhưng bằng nghi lễ rềnh ràng, bằng thái độ nghiêm trang, solemn fashion. Làm như thế là hơi bị nghiêm trọng hoá vấn đề, khiến xẩy ra phản ứng ngược: Làm tăng thêm uy quyền cho lũ bọ, thừa nhận đám bọ này quả là có quyền cai trị đất nước, [thus acknowledging that authority].

Anh ta đẩy trò quê kệch lên hết mọi cung bậc của nó, nhưng, về phương diện nghệ thuật, anh ta sáng tạo, như ông nói đó, một sự dư thừa ý nghĩa, a surfeit of meanings.

Xã hội trưởng giả "cổ điển" dựng lên một bức tường chống đối trì độn, dầy đặc, và người hùng bi đát, "không khuất phục, không đồng hoá", [the tragic, 'unadapted' hero], cố đập bể bức tường, nhưng, những cú đập của anh nẩy thia lia, và người nghệ sĩ bị trúng miểng, bị lạc đạn. Anh chàng nghệ sĩ này, vưỡn luôn luôn cảm thấy mình tội lỗi đầy mình, vì những ảo tưởng, và cái cú lạc đạn, trúng miểng đó, đánh gục anh ta: Cái bóng dáng mỏng manh, giống như một ánh sao, và bất tử đó.

Trong xã hội khùng điên trộn trạo của ngày hôm nay, chúng, tức cái bát nháo, có thể huỷ diệt tất cả, và cái trò làm hề của người nghệ sĩ có thể nuốt chửng anh ta, làm sao không? Tuy nhiên, người nghệ sĩ, ngay cả khi bị đồng hoá, bị đóng đinh vào vị trí của một tên hề, anh ta vẫn cố gắng đảm nhận - ngay cả với cái giá của một sự đánh mất bản thân, tạm thời, bề ngoài cho thấy như thế - một thế đứng hàm hồ, bấp bênh, để biến cái mất thành cái được, cái trống rỗng, vô giá trị, trở thành hoài vọng, mong ước, trở thành một thứ thề nguyền, ước hẹn, a sort of promise.

Trắc ẩn nụ cười tan tác lệ,
Núi sông xương máu một câu thề.
Thơ Joseph Huỳnh Văn
 
Chính lời hứa hẹn đó, chính lời thơ đó, 'núi sông sương máu một câu thề', che giấu vẻ long lanh sáng chói, và nét đầy đặn, của "bộ mặt không nhìn thấy, và không đeo mặt nạ", của người nghệ sĩ.

-Liệu ông tin tưởng ở một nghệ sĩ không đeo mặt nạ, được thu vén lại đến trở thành tối giản, giống như một cái nhân, cái hạt, [an unmasked artist, reduced to an irreductible nucleus]? Hay đây chỉ là một không tưởng, chẳng có một mục tiêu nào khác, ngoại trừ việc đem một vòng hào quang cho cái sự thực hành thê thảm là chủ nghĩa nhị nguyên?

Norman Manea: Tôi chỉ xin lập lại rằng thì là, tôi chẳng hề thấy một lý do nào khác, cho cái việc viết lách ở trên cõi đời này, đầy cơ cực đối với một số người, ê hề cứt đái, danh lợi, greed, cho một số người khác, ngoại trừ: thực sự có một cái nhân không thể nào giản trừ trong tính cách của người nghệ sĩ, mặc mẹ tất cả những trái ngược, những tương phản, của những cái mặt nạ mà người đó phịa ra.
Nên nhớ một điều thật là quan trọng: Chớ bao giờ lầm lẫn, "trò chơi" cao cả tuyệt vời, the sublime 'game', của nghệ thuật, với "những trò chơi" ở đằng sau cánh gà, ở hậu trường, của xã hội.... Trong thời điểm thật căng này của thế kỷ, đang vuơn tới những đỉnh cao của thành tựu cũng như của tha hóa, huỷ hoại, một khi mà, từ hai phía đối nghịch, tiền bạc và những lời dối trá, những khí giới mà con người phát minh ra nhằm chống lại con người, đã đạt một sức mạnh huỷ diệt không thể nào tưởng tượng nổi, khi mà nhân loại có vẻ như đang mò mẫm, sờ soạng, bên mép bờ vực thẳm, tiến về cuộc xung đột sau cùng - cái việc đem đến 'vòng hào quang cho sự thực hành bi thảm của chủ nghĩa nhị nguyên', 'an aura to the fatal pratice of dualism', như ông nói đó, sẽ là thất bại lớn lao và sau chót, last, [và chung cuộc, final] mà chúng ta kết án nghệ thuật. "Trò chơi' của nghệ thuật, nó đúng là, và luôn luôn là, sự thần kỳ, quái dị, cái đẹp, sự thực, sự thông minh, sự thánh hoá, những nụ cuời, những tiếng réo gọi, la thét, shouts, và niềm hy vọng, cái hình hài vóc dáng cao nhất của nhân loại, niềm vui của tinh thần, của trí tuệ, của linh hồn, the joy of the spirit.

-"Fair words make fools fain". Mật ngọt chết ruồi. Những lời dễ nghe chỉ làm cho mấy thằng khùng vui, như một châm ngôn của người Anh, nói. Liệu ông vẫn nghĩ rằng, cuộc "xung đột" cũ rích giữa lời hay, fair words, và sự chân thực, the authenticity, vẫn còn tạo ấn tượng cho một tác giả, một người đã được cảnh báo trước, một kẻ thính tai, thính mắt? Những phạm trù nào, mẫu mực nào, những 'tiêu chí' nào, theo đó, một người viết tự miêu tả về chính mình, ở thời này của chúng ta, với tất cả sự nghiêm trọng của nó, một khi mà, dưới tinh thần thi ca hiện đại, anh ta chỉ được coi như là một tên thợ ngôn ngữ, a "language operator", hơn là một kẻ săn đuổi 'sự chân thực' trần trụi, đếch thèm để ý đến văn phong?

Norman Manea: Tôi chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. Và như thế, chúng ta không thể nào nói về sự chân thực của cái hành động, the act, sáng tạo, và về những công lao xứng đáng, the merits, của một tác phẩm nghệ thuật. Những ông, như Proust hay Joyce, là gì, "những ông thợ", hay "những ông đi săn"? Viết là viết ra những chữ, là nghệ thuật của những chữ. Trong nghệ thuật, sự thực không hiện hữu ở bên ngoài sự diễn tả của nó, như ông thật chính xác nói lên như vậy. Camil Petrecu (1), vốn chẳng hề là một người yêu những từ hay, fair words, có một 'văn phong' nhiều người thích... (1). Một nhà văn tốt, lẽ dĩ nhiên, bận tâm với cả hai, sự chân thực và ngôn ngữ - và anh ta luôn phải cưỡng lại sự trống rỗng, sự giả tạo ở cuối những con chữ. Tôi chẳng hề nghi ngờ, văn chương lớn sẽ được hoàn thành, qua sự nhuần nhuyễn của ngôn ngữ và sự chân thực, nhưng cũng còn qua những dị dạng, những tản mác, những đa đoan, divergences, và qua những đường hướng chẳng biết trước, chẳng đoán trước được, như là nó đã và đang được hoàn tất.

- Và bây giờ, cho phép tôi tò mò tí chút: Ông vẫn còn thu gom, những mẩu chuyện khôi hài, tiếu lâm, từ báo chí đương thời, như ông đã từng làm như vậy, và đã được in ở trong Những Năm Học Nghề Của Hề Auguste, như là một cách nhằm minh họa một thời đại đã qua đi? Nếu, như tôi nghi ngờ, ông trả lời, Đúng như thế, thì, xin ông cho độc giả vài mẩu nghe chơi?
Trong Những năm học nghề của Hề Auguste, tôi trình bầy một tuyển chọn có tính mẩu đoạn, lấy ra từ một trong những tờ báo định kỳ về văn hóa, thời gian 1949-65, nhằm đưa ra cái bầu khí trong đó một anh chàng trẻ tuổi - anh ta thì khá cởi mở, hơi có vẻ buồn bã, chắc là thông minh, khao khát văn hóa, nghệ thuật, bất cứ chuyện gì có thể làm vượt lên được những trói buộc của cuộc sống hàng ngày - có thể làm ra, hoặc huỷ diệt, shape or mishape, tính tình, bản chất của anh ta. Chỉ có vài trích dẫn trong đó, là có tính khôi hài; tôi muốn chứng tỏ, thời kỳ đó, vẫn còn sống và nó rắc rối nhiêu khê lắm, chứ không đơn giản.
Về những năm trưởng thành của Hề Auguste, hiển nhiên, sự liên tục, nhưng cùng lúc, có những khác biệt đáng kể so với giai đoạn trước đó.


(1)
Camil Petrecu [1894-1957], tiểu thuyết gia, nhà thơ và triết gia Romania.